Soạn Khoa học xã hội 8 VNEN Tập 2

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

A. Hoạt động khởi động

(Trang 84 KHXH 8 VNEN) Dựa vào kiến thức đã học trong các bài học địa lí tự nhiên Việt Nam, hãy cho biết tự nhiên nước ta có những đặc điểm chung nào?

Trả lời:

– Địa hình chủ yếu là đồi núi, 3/4 diện tích là đồi núi.

– Nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc, nhưng chủ yếu là sông nhỏ, ngắn và dốc.

– Nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú. Trong đó có nhiều loài có trữ lượng lớn như than, đồng, bôxit, dầu mỏ…

– Tài nguyên sinh vật nước ta vô cùng phong phú và đa dạng.

– Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

– Nước ta có nhiều nhóm đất khác nhau, trong nhóm đất Feralit trên đồi núi thấp chiếm diện tích lớn (65%)…

– Nước ta có đường bờ biển dài 3260km, hình chữ S. Nhiều đảo, trong đó có 2 quần đảo lớn là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa

(Trang 84 KHXH 8 VNEN) Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa được thể hiện ở những thành phần tự nhiên nào của nước ta. Lấy ví dụ biểu hiện tính chất này ở một thành phần tự nhiên.

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống như thế nào?

Trả lời:

– Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa được thể hiện ở những thành phần tự nhiên:

+ Khí hậu: mùa hè gió Tây Nam, mùa đông gió Đông Bắc.

+ Thuỷ văn:

+ Thổ nhưỡng

+ Sinh vật

+ Cảnh quan tự nhiên..

Ví dụ: Biểu hiện tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa ở khí hậu:

– Mùa đông có gió mùa đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4: đầu mùa lạnh, khô, giữa và cuối mùa lạnh ẩm.

– Mùa hạ có gió tây nam, từ tháng 5 đến tháng 10, gây mưa lớn ở Tây Nguyên, Nam Bộ, gây khô nóng ở duyên hải miền Trung và ven biển Bắc Trung Bộ.

2. Tìm hiểu về tính chất ven biển hay tính chất bán đảo

(Trang 84 KHXH 8 VNEN) Dựa vào kiến thức đã học và đọc thông tin, hãy:

– Tính xem ở nước ta 1km2 đất liền tương ứng với bao nhiêu km2 mặt biển.

– Cho biết ở nước ta tính chất ven biển hay tính chất bán đảo được biểu hiện như thế nào?

Trả lời:

– Diện tích đất liền nước ta là : 331.698 km2, diện tích vùng biển nước ta là: khoảng 1.000.000 km2, như vậy 1km2 đất liền tương ứng 3 km2 mặt biển

– Tính chất ven biển hay tính chất bán đảo ở nước ta được biểu hiện:

+ Lãnh thổ Việt Nam kéo dài trên 15 vĩ độ, hẹp ngang → Biển ảnh hưởng vào sâu trong đất liền.

+ Vùng biển rộng chi phối tính bán đảo của tự nhiên nước ta.

+ Nếu so với thế giới, chỉ số tương quan giữa diện tích đất liền và biển là 1/2,43 thì ở nước ta là 1/3,02.

3. Tìm hiểu tính chất đồi núi

(Trang 85 KHXH 8 VNEN) Dựa vào kiến thức đã học và đọc thông tin, hãy:

– Chứng minh rằng cảnh quan đồi núi chiếm ưu thế rõ rệt trong cảnh quan chung của tự nhiên nước ta

– Cho biết miền núi nước ta có thuận lợi gì trong phát triển kinh tế – xã hội

Trả lời:

– Cảnh quan đồi núi chiếm ưu thế rõ rệt trong cảnh quan chung của tự nhiên nước ta:

+ Nước ta có 3/4 là đồi núi, do đó cảnh quan đồi núi chiếm ưu thế trong cảnh quan chung của thiên nhiên nước ta.

+ Cảnh quan vùng núi thay đổi theo quy luật đai cao

– Những thuận lợi của miền núi nước ta trong phát triển kinh tế – xã hội:

+ Nhiều tài nguyên khoáng sản

+ Tài nguyên rừng phong phú, có nhiều loài quý hiếm (lim, táu, sến,…)

+ Các cao nguyên rộng lớn, bằng phẳng (Mộc Châu, Lâm Viên…) tạo điều kiện thuận lợi để hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp và cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc…..

+ Có nhiều tiềm năng sức nước để phát triển công ngiệp điện ( thủy điện Hòa Bình, Thủy điện Sơn La,…)

+ Nhiều danh lam thắng cảnh tạo điều kiện để phát triển du lịch, tahm quan, nghỉ dưỡng. (vườn quốc gia Ba Vì, vườn quốc gia Cúc Phương, Phong Nha Kẻ Bàng…)

4. Tìm hiểu sự phân hoá đa dạng, phức tạp của tự nhiên

(Trang 85 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin, kết hợp với kiến thức đã học, hãy:

– Cho biết sự đa dạng, phức tạp được biểu hiện trong từng thành phần tự nhiên nào?

– Lấy dẫn chứng để chứng minh sự phân hoá đa dạng, phức tạp ở một thành phần tự nhiên của nước ta

Trả lời:

– Sự đa dạng, phức tạp được biểu hiện trong từng thành phần tự nhiên:

+ Đất

+ Đá

+ Khí hậu

+ Sinh vật

+ Sông

+ Địa hình…

– Ví dụ dẫn chứng:

Tài nguyên đất của nước ta đa dạng về loại hình với 64 loại đất khác nhau và được gộp lại làm 13 nhóm đất chính. Trong đó có 3 nhóm đất quan trọng nhất là: nhóm đất feralit, nhóm đất mùn núi cao và đất phù sa. Trong mỗi nhóm lại có nhiều loại đất khác nhau.

C. Hoạt động luyện tập

(Trang 86 KHXH 8 VNEN) Dựa vào lát cắt dưới đây, hãy:

– Xác định tuyến cắt A -B chạy theo hướng nào. Qua những khu vực địa hình nào?

– Cho biết lát cắt A – B có mấy kiểu rừng. Chúng phát triển trong điều kiện tự nhiên như thế nào?

Trả lời:

Dựa vào hình 1 ta thấy:

– Tuyến cắt A-B chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.

– Lát cắt đi qua các khu vực địa hình: Khu núi cao Hoàng Liên Sơn, khu cao nguyên Mộc Châu và khu đồng bằng Thanh Hoá.

– Trên lát cắt A – B có 3 kiểu rừng : Rừng ôn đới, rừng cận nhiệt và rừng nhiệt đới.

– Các loại rừng này phát triển trong điều kiện:

+ Rừng ôn đới: phát triển trên đất mùn núi cao, có nền nhiệt độ trung bình năm thấp và có lượng mưa lớn

+ Rừng cận nhiệt đới phát triển trên đất pheralit phong hóa từ đá vôi

+ Rừng nhiệt đới phát triển trên đất pheralít phong hóa từ đá vôi với nền nhiệt độ trung bình năm cao, lượng mưa khá lớn.

D-E. Hoạt động vận dụng – tìm tòi sáng tạo

(Trang 86 KHXH 8 VNEN) Sưu tầm tài liệu và viết một báo cáo ngắn (khoảng 10 dòng) về những thuận lợi và khó khăn do sự phân hoá đa dạng của cảnh quan tự nhiên có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế – xã hội nước ta

Trả lời:

Thiên nhiên nước ta đa dạng, tươi đẹp là tài nguyên phát triển du lịch sinh thái tạo điều kiện cho sự phát triển của kinh tế – xã hội. Tài nguyên thiên nhiên đa dạng là một nguồn lực để phát triển kinh tế toàn diện. Nhờ có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nền nông nghiệp nhiệt đới đa canh, thâm canh và chuyên canh (lúa, cây công nghiệp, cây ăn quả, thủy sản, hải sản) vô cùng phát triển đáp ứng nhu cầu lương thực của người dân và đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới. Nền công nghiệp tiên tiến hiện đại nhiều ngành (nhiên liệu, năng lượng, khai khoáng, luyện kim, chế biến nông sản). Tuy nhiên, Việt Nam là vùng có nhiều thiên tai. Môi trường sinh thái dễ bị biến đổi, mất cân bằng. Nhiều tài nguyên có nguy cơ bị cạn kiệt và hủy hoại (rừng cây, đất đai, động vật quý hiếm…). Vì thế chúng ta cần có những biện pháp để tiếp tục phát triển những thuận lợi và hạn chế khó khăn, thiệt hại do thiên tai gây ra.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 945

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống