Soạn Khoa học xã hội 8 VNEN Tập 1

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

A. Hoạt động khởi động

(Trang 62 KHXH 8 VNEN) ) Quan sát hình 1, em biết gì về các nhân vật lịch sử trong hình.

Trả lời:

– Bức ảnh thứ nhất là Mahatma Gandhi (1869-1948) ông là nhà lãnh đạo, lãnh tụ của Đảng Quốc Đại và là anh hùng dân tộc của Ấn Độ. Cuối năm 1910, ông là một trong những người tiên phong tìm đường lật đổ ách thống trị của thực dân Anh. Với triết lý đấu tranh bất bạo động, ông và những đồng chí của mình đã phát động nhiều cuộc đấu tranh lớn vào những năm 1930, 1940, thậm chí từng nhiều lần phải ngồi tù. Ngày 30/1/1948, ông bị sát hại bởi tay súng cực đoan người Hinđu giáo.

– Bức ảnh thứ hai trong hình là Tunku Abdul Rahman (1903-1990), một chính trị gia người Malaysia, ông giữ chức Thủ hiến của Liên bang Malaya từ năm 1955 đến năm 1957, trước khi trở thành Thủ tướng đầu tiên của Malaysia sau khi độc lập năm 1957.

– Bức ảnh thứ ba là Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1945) trong những ngày tháng bôn ba nước ngoài. Người là một nhà chính trị, nhà cách mạng, nhà thơ vĩ đại, người truyền bá chủ nghĩa Mác Lê Nin, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đưa nhân dân Việt Nam đấu tranh giành mọi thắng lợi để tiến đến giải phóng đất nước.

– Bức ảnh thứ tư trong hình một là Sukarno, Tổng thống Indonesia đầu tiên. Ông là người lãnh đạo nhân dân Indonesia giành độc lập từ Hà Lan. Ông là tổng thống Indonesia từ năm 1945 đến năm 1967, điều hành đất nước với những thành công và cả những bất ổn trong giai đoạn quá độ sang độc lập. Sukarno đã bị Suharto là một vị tướng dưới quyền, người trở thành tổng thống chính thức từ tháng 3 năm 1967, ép buộc rời khỏi quyền lực.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á và cách mạng Trung Quốc trong những năm 1918 – 1939

(Trang 62 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình ảnh, hãy:

– Nêu nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

– Cho biết mục tiêu đấu tranh trong phong trào Ngữ tứ có gì khác so với Cách mạng Tân Hợi (1911). Nêu ý nghĩa của phong trào.

– Lập niên biểu về phong trào cách mạng ở Trung Quốc trong những năm 1919 – 1939.

Trả lời:

– Các phong trào đấu tranh diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi ở tất cả các quốc gia.

– Giai cấp công nhân đã tích cực tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập và ở một số nước công nhân đã đóng vai trò lãnh đạo cách mạng.

– Sau chiến tranh, nhiều đảng Cộng sản ở các nước châu Á cũng được thành lập như Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a, đảng Cộng sản của các nước Đông Nam Á…

* Mục tiêu đấu tranh của phong trào Ngũ tứ:

– Họ muốn đánh đuổi các nước đế quốc đang muốn xâu xé Trung Quốc ra khỏi Trung Quốc, biểu hiện đó là trong các khẩu hiệu: “Trung Quốc của người Trung Quốc”, “Phế bỏ Hiệp ước 21 điều” (quy định những điều khoản bất lợi của các nước đế quốc ở Trung Quốc),… Khác với khẩu hiệu đưa ra trong Cách mạng Tân Hợi “Đánh đổ Mãn Thanh”.

– Điểm mới này cũng chính là điểm tiến bộ của phong trào Ngũ tứ. Phong trào Ngũ tứ tạo điều kiện cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Trung Quốc (7-1921).

* Ý nghĩa phong trào Ngũ Tứ:

– Mở đầu cao trào cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến ở Trung Quốc.

– Lần đầu tiên giai cấp công nhân xuất hiện trên vũ đài chính trị như một lực lượng cách mạng độc lập.

– Từ sau phong trào, chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá sâu rộng. Tháng 7-1921, Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập.

– Đánh dấu bước chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

* Niên biểu về phong trào cách mạng ở Trung Quốc trong những năm 1919 – 1939.

2. Tìm hiểu phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á (1918 – 1939)

(Trang 64 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin, hãy:

– Cho biết sự thành lập của các Đảng Cộng sản các tác động như thế nào đối với phong trào dân tộc độc lập ở các nước Đông Nam Á.

– Nêu nhận xét của em về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

– Nêu nét chính của một số phong trào tiêu biểu ở Đông Dương và In-đô-nê-xia.

Trả lời:

– Sự thành lập của các Đảng Cộng sản đã:

+ Thúc đẩy phong trào đấu tranh của nhân dân lao động ở các nước Đông Nam Á. Nhiều phong trào lớn nổ ra, tiêu biểu ở Việt Nam và In-đô-nê-xia.

+ Nâng cao ý thức chính trị của giai cấp công nhân.

– Nhận xét về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất:

+ Phong trào diễn ra sôi nổi với hình thức đấu tranh phong phú, phong trào lên cao và lan rộng khắp các quốc gia.

+ Các phong trào đấu tranh diễn ra theo hai khuynh hướng: vô sản và dân chủ tư sản. Giai cấp vô sản ở Đông Nam Á từng bước trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng. Xuất hiện các Đảng Cộng sản ở khu vực. Phong trào dân chủ tư sản tiếp tục phát triển, tuy chưa có phong trào nào thắng lợi nhưng đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân chống kẻ thù chung.

+ Từ năm 1940, phát xít Nhật tràn vào Đông Nam Á, cuộc đấu tranh giành độc lập chĩa mũi nhọn vào chủ nghĩa phát xít Nhật.

* Nét chính của một số phong trào tiêu biểu ở Đông Dương và In-đô-nê-xi-a:

– Phong trào chống thực dân đòi độc lập dân tộc diễn ra sôi nổi và liên tục ở nhiều nước Đông Nam Á. Ở Đông Dương, cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp được tiến hành, dưới nhiều hình thức phong phú với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân.

+ Ở Lào, nhiều bộ tộc đã tham gia phong trào chống Pháp. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa do Ong Kẹo và Com-ma-đam lãnh đạo kéo dài hơn 30 năm (1901 -1936).

+ Ở Cam-pu-chia, các cuộc đấu tranh yêu nước liên tiếp nổ ra trong những năm 1918 – 1920, 1926…, đặc biệt là phong trào yêu nước theo xu hướng dân chủ tư sản do nhà sư A-cha Hem-chiêu đứng đầu trong những năm 1930 – 1935.

+ Ở Việt Nam, phong trào chống Pháp phát triển mạnh mẽ, nhất là sau khi Đảng Cộng sản được thành lập (1 – 1930).

– Tại khu vực Đông Nam Á hải đảo cũng diễn ra những phong trào yêu nước, chống thực dân, lôi cuốn hàng triệu người tham gia, tiêu biểu là phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a. Từ năm 1926 – 1927, khởi nghĩa đã bùng nổ ở các đảo Gia-va và Xu-ma-tơ-ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Sau khi khởi nghĩa bị đàn áp, quần chúng đã ngả theo phong trào dân tộc tư sản do Ác-mét Xu-các-nô, lãnh tụ của Đảng Dán tộc đứng đầu.

C. Hoạt động luyện tập

1. (Trang 64 KHXH 8 VNEN) Câu nào đúng, câu nào sai trong các câu sau đây?

a) Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc đã mở đầu cho cao trào cách mạng chống đề quốc và chống phong kiến ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

b) Phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939) diễn ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

c) Trong phong trào độc lập dân tộc ở châu Á, Trung Quốc là quốc gia có Đảng Cộng sản được thành lập sớm nhất.

d) Trong những năm 1927 – 1937, nhân dân Trung Quốc tiến hành cuộc kháng chiến chống Nhật Bản xâm lược.

e) Phong trào dân tộc ở Đông Nam Á dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản có bước phát triển cao, đặc biệt là In-đô-nê-xi-a.

Trả lời:

a) Đúng.

b) Sai.

c) Sai.

d) Sai.

e) Đúng.

2. (Trang 65 KHXH 8 VNEN) Lập bảng niên biểu theo yêu cầu sau về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á trong những năm 1918 – 1939.

Trả lời:

D-E. Hoạt động vận dụng – tìm tòi mở rộng

1. (Trang 65 KHXH 8 VNEN) Trên cơ sở phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước châu Á trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939), hãy liên hệ và xác định ở nước nào khuynh hướng tư sản đưa cách mạng nước đó đi đến thành công và ở nước nào khuynh hướng vô sản giành thắng lợi. Hãy điền dấu x vào cột trống trong bảng dưới đây.

Trả lời:

2. (Trang 66 KHXH 8 VNEN) Tìm hiểu thêm về:

– Vai trò của M. Gan-đi với phong trào dân tộc ở Ấn Độ.

– Phong trào dân tộc tư sản và phong trào công nhân ở các nước Đông Nam Á (nhất là ở Việt Nam) trong những năm 1918-1939.

Trả lời:

– Vai trò của M. Gan-đi:

+ Là lãnh tụ của Đảng Quốc Đại. Đưa ra nhiều thay đổi lớn đối với Đảng Quốc Đại.

+ Ông là người đề ra việc đấu tranh theo chủ trương bất bạo động.

+ Là người đoàn kết nhân dân Ấn Độ, được đông đảo người Ấn Độ tin tưởng. Ông có ảnh hưởng lớn đến nhân dân Ấn cũng như phong trào đấu tranh tại Ấn Độ.

* Phong trào dân tộc tư sản và phong trào công nhân ở các nước Đông Nam Á (nhất là ở Việt Nam) trong những năm 1918-1939.

– Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a thành lập (tháng 5/1920).

+ Đảng Cộng sản đã tập hợp quần chúng, lãnh đạo phong trào cách mạng phát triển, lan rộng ra khắp cả nước.

+ Tiêu biểu là khởi nghĩa vũ trang Gia-va và Xu-ma-tơ-ra (1926 – 1927). Mặc dù thất bại nhưng đã làm rung chuyển nền thống trị của thực dân Hà Lan.

+ Năm 1927, quyền lãnh đạo phong trào cách mạng chuyển sang Đảng dân tộc của giai cấp tư sản, đứng đầu là Ác-mét Xu-các-nô với chủ trương, đường lối đấu tranh:

+ Đoàn kết với các lực lượng dân tộc, chống đế quốc.

+ Đấu tranh bằng phương pháp hòa bình, không bạo lực, bất hợp tác với chính quyền thực dân.

– Mã Lai:

+ Chính sách bóc lột nặng nề của thực dân Anh đã làm bùng nổ những cuộc đấu tranh ở Mã Lai.

+ Tháng 4/1930, Đảng Cộng sản được thành lập đã thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển.

– Miến Điện:

+ Đầu thập niên 20, nhà sư Ốt-ta-ma đã khởi xướng và lãnh đạo phong trào bất hợp tác, tẩy chay hàng hóa Anh, không đóng thuế… phong trào đã lôi cuốn đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia.

+ Trong thập niên 30, phong trào Thakin đã lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia đòi quyền làm chủ đất nước (đòi cải cách quy chế đại học, thành lập trường đại học riêng cho Miến Điện, đòi tách Miến Điện ra khỏi Ấn Độ và được quyền tự trị).

– Năm 1937, Miến Điện được tách ra khỏi Ấn Độ và hưởng quyền tự trị trong khối liên hiệp Anh.

– Việt Nam:

+ Tẩy chay tư sản Hoa kiều, vận động người Việt dùng hàng Việt. Đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo tại Nam Kỳ của tư bản Pháp.

+ Tư sản lớn ở Nam Kỳ như Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long…thành lập Đảng Lập hiến (1923), đòi tự do, dân chủ, nhưng khi được Pháp nhượng bộ một số quyền lợi họ sẵn sàng thoả hiệp với chúng.

+ Ngoài Bắc có nhóm Nam Phong của Phạm Quỳnh cổ vũ thuyết ”quân chủ lập hiến ”, nhóm Trung Bắc tân văn của Nguyễn Văn Vĩnh đề cao ”trực trị ”.

+ Khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc Dân Đảng.

+ Tuy nhiên các phong trào mang tính cải lương, dễ thỏa hiệp.

+ Trong khi đó, năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, lãnh đạo quần chúng lao động Việt Nam đấu tranh mạnh mẽ, tiêu biểu là phong trào cách mạng 1930-1931, phong trào dân chủ 1936-1939.

3. (Trang 66 KHXH 8 VNEN) Tìm đọc các cuốn sách sau:

– Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Lịch sử Ấn Độ, NXB Giáo dục, 1995.

– Lương Ninh (Chủ biên), Lịch sử Đông Nam Á, NXB Giáo dục, 2008.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 958

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống