Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
A. Hoạt động khởi động
(Trang 44 KHXH 8 VNEN) Quan sát hình ảnh và cho biết:
– Các nước đế quốc sản xuất bom nhằm mục đích gì?
– Vì sao trong lịch sử đã diễn ra nhiều cuộc chiến tranh, nhưng cuộc chiến tranh từ năm 1914 đến năm 1918 lại gọi là Chiến tranh thế giới thứ nhất. Cuộc chiến tranh này đã gây ra những thảm họa như thế nào đối với nhân loại?
Trả lời:
– Các nước sản xuất bom nhằm mục đích:
+ Phục vụ chiến tranh, tấn công các nước khác.
+ Thể hiện sức mạnh quân sự của quốc gia mình.
+ Thể hiện thành tựu trong khoa học quân sự.
+ Chứng minh tiềm lực đất nước.
– Cuộc chiến từ 1914-1918 là cuộc chiến tranh thế giới vì:
+ Đây là cuộc chiến có quy mô toàn thế giới, từ năm 1917, từ châu Âu, cuộc chiến lôi kéo thêm nhiều nước trên thế giới tham gia như châu Á, châu Phi, châu Mỹ, châu Úc.
+ Cho đến thời điểm năm 1918, đây là cuộc chiến tốn kém, thiệt hại nhất lịch sử nhân loại.
+ Cuộc chiến ảnh hưởng rất to lớn đến cục diện chính trị, kinh tế, xã hội đối với toàn thế giới.
– Cuộc chiến đã gây nên:
+ Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy.
+ 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương.
+ Chiến phí lên tới 85 tỉ đô la.
+ Các nước Châu Âu trở thành con nợ của Mĩ.
+ Bản đồ thế giới được chia lại: Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp, Mĩ mở rộng thêm thuộc địa của mình.
+ Từ trong cuộc chiến tranh, cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất
(Trang 45 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh, hãy:
– Cho biết sự phát triển không đều của các nước tư bản cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX được thể hiện như thế nào.
– Trình bày nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất. Tại sao sự kiện Thái tử Áo – Hung bị ám sát được coi là nguyên nhân bùng nổ chiến tranh?
Trả lời:
– Các nước Mĩ, Đức đi vào con đường tư bản chủ nghĩa muộn nhưng có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhưng có ít thuộc địa, ngược lại các nước tư bản Anh, Pháp có tốc độ phát triển kinh tế chậm nhưng chiếm phần lớn thuộc địa.
* Nguyên nhân chiến tranh thế giới thứ nhất:
– Nguyên nhân sâu xa: Sự phát triển không đồng đều giữa các nước tư bản, mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa.
– Nguyên nhân trực tiếp: Sự hình thành 2 khối liên minh quân sự là phe Liên Minh gồm Đức, Áo-Hung, I-talia và phe Hiệp ước Anh, Pháp, Nga. Thái tử Áo-Hung bị phần tử Séc-bi ám sát. Sau vụ ám sát, đế quốc Áo – Hung đổ lỗi cho Serbia đứng đằng sau vụ việc và tuyên chiến với quốc gia này, mà, Serbia lại thuộc khối Hiệp ước nên đã châm ngòi cho cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
2. Tìm hiểu các giai đoạn chính của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất
a) Giai đoạn 1 (1914 – 1916)
(Trang 46 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin và quan sát hình ảnh, hãy:
– Nêu diễn biến chính trong giai đoạn 1 của cuộc chiến tranh. Tại sao trong giai đoạn này, ưu thế thuộc về phe Liên minh?
– Nêu suy nghĩ của em về việc nhiều loại vũ khí hiện đại được sử dụng vào cuộc chiến tranh này.
– Cho biết trong giai đoạn 1, chiến trường chính diễn ra trên mặt trận nào? Vì sao?
Trả lời:
– Diễn biến chính trong giai đoạn 1 của cuộc chiến tranh:
+ Năm 1914, Đức đánh Pháp, uy hiếp Pa-ri, chiếm Bỉ. Sau đó, Nga tấn công Đức, Pa-ri được cứu thoát.
+ 1915 – 1916, Đức, Áo-Hung tấn công Nga ở mặt trận phía Tây nhưng thất bại.
+ Năm 1916, hai bên ở thế cầm cự.
– Trong giai đoạn này, ưu thế thuộc về phe Liên minh vì: Khi chiến tranh thế giới nổ ra, phe Liên minh có thêm đế quốc Ottoman và Bulgaria tham gia vào chiến sự. Tuy nhiên, sau khi Italia tuyên bố rút khỏi phe Liên minh và phe Hiệp ước có Mĩ tham gia thì tình thế xoay chuyển theo hướng ngược lại.
– Việc nhiều loại vũ khí hiện đại được sử dụng trong cuộc chiến này thể hiện: Sức mạnh quân sự và tiềm lực to lớn của các nước đế quốc. Sự phát triển của nghành khoa học quân sự trên thế giới. Tham vọng chiến thắng của các nước đế quốc. Sự tàn bạo của con người.
– Chiến tranh bùng nổ chủ yếu trên mặt trận Đông Âu và Tây Âu, vì: phía tây là nơi Đức tràn vào đánh Bỉ, sau đó đánh Pháp. Phía đông là nơi Nga tấn công Đức, cứu nguy cho Pháp.
b) Giai đoạn 2 (1917 – 1918)
(Trang 47 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin và quan sát hình ảnh, hãy:
– Trình bày khái quát diễn biến chính trong giai đoạn 2 của cuộc chiến tranh.
– Cho biết việc Mĩ tham chiến đã tác động như thế nào đến cục diện chiến tranh. Đánh giá của em về hành động tham chiến của Mĩ.
Trả lời:
– Diễn biến giai đoạn 2 của Chiến tranh thế giới I:
+ Tháng 2 – 1917, nhân dân Nga làm cách mạng lật đổ Nga Hoàng – Giai cấp TS nắm quyền vẫn theo đuổi chiến tranh.
+ 2 – 4 – 1917, Mĩ tuyên chiến với Đức, tham chiến với phe hiệp ước.
+ Tháng 11 – 1917, nhân dân Nga làm cuộc cách mạng Xã hội chủ nghĩa thành công. Nước Nga rút khỏi chiến tranh thế giới.
+ Tháng 7 – 1918, quân Mỹ đổ bộ vào châu Âu. Quân Anh, Pháp phản công quân Đức trên các mặt trận.
+ Cuối 9 – 1918 quân Đức liên tiếp thất bại. Đồng minh của Đức lần lượt đầu hàng, trong đó có: Bungari (19 – 9), Thổ Nhĩ Kì (30 – 10), Áo- Hung (2 – 11).
+ 3 – 10 – 1918, chính phủ mới ở Đức thành lập.
+ 9 – 11 – 1918, cách mạng Đức bùng nổ, vua VinHem II phải chạy sang Hà Lan.
+ 11 – 11 – 1918, Đức ký hiệp định đầu hàng. Chiến tranh kết thúc sự thất bại hoàn toàn phe Đức, Áo- Hung.
– Mỹ tham chiến có tác dụng: Tạo nên sức mạnh áp đảo, đưa lợi thế về cho phe Hiệp ước. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh thế giới.
– Đánh giá hành động của Mỹ:
+ Mỹ có 1 chiến lược phù hợp, ngay cả trước chiến tranh, Mỹ đã khéo léo chọn cho mình giải pháp trung lập nhằm bán vũ khí cho cả 2 phe.
+ Việc Mỹ chọn phe Hiệp ước là 1 kết quả có thể dự đoán trước: Anh và Pháp vẫn là các quốc gia có đường lối đối ngoại hài hòa hơn so với Đức. Đức là một quốc gia hiếu chiến, nếu chiến thắng, Đức sẽ phục hồi nhanh chóng và càng trở nên nguy hiểm. Vì Anh và Pháp có nhiều thuộc địa, nên nếu thua trận, việc phân chia lại thuộc địa sẽ rất phức tạp và nảy sinh nhiều vấn đề.
+ Mỹ chọn phe Hiệp ước là 1 sự khôn ngoan, so với Đức, Anh và Pháp có khả năng duy trì sức mạnh lâu hơn, đảm bảo phần thắng hơn nhờ hệ thống thuộc địa rộng lớn, tài nguyên dồi dào nên khả năng duy trì chiến tranh lâu bền hơn so với Đức, Áo-Hung.
3. Tìm hiểu kết cục của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất
(Trang 49 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh, hãy:
– Cho biết cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất có kết cục như thế nào.
– Nêu suy nghĩ của em về hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với nhân loại.
Trả lời:
* Kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất:
– Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại: khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế châu Âu bị kiệt quệ.
– Nhiều thành phố, làng mạc, đường phố, nhà máy bị phá hủy. Chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đô la. Các nước châu Âu trở thành con nợ của Mĩ. Riêng nước Mĩ được hưởng lợi trong chiến tranh nhờ bán vũ khí, đất nước không bị bom đạn tàn phá. Nhật Bản chiếm lại một số đảo của Đức, nâng cao vị thế ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.
– Bản đồ chính trị châu Âu thay đổi.
– Trong quá trình chiến tranh, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập Nhà nước Xô viết đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.
* Hậu quả chiến tranh thế giới thứ nhất với nhân loại:
+ Đây là một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa.
+ Cuộc chiến gây ra nhiều đau thương, mất mát cho nhân loại.
+ Kích động sự thù hằn dân tộc, để lại hậu quả lâu dài.
C. Hoạt động luyện tập
1. (Trang 50 KHXH 8 VNEN) Hãy lập bảng niên biểu về các sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất theo yêu cầu sau và điền những nội dung thích hợp.
Trả lời:
Thời gian | Nội dung sự kiện | Kết quả/ Tác động |
---|---|---|
1914 | Mặt trận phía Tây: đêm 3/8 Đức tràn vào Bỉ, tấn công Pháp. Nga tấn công lại Đông Phổ ở mặt trận phía Đông | Đức chiếm được Bỉ, một phần nước Pháp, uy hiếp Pa-ri. Nga cứu nguy cho Pa-ri. |
1915 | Đức, Áo-Hung dồn toàn lực tấn công Nga. | Hai bên ở vào thế cầm cự trên một Mặt trận dài 1200km. |
1916 | Đức chuyển mục tiêu về phía Tây tấn công pháo đài Véc-ddooong. | Đức không hạ được Véc-ddooong, 2 bên thiệt hại nặng nề. |
2/1917 | Cách mạng dân chủ tư sản ở Nga thành công. | Chính phủ tư sản lâm thời tiếp tục theo đuổi chiến tranh. |
11/1917 | Cách mạng tháng Mười Nga thành công | Chính phủ Xô viết thành lập. |
3/3/1918 | Nga Xô viết ký với Đức hiệp ước Bơ-rét Li-tốp. | Nga rút khỏi chiến tranh. |
Đầu 1918 | Đức tấn công Pháp. | Đức không thành công, cả hai vẫn ở thế cầm cự. |
7/1918 | Mỹ đổ bộ vào châu Âu, Anh-Pháp phản công. | Đồng minh của Đức đầu hàng: Bun-ga-ri 29/9, Thổ Nhĩ Kỳ 30/10, Áo-hung 2/11. |
9/11/1918 | Cách mạng Đức bùng nổ. | Nền quân chủ bị lật đổ. |
1/11/1918 | Chính phủ Đức đầu hàng | Chiến tranh kết thúc. |
2. (Trang 50 KHXH 8 VNEN) Đánh giá thái độ của Mĩ trong suốt tiến trình của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918).
Trả lời:
– Mỹ giữ một thái độ khôn khéo, trung lập giữa các phe nhằm tận dụng để bán vũ khí cho cả hai phe.
– Mỹ chỉ nhảy vào cuộc chiến khi chiến tranh đã gần đến lúc phải kết thúc, các bên tham chiếm mệt mỏi, suy kiệt.
3. (Trang 50 KHXH 8 VNEN) Trình bày suy nghĩ của em về khẩu hiệu của Lê-nin trong quá trình lãnh đạo cách mạng Nga “Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng”.
Trả lời:
– Nga cần phải tranh thủ các thời cơ từ chính cuộc chiến tranh đế quốc:
+ Nước Nga đang suy kiệt dần.
+ Nhân dân Nga mệt mỏi, bất bình với Nga hoàng.
– Từ đó, Nga có thể kêu gọi, đoàn kết các giai cấp, tầng lớp, các dân tộc cùng nhau làm cách mạng lật đổ Nga hoàng.
D. Hoạt động vận dụng
1. (Trang 50 KHXH 8 VNEN) Theo em, Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động đến Việt Nam như thế nào?
Trả lời:
– Làm thực dân Pháp tăng cường bóc lột nước ta, bắt dân ta đi lính cho Pháp.
– Cách mạng tháng Mười Nga thành công cùng sự ra đời của nước Nga Xô viết đã ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của nhiều nhà yêu nước Việt Nam, cổ vũ nhân dân Việt Nam đấu tranh.
2. (Trang 50 KHXH 8 VNEN) Qua diễn biến và hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất, em có giải pháp gì để ngăn chặn các cuộc chiến tranh khu vực, xung đột và tình trạng khủng bố hiện nay?
Trả lời:
– Các dân tộc cần đoàn kết, cùng đấu tranh bảo vệ hòa bình.
– Các dân tộc cùng nhau hỗ trợ, giúp đỡ nhau về kinh tế, tránh xung đột.
– Giải quyết các mâu thuẫn xung đột bằng đàm phán.
– Chính phủ các nước có chính sách ngoại giao phù hợp.
– Cần thành lập các tổ chức khu vực nhằm đảm bảo an toàn, an ninh khu vực.
3. (Trang 50 KHXH 8 VNEN) Theo em, nước nào thu lợi nhiều nhất do cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất mang lại. Vì sao?
Trả lời:
– Mỹ là quốc gia hưởng lợi nhất. Vì Mỹ lợi dụng chiến tranh làm giàu cho bản thân qua việc bán vũ khí. Mỹ thực hiện đường lối trung lập, tham gia vào chiến tranh muộn. Mỹ có hai đại dương lớn bao bọc, nên không bị tấn công.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
1. (Trang 50 KHXH 8 VNEN) Tìm đọc một số cuốn sách và trang web sau:
Trả lời:
– Rick Beyer, 100 câu chuyện chiến tranh thú vị nhất chưa từng kể, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2010.
– http://vi.wikipedia)org/ (Chiến tranh thế giới thứ nhất).
2. (Trang 50 KHXH 8 VNEN) ) Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.
Trả lời:
3. (Trang 50 KHXH 8 VNEN) ) Tìm hiểu về tiểu sử của Tổng thống Mỹ Uyn-xơn và học thuyết Mười bốn điểm của ông.
Trả lời:
Thomas Woodrow Wilson (1856–1924), sinh ra tại bang Virginia, là một chính trị gia, ông từng là thống đốc thứ 34 của bang New Jesey, sau này trúng cử làm Tổng thống Hoa Kỳ thứ 28 nhiệm kỳ 1913-1921.
Ông nổi tiếng với việc lãnh đạo nước Mỹ trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất và có học thuyết 14 điểm của mình:
1. Đưa ra những hiệp định rõ ràng, không bí mật.
2. Tự do thông thương của các đại dương.
3. Bãi bỏ các rào cản kinh tế.
4. Cắt giảm vũ khí.
5. Dàn xếp các yêu sách của thuộc địa theo quyền lợi của các dân tộc bị trị.
6. Quân Đức rút khỏi Nga, quyền tự do về chính sách quốc gia cho Nga.
7. Quân Đức rút khỏi Bỉ, Bỉ là nước độc lập.
8. Quân Đức rút khỏi Pháp, Alsace-Loraine thuộc về Pháp.
9. Điều chỉnh biên giới Ý.
10. Các dân tộc của đế quốc Áo có quyền tự quyết.
11. Quân Đức rời khỏi Rumani, Serbia và Montenegro, Serbia có một lối đi ra biển.
12. Các dân tộc của đế quốc Ottoman có quyền tự quyết, eo biển Dardanéllia cho phép tàu của mọi quốc gia.
13. Ba Lan độc lập, có một lối đi ra biển.
14. Thành lập một tổ chức quốc tế giữ gìn hòa bình.