Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Cánh Diều: tại đây
Mở đầu trang 92 Kinh tế và Pháp luật 10:
Lời giải:
– Ảnh 1: Quốc huy Việt Nam.
– Ảnh 2: Cử tri đi bầu cử.
– Ảnh 3: Biển đảo Việt Nam.
– Ảnh 4: Ngày Pháp luật Việt Nam.
Câu hỏi trang 93 Kinh tế và Pháp luật 10:
a) Theo em, các thông tin trên đề cập đến những vấn đề cơ bản nào của quốc gia?
b) Vì sao nội dung của những thông tin đó được quy định trong Hiến pháp?
Lời giải:
Yêu cầu a)
– Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội thống nhất – Quốc hội khóa VI năm 1976.
– Đổi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội.
– Ủng hộ, tham gia phong trào hòa bình, bình đẳng ở khu vực và trên thế giới.
Yêu cầu b) Những thông tin đó được quy định trong Hiến pháp vì Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản nhất về chế độ chính trị.
Câu hỏi trang 94 Kinh tế và Pháp luật 10:
a) Từ các thông tin trên, em hãy xác định bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và vai trò của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên.
b) Em có nhận xét gì về thái độ và hành vi của anh K trong trường hợp trên?
Lời giải:
Yêu cầu a)
– Bản chất của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
+ Là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
+ Tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân.
+ Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
– Vai trò của Đảng:
+ Là đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc.
+ Là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội trong đó, Đảng lãnh đạo xây dựng Hiến pháp và pháp luật.
– Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng các tổ chức thành viên:
+ Tích cực trong xây dựng, hoàn thiện thể chế, góp phần quan trọng vào việc triển khai thi hành Hiến pháp và pháp luật.
+ Thực hiện giám sát các cơ quan nhà nước trong việc cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp, cũng như việc thực hiện Hiến pháp.
Yêu cầu b) Hành vi của anh K rất đáng khen và học tập vì anh đã rất tích cực trong việc thực hiện nghĩa vụ bầu cử của mình.
Câu hỏi trang 95 Kinh tế và Pháp luật 10:
a) Theo em, các hình ảnh và thông tin trên đã thể hiện nội dung nào về đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
b) Tại sao nội dung của đường lối đối ngoại được quy định trong Hiến pháp năm 2013?
Lời giải:
Yêu cầu a) Các hình ảnh và thông tin đã thể hiện Việt Nam luôn chủ đọng, tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế, đa dạng hóa quan hệ trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi.
Yêu cầu b) Vì Hiến pháp 2013 quy định những vấn đề cơ bản nhất về chế độ chính trị của đất nước.
Câu hỏi trang 96 Kinh tế và Pháp luật 10:
a) Em có nhận xét gì về hành vi của bạn H và chính quyền địa phương.
b) Em có suy nghĩ như thế nào về ý kiến của hai bạn M và Y.
Lời giải:
Yêu cầu a) Hành vi của bạn H đáng tuyên dương và ghi nhận việc bạn luôn tích cực đóng góp ý kiến cho chính quyền thôn để giúp các bạn học sinh có môi trường giao lưu, phát triển bản thân.
Yêu cầu b) Ý kiến của bạn Y là đúng, M sai vì bảo vệ biên giới là nghĩa vụ của mỗi công dân.
Luyện tập 1 trang 96 Kinh tế và Pháp luật 10:
A. Nhà nước Cộng hòa xã hội Việt Nam tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia trên thế giới.
B. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ có quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á.
C. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia đa dân tộc và các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, hợp tác chặt chẽ với nhau.
D. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn giải quyết mọi vấn đề trên cơ sở luật pháp quốc tế trong mối quan hệ với các nước.
E. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền lực nhà nước bằng hình thức duy nhất là dân chủ trực tiếp.
Lời giải:
– Khẳng định A đúng (xem lại phần ghi nhớ trang 96 SGK GDCD 10 – Cánh diều)
– Khẳng định B sai vì Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với 189/193 nước thuộc tất cả các châu lục và có quan hệ tốt đẹp với tất cả các nước lớn.
– Khẳng định C, D đúng (xem ghi nhớ trang 96 SGK GDCD 10 – Cánh diều)
– Khẳng định E sai vì Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện.
Luyện tập 2 trang 97 Kinh tế và Pháp luật 10:
A. Bạn M không tham gia cuộc thi Tìm hiểu về biển đảo Việt Nam do Đoàn trường tổ chức.
B. Ủy ban nhân dân và Mặt trận Tổ quốc xã B luôn tích cực phổ biến, tuyên truyền và tạo mọi điều kiện cho nhân dân trực tiếp, bình đẳng, bỏ phiếu kín để bầu cử bầu cử Hội đồng nhân dân.
C. Anh K rất vui vẻ chia sẻ cho khách nước ngoài về một danh lam thắng cảnh của đất nước Việt Nam khi được hỏi.
D. Em Q luôn tự hào khi hát Quốc ca trong giờ chào cờ của trường.
Lời giải:
– Bạn M không nhiệt tình, tích cực trong công tác Đoàn đội.
– Ủy ban nhân dân và Mặt trận Tổ quốc xã B thực hiện đúng nhiệm vụ của những người lãnh đạo, tích cực tuyên truyền và tạo điều kiện cho nhân dân.
– Anh K có lòng tự hào về những danh lam thắng cảnh của Việt Nam, hào hứng chia sẻ cho du khách nước ngoài.
– Em Q có sự nghiêm túc trong việc hát Quốc ca.
Luyện tập 3 trang 97 Kinh tế và Pháp luật 10:
Theo em, trong trường hợp trên, Nhà nước đang thực hiện quyền gì đối cới công dân? Quyền đó có ý nghĩa gì đối với bạn T.
Lời giải:
– Nhà nước thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của công dân trong việc tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
– Quyền đó giúp bạn T có thể tham gia vào công việc chung của xã hội.
Luyện tập 4 trang 97 Kinh tế và Pháp luật 10:
Em có đồng ý với ý kiến của M không? Vì sao?
Lời giải:
– Đồng ý vì Hiến pháp quy định bản chất của Nhà nước, tất cả các tổ chức chính trị – xã hội hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Luyện tập 5 trang 97 Kinh tế và Pháp luật 10:
Căn cứ vào nội dung đã học, em hãy giải thích cho Q.
Lời giải:
Với lịch sử là nước phải hứng chịu nhiều cuộc xâm lược của nước ngoài, Việt Nam cho thấy muốn cuộc sống ấm no hạnh phúc thì nhất định người Việt Nam phải làm chủ đất nước của mình và phải đảm bảo chiến tranh không xảy ra. Chỉ cần chiến tranh nổ ra thì dù kết quả thế nào đi chăng nữa, người dân Việt Nam cũng sẽ luôn phải chịu vô cùng nhiều đau thương và mất mát. Một đất nước xảy ra chiến tranh triền miên sẽ không thể nào phát triển kinh tế và đảm bảo cuộc sống ấm no hạnh phúc cho người dân được. Điểm mấu chốt của việc giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia trong việc mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới này là Việt Nam không bị quân đội nước ngoài xâm lược, công việc nội bộ của Việt Nam do người Việt Nam quyết định và chính quyền Việt Nam không bị thao túng bởi bất kỳ thế lực nào từ bên ngoài.
Vận dụng 1 trang 97 Kinh tế và Pháp luật 10:
Lời giải:
(*) Tranh cổ động về hoạt động đối ngoại của Việt Nam
Vận dụng 2 trang 97 Kinh tế và Pháp luật 10:
Lời giải:
(*) Học sinh tham khảo bức thư sau:
“Venice, ngày… tháng… năm…
Thư gửi em,
Lâu lắm rồi chúng ta chẳng nói chuyện với nhau nhỉ. Hôm nay là một ngày mưa ở Venice, không nặng hạt nhưng buồn. Anh chọn một chỗ ngồi có thể phóng tầm mắt ra con kênh Grande, nhấm nháp chút cà phê nóng, đọc một vài tin tức và chợt nghĩ ngay đến em. Anh có thể nhắn em trên facebook, gọi em trên skype, hoặc thậm chí gửi em một cái email. Nhưng anh không thích thế. Anh quyết định viết cho em một lá thư. (Và đó là lý do lá thư này có mặt trên cõi đời này).
Anh vừa đọc được một bài thơ rất hay của một thi sĩ miền Bắc khuyết danh viết từ năm 1974:
Tưởng niệm Hoàng Sa
Xin kể thêm tôi: thành mười chín triệu một người
Trái tim tôi đập về trong đó
Dòng máu xa nguồn bỗng giận sôi
Hoàng Sa, Hoàng Sa
Cái tên nghe buồn từ thuở ban sơ
Đối với tôi đã là da thịt
Dẫu chỉ là một mảnh san hô
Trang sử cũ còn hằn dấu ngựa
Từ thảo nguyên xa
Từ biển ải lửa
Khói tràn về đen thẫm những ước mơ
Đếm bao người vợ đợi chờ
Em ơi, trên từng trang sử nhỏ
Xin kể thêm tôi: thành mười chín triệu một người
Thành viên gạch hồng tươi
Làm bức tường thành, ngăn triền sóng dữ
Giữ không cho rơi một giọt mật nào
Mỗi giọt ra đi chính là một giọt máu đào, bao đời cha ông nhỏ xuống
Người bạn hải quân miền Nam ơi
Trên đảo mù sương hôm đó có tay anh cầm súng
Từ những hạm tàu rẽ sóng đại dương
Tôi thấy pháo anh giương nòng sừng sựng
Cuộc chiến đấu kết thúc dù bi thảm
Bài ca anh hùng vẫn vọng trời cao
Xin cho thơ tôi một phát súng chào
Vĩnh biệt tuần dương chìm giữa sóng
Đáy biển âm thầm ngàn năm lạnh cóng
Vẫn mặn nồng lòng Tổ quốc ta.
Anh không tìm được tác giả bài thơ này là ai. Anh thật sự rất muốn cảm ơn người đó đã cho anh những cảm xúc này. Với đứa con xa quê hương hai năm, đó là nỗi nhớ thấm sâu vào cốt tủy, đó là nỗi uất ức khi nhận thức được sự phi lí ngay trước mắt mình mà không thể làm gì để thay đổi nó.
Thử tưởng tượng xem, hai bàn tay này là của anh đây, nhưng anh không thể tự cử động, không thể sử dụng để phục vụ cuộc sống. Tay anh đang bị kẻ khác dẫm đạp lên, đang bị kẻ khác trói buộc, đang bị kẻ khác điều khiển. Và rồi có thể, kẻ đó chiếm nốt luôn chân anh, chiếm luôn trái tim anh, khối óc anh, biến anh thành một sinh vật sống biết nghe lời, không lương tri, không nhận thức, không tình cảm. Chắc là em đang thốt lên: “Eo ôi tưởng tượng kinh nhỉ!”. Nhưng quả thật là vậy mà, Trường Sa, Hoàng Sa đối với Việt Nam cũng như là hai bàn tay đối với mỗi công dân vậy.
Thật ra, sự việc tàu thăm dò HD-981 ở trên Biển Đông cũng trở thành tiêu điểm cho cộng đồng người Việt ở đây đấy. Vài đứa bạn trên trường anh cũng biết nữa. Khi chúng nó hỏi anh về Hoàng Sa như thế nào, anh cũng hơi giật mình. Mười tám năm ở Đà Nẵng không cho anh đủ kiến thức để trả lời trọn vẹn câu hỏi ấy. Xấu hổ. Thế là anh mới đi tìm, và giờ anh đang ngập trong dòng cảm xúc rất phức tạp. Thực ra thì… cũng không phức tạp lắm, vì anh còn đủ bình tĩnh viết thư cho em kia mà.
Hoàng Sa đã bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng đoạt hơn bốn mươi năm nay và giờ cũng xây dựng được một thành phố, thị trấn kha khá trên đó rồi. Hàng chục người lính Việt ngã xuống, máu họ tắm mát Hoàng Sa nhưng ta vẫn không giữ được chủ quyền của đất nước.
Anh cảm thấy oán giận. Mặc dù chưa bao giờ được tận mắt nhìn thấy Hoàng Sa nhưng anh cảm được Hoàng Sa là máu thịt của Tổ quốc như thế nào. Anh cũng nhớ lại một câu thơ của Hoàng Cầm trong Bên kia sông Đuống khi nhìn thấy Kinh Bắc trong buổi chiều bị Pháp xâm lược: “Sao xót xa như rụng bàn tay” và còn mang máng một ý đại khái thế này: nhà thơ đã hình tượng hóa nỗi đau bị mất đi một phần thân thể. Đến bây giờ anh mới đi đến được tận cùng cảm xúc của câu thơ ấy.
Nếu anh là một nhà văn, anh sẽ viết một bài diễn thuyết thật hay, thật hùng hồn, thật thuyết phục, thật xúc động để khẳng định chủ quyền của đất nước. Nếu anh là một chính trị gia, anh sẽ dõng dạc mà tuyên bố rằng Trung Quốc không được xâm phạm trái phép hải phận của Việt Nam. Và thậm chí anh ước mình là siêu nhân, thổi một cái là giàn khoan kia bay thẳng về bên Tàu luôn. Hơi trẻ con, viễn vông nhỉ. Vậy thôi anh trở về làm cậu sinh viên hai mươi tuổi bình thường, sáng đi học, tối về đọc tin tức Biển Đông. Anh đã ký tên cho chiến dịch “Mười ngàn chữ ký phản đối Trung Quốc xâm phạm trái phép Biển Đông”, anh cũng sẽ cố gắng khẳng định với mọi người ở đây, với bạn bè ở trường của anh rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
Này, nữ sinh mười hai bận rộn, dành chút thời gian hồi âm cho anh nhé, và kể cho anh những chuyện xảy ra ở Đà Nẵng nữa, những chuyện thật mà báo chí không viết ấy.
Chờ thư em
Nhớ em, nhớ Đà Nẵng thật nhiều.
Anh Nguyên”
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo