Soạn Khoa học xã hội 8 VNEN Tập 2

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

A. Hoạt động khởi động

(Trang 76 KHXH 8 VNEN) Quan sát ảnh trong hình 1 và nêu những hiểu biết của em về tài nguyên đất và sinh vật ở nước ta

Trả lời:

– Nước ta có nguồn tài nguyên đất phong phú và đa dạng: đất phù sa, đất bazan, đất feralit, đất phèn, đất mặn… Mỗi loại đất phân bố ở các khu vực địa hình khác nhau.

– Nước ta nằm trong khu vực Đông Nam Á với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nằm vị trí địa lý nước ta là nơi di cư, di trú của nhiều loài động vật, điều kiện thời tiết thuận lợi cho các loài thực vật nên nguồn sinh vật phân bố khắp nơi trên đất nước và phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, nguồn sinh vật đa dạng về thành phần loài và gen, đa dạng về kiểu hệ sinh thái…

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu đặc điểm chung của đất Việt Nam

(Trang 76 KHXH 8 VNEN) Quan sát hình 2, đọc thông tin, hãy hoàn thành bảng theo yêu cầu sau:

Đặc điểm chung của đất ở nước ta:

Tiêu chí Nhóm đất Feralit Nhóm đất phù sa Nhóm đất mùn núi cao

Diện tích

Đặc điểm

Phân bố

Giá trị sử dụng

Trả lời:

Tiêu chí Nhóm đất Feralit Nhóm đất phù sa Nhóm đất mùn núi cao

Diện tích

65% diện tích đất tự nhiên

24% diện tích đất tự nhiên

11% diện tích đất tự nhiên

Đặc điểm

Chua, nghèo mùn, nhiều sét

Đất có màu đỏ vàng do có nhiều hợp chất sắt, nhôm

Đất có đặc tính phì nhiêu, tơi xốp, ít chua, giàu mùn.

Đặc tính của đất là giàu mùn

Phân bố

Phân bố ở vùng đồi núi thấp

Phân bố ở nhiều nơi, nhưng tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải miền Trung

Phân bố ở vùng núi cao

Giá trị sử dụng

Thích hợp trồng cây công nghiệp và cây ăn quả.

Thích hợp trồng cây lương thực và cây ăn quả

Thích hợp trồng rừng và cây công nghiệp.

2. Tìm hiểu vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam

(Trang 79 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin, kết hợp với hiểu biết của em, hãy:

– Cho biết vì sao phải đặt vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo đất ở nước ta?

– Trình bày các biện pháp để cải tạo đất.

Trả lời:

– Cần phải đặt vấn đề sử dụng hợp lý đất và cải tạo đất ở nước ta vì: Hàng ngàn đời này, cuộc sống của nhân dân ta, trước hết là nông dân, đã gắn bó với đất đai và cây lúa nước. Tuy nhiên, việc sử dụng đất đai ở nước ta chưa hợp lí. Tài nguyên đất bị giảm sút, có tới 50% diện tích đất tự nhiên có vấn đề cần phải cải tạo. Riêng đất trống, đồi trọc bị xói mòn mạnh đã tới lên 10 triệu ha.

– Các biện pháp để cải tạo đất:

+ Cần sử dụng đất hợp lí, chống xói mòn, rửa trôi, bạc màu đất ở miền núi.

+ Cải tạo các loại đất chua, mặn, phèn ở đồng bằng ven biển.

+ Ban hành luật đất đai để bảo vệ và sử dụng đất.

3. Khám phá đặc điểm tài nguyên sinh vật nước ta

a. Đặc điểm chung của tài nguyên sinh vật nước ta

(Trang 79 KHXH 8 VNEN) Quan sát hình 3, kết hợp với đọc thông tin, hãy trình bày đặc điểm chung của tài nguyên sinh vật nước ta.

Trả lời:

– Sinh vật rất phong phú và đa dạng.

+ Đa dạng về thành phần loài và gen.

+ Đa dạng về kiểu hệ sinh thái.

+ Đa dạng về hiệu quả sử dụng.

– Sinh vật nước ta phân bố khắp mọi nơi trên lãnh thổ.

– Do tác động bởi các hoạt động khai thác, sinh sống của con người, nhiều hệ sinh thái tự nhiên của nước ta bị biến đổi.

b. Sự giàu có về thành phần loài sinh vật và sự đa dạng của hệ sinh thái

(Trang 70 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin, quan sát hình 3, hãy:

– Chứng minh rằng sinh vật nước ta giàu có về thành phần loài. Lấy ví dụ về một số loại sinh vật quý hiếm được đưa vào “Sách đỏ Việt Nam”.

– Vẽ sơ đồ thể hiện sự đa dạng về hệ sinh thái của sinh vật nước ta.

Trả lời:

– Nước ta giàu có về thành phần loài:

+ Việt Nam có số lượng loài lớn với 14.600 loài thực vật, 11.200 loài và phân loài động vật.

+ Số loài quý hiếm cao: thực vật có 350 loài, động vật có 365 loài.

– Một số loài sinh vật quý hiếm được đưa vào “Sách đỏ Việt Nam”:

+ Động vật: Cá bướm, cá bống bớp, bò rừng, bào ngư vành tai, cầy mực, hạc cổ đen, chuột nhắt cây, cóc tía, đồi mồi, ếch gai…

+ Thực vật: thông hai lá dẹt, gõ đỏ, trắc, kiền kiền, sao lá to, sam đá vôi….

4. Biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật

a. Giá trị của tài nguyên sinh vật

(Trang 81 KHXH 8 VNEN) Dựa vào bảng thống kê sau, hãy chứng minh tài nguyên sinh vật nước ta có giá trị về:

– Phát triển kinh tế – xã hội, phục vụ đời sống.

– Bảo vệ môi trường sinh thái.

Trả lời:

– Về phát triển kinh tế – xã hội, phục vụ đời sống: Tài nguyên sinh vật nước ta cung cấp các loại cây cho gỗ bền, đẹp (đinh, lim, sến, táu,…) mang lại giá trị kinh tế cao.

+ Cung cấp nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp, các nhóm cây cho tinh dầu phục vụ sản xuất công nghiệp…

+ Cung cấp nguồn thức ăn quý giá cho con người cũng như nhiều loại động vật. Nhiều loại cây cung cấp thực phẩm cho con người (măng, nấm hương, mộc nhĩ, hạt dẻ, củ mài…), nhiều loại cây có thể giúp con người chữa bệnh tật rất hiệu quả (tam thất, nhân trần, ngải cứu, quế, hồi, thảo quả…), nhiều loài hoa và cây cảnh giúp làm đẹp cho con người và làm cho cuộc sống thêm yêu đời…

– Bảo vệ môi trường sinh thái: Tài nguyên sinh vật giúp điều hòa khí hậu, tăng lượng Oxi, làm sạch không khí; giảm các loại ô nhiễm môi trường; giảm nhẹ thiên tai, hạn hán, hạn chế xói mòn, giữ nước; ổn định độ phì nhiêu của đất; cân bằng hệ sinh thái.

b. Bảo vệ tài nguyên sinh vật

(Trang 82 KHXH 8 VNEN) Dựa vào bảng 1, đọc thông tin, hãy:

– Nhận xét sự biến đông về diện tích rừng Việt Nam giai đoạn 1943 – 2013

– Cho biết tại sao cần phải bảo vệ tài nguyên rừng và tài nguyên động vật.

Trả lời:

– Nhận xét sự biến đông về diện tích rừng Việt Nam giai đoạn 1943 – 2013

+ Giai đoạn 1943 – 1993: Diện tích rừng của nước ta giảm mạnh (giảm 5,7 triệu ha)

+ Giai đoạn 1993 – 2013: Diện tích rừng của nước ta tăng trở lại, tuy nhiên vẫn chưa bằng diện tích ban đầu (năm 2013 đạt 13,9 triệu ha)

– Cần phải bảo vệ rừng và tài nguyên động vật vì:

+ Cần bảo vệ rừng vì rừng mang lại cho con người rất nhiều giá trị: Rừng giữ nước, chống xói mòn, cân bằng lượng nước cho hành tinh chúng ta.

Điều hòa không khí, nhờ quang hợp của cây xanh lấy CO2, sinh ra oxy.

Rừng ngập mặn và rừng phòng hộ ven biển thì có tác dụng chắn gió, chắn cát, bảo vệ đất ven bờ.

Rừng là nơi lưu trú của nhiều loài động thực vật, từ đó giúp ta bảo tồn hệ sinh thái da dạng.

+ Cần bảo vệ tài nguyên đông vật vì: Một số loài động vật cung cấp thực phẩm cho con người, làm thuốc chữa bệnh cho con người. Đối với một số loài quý hiếm, cần phải bảo vệ để giữ gìn sự đa dạng sinh vật, bảo tồn loài gen…

C. Hoạt động luyện tập

1. (Trang 83 KHXH 8 VNEN) Vẽ biểu đô thích hợp thể hiện cơ cấu diện tích của ba nhóm đất chính ở nước ta theo số liệu sau và rút ra nhận xét

Nhóm đất chính Tỉ lệ (%) so với diện tích đất tự nhiên

Đất Feralit đồi núi thấp

65

Đất mùn núi cao

11

Đất phù sa

24

Tổng số

100

Trả lời:

2. (Trang 83 KHXH 8 VNEN) Dựa vào bảng 1, hãy tính tỉ lệ che phủ rừng của nước ta so với diện tích đất liền (làm tròn 33 triệu ha) qua các năm và rút ra nhận xét

Trả lời:

Tính tỉ lệ che phủ rừng của nước ta:

Năm Tỉ lệ che phủ rừng (%)

1943

43,3

1993

26,1

2003

36,1

2013

42,1

Nhận xét:

– Tỉ lệ che phủ rừng của nước ta giai đoạn 1953 – 2013 có nhiều biến động, song đang có xu hướng tăng lên (năm 2013 đạt 42,1%).

– So với diện tích đất tự nhiên, tỉ lệ che phủ rừng ở nước ta còn thấp.

D-E. Hoạt động vận dụng – tìm tòi sáng tạo

(Trang 83 KHXH 8 VNEN) Dựa vào kiến thức đã học, hãy cùng với bạn xây dựng nội quy về chăm sóc, bảo vệ cây xanh, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp của trường mình đang học.

Trả lời:

– Cùng nhau tuyên truyền việc bảo vệ cây xanh và giữ gìn vệ sinh trường học.

– Tổ chức các buổi lao động, vệ sinh các cây xanh, dọn dẹp chung trường lớp.

– Không vứt rác ra sân trường, ra bồn cây.

– Không khắc chữ lên bồn cây…

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1163

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống