Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Cánh Diều: tại đây
Mở đầu trang 50 Kinh tế và Pháp luật 10:
Em hãy cùng các bạn thảo luận về lí do dẫn đến sự phát sinh quan hệ vay mượn giữa các chủ thể trong nền kinh tế? Theo em, mục đích của quan hệ vay mượn giữa các bên là gì?
Lời giải:
– Lý do dẫn đến sự phát sinh quan hệ vay mượn giữa các chủ thể trong nền kinh tế là: các chủ thể trong nền kinh tế cần tiền để tiêu dùng, sản xuất kinh doanh nhưng không đủ tài chính. Khi đó, các chủ thể này sẽ tìm đến các chủ thể đang có tiền nhàn rỗi để mượn và thực hiện hoạt động kinh doanh của mình.
– Theo em, mục đích của quan hệ vay mượn giữa các bên là tiêu dùng cho những việc cần thiết, phát triển kinh doanh.
Câu hỏi trang 50 Kinh tế và Pháp luật 10:
Thông tin: Nhằm hỗ trợ khách hàng đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, ngân hàng X thực hiện giảm lãi suất cho các khoản vay sản xuất kinh doanh đối với khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Cụ thể, với khách hàng doanh nghiệp, mức lãi suất cho vay kinh doanh là 5%/năm. Với khách hàng là cá nhân vay vốn kinh doanh, mức lãi suất cho vay là 6%/năm. Ngoài ra, đối với các nhu cầu vay tiêu dùng như mua nhà, xây sửa nhà, mua xe ô tô.. khách hàng có thể vay vốn với lãi suất ưu đãi cổ định trong 12 tháng đầu tiên.
a) Chủ thể vay, chủ thể cho vay trong trường hợp trên là ai?
b) Thời hạn vay lãi suất cho vay được đề cập đến như thế nào?
Lời giải:
Yêu cầu a)
– Chủ thể vay trong trường hợp trên là khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.
– Chủ thể cho vay trong trường hợp trên là ngân hàng X.
Yêu cầu b) Thời hạn vay lãi suất cho vay được đề cập đến như sau:
– Với khách hàng doanh nghiệp, mức lãi suất cho vay kinh doanh là 5%/năm.
– Với khách hàng là cá nhân vay vốn kinh doanh, mức lãi suất cho vay là 6%/năm.
– Ngoài ra, đối với các nhu cầu vay tiêu dùng như mua nhà, xây sửa nhà, mua xe ô tô.. khách hàng có thể vay vốn với lãi suất ưu đãi cổ định trong 12 tháng đầu tiên.
Câu hỏi trang 51 Kinh tế và Pháp luật 10:
Thông tin 1. Trong thời gian qua, ngành Ngân hàng đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp. Vốn tín dụng đã giúp người dân, doanh nghiệp nông nghiệp có thêm nguồn lực đầu tư mở rộng sản xuất – kinh doanh, áp dụng cơ giới hoá, khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Năm 2020, tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vẫn có tăng trưởng khá, đến cuối tháng 10/2020 ước đạt trên 2,16 triệu tỉ đồng, tăng 6,5% so với cuối năm 2019
(Theo Tạp chí điện tử Thị trưởng tài chính tiền tệ, ngày 20/11/2020)
Thông tin 2. Trong giai đoạn 2016 – 2020, nguồn vốn tín dụng ngân hàng đã trở thành nguồn lực quan trọng (chiếm trên 50% tổng nguồn lực) của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Cùng với nguồn hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng ngân hàng đã góp phần hoàn thành sớm các mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần giúp hơn 2,1 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo, thu hút, tạo việc làm cho hơn 1,3 triệu lao động, giúp hơn 24 nghìn lao động thuộc gia đình chính sách được vay vốn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, gần 346 nghìn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập, xây dựng hơn 7,3 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn, gần 142 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách, mang lại hiệu quả thiết thực về kinh tế – xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững
(Theo Cổng thông tin điện từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngày 26/5/2021)
Em hãy cho biết tín dụng có vai trò như thế nào trong việc huy động vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế.
Lời giải:
– Vai trò của tín dụng trong việc huy động vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế là:
+ Giúp người dân, doanh nghiệp nông nghiệp có thêm nguồn lực đầu tư mở rộng sản xuất – kinh doanh, áp dụng cơ giới hoá, khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
+ Là nguồn lực quan trọng (chiếm trên 50% tổng nguồn lực) của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
+ Góp phần hoàn thành sớm các mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
+ Giúp dân vượt qua ngưỡng nghèo, thu hút, tạo việc làm cho lao động, giúp gia đình chính sách được vay vốn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.
+ Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập.
+ Xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn, căn nhà cho hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách, mang lại hiệu quả thiết thực về kinh tế – xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững .
Câu hỏi trang 52 Kinh tế và Pháp luật 10:
Thông tin: Bổ mẹ bạn A muốn mua một chiếc máy tính xách tay cho bạn A để thuận tiện cho việc học tập của bạn A. Khi tìm hiểu tại cửa hàng điện máy B, nhân viên bán hàng giới thiệu chiếc máy tính xách tay của hãng C có giá là 10 triệu đồng (đã bao gồm thuế) và tư vấn có 2 phương thức thanh toán. Một là trả đủ một lần bằng tiền mặt thì số tiền phải trả là 10 triệu đồng; hai là mua trả góp (trả trước 4 triệu đồng, phần tiền còn lại sẽ trả góp hàng tháng trong 15 tháng, đã bao gồm lãi suất) thì tổng số tiền phải trả là 13 triệu đồng (tức là phải trả thêm 3 triệu đồng).
a) Em sẽ tư vấn cho bố mẹ bạn A phương án sử dụng tiền mặt hay phương án sử dụng dịch vụ tín dụng để mua máy tính xách tay.
b) Theo em, giữa việc sử dụng tiền mặt và sử dụng dịch vụ tín dụng có sự chênh lệch về chi phí như thế nào?
Lời giải:
Yêu cầu a) Em sẽ tư vấn cho bố mẹ bạn A phương án sử dụng tiền mặt để mua máy tính xách tay.
Yêu cầu b) Theo em, giữa việc sử dụng tiền mặt và sử dụng dịch vụ tín dụng có sự chênh lệch về số tiền lãi mà người sử dụng dịch vụ tín dụng phải trả cho người cung cấp dịch vụ tín dụng trong một khoảng thời gian nhất định.
Luyện tập 1 trang 52 Kinh tế và Pháp luật 10:
A. Tín dụng là quan hệ vay mượn giữa người cho vay và người vay trong đó người cho vay buộc người vay phải chấp nhận thời hạn cho vay và lãi suất phải trả do mình đặt ra.
B. Trong quan hệ tín dụng, bên cho vay sẽ căn cứ vào uy tín, khả năng trả nợ,
tài sản của bên vay để ra quyết định.
C. Tín dụng là quan hệ vay mượn giữa người cho vay và người vay không dựa trên nguyên tắc hoàn trả và có lãi suất.
D. Trong quan hệ tín dụng, người vay vừa có quyền sở hữu vừa có quyền sử dụng số tiền đã vay.
Lời giải:
– Em không đồng tình với ý kiến A. Vì thời hạn cho vay và lãi suất phải trả phải có sự thỏa thuận giữa người vay và người cho vay.
– Em đồng đồng tình với ý kiến B. Vì uy tín, khả năng trả nợ, tài sản của bên vay là yếu tố để xem xét khả năng hoàn trả có kỳ hạn cả vốn và lãi suất của bên vay.
– Em không đồng tình với ý kiến C. Vì tín dụng là quan hệ vay mượn giữa người cho vay vốn và người vay vốn dựa trên nguyên tắc hoàn trả có kỳ hạn cả vốn và lãi suất.
– Em không đồng tình với ý kiến D. Vì trong quan hệ tín dụng, người cho vay chỉ nhường quyền sử dụng vốn cho người vay trong một khoảng thời gian nhất định.
Luyện tập 2 trang 52 Kinh tế và Pháp luật 10:
Dũng, Cường và Mạnh trao đổi về sự cần thiết phải có hoạt động tín dụng trong đời sống .
Dũng: Trong xã hội có người thừa vốn, người thiếu vốn để sản xuất kinh doanh. Tín dụng sẽ giúp cho con được di chuyển từ người thừa vốn sang người thiếu vốn. Từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, người dân cũng có thể vay mượn vốn để phát triển sản xuất, tạo thu nhập hoặc để mua sắm những hàng hóa cần thiết để tiêu dùng trong lúc chưa đủ tiền.
Cường: Tín dụng quan trọng vì thông qua huy động vốn nó có thể tập hợp nhiều nguồn vốn nhỏ lẻ lại thành một nguồn vốn lớn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.
Minh: Tín dụng là hình thức những người có vốn sử dụng vốn để cho vay nhằm mục đích làm giàu cho bản thân.
Yêu cầu: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào trong đoạn hội thoại trên? Vì sao ?
Lời giải:
– Em đồng tình với 3 ý kiến của Dũng, Cường, Minh.
– Vì: tín dụng vừa đáp ứng nhu cầu của người vay và người cho vay. Người dân có thể vay mượn vốn để phát triển sản xuất, tạo thu nhập hoặc để mua sắm những hàng hóa cần thiết để tiêu dùng trong lúc chưa đủ tiền. Người cho vay sử dụng khoản tiền nhàn rỗi cho vay để nhận được thêm khoản tiền lãi trong một khoảng thời gian nhất định. Bên cạnh đó, tín dụng còn có vai trò huy động vốn thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
Luyện tập 3 trang 53 Kinh tế và Pháp luật 10:
Lời giải:
a) Sử dụng tiền mặt :
– Ưu điểm:
+ Có ngay tiền trong tay, sau khi trừ thuế.
+ Không có phí giao dịch bằng tiền mặt như thẻ tín dụng
+ Giảm thiểu việc ghi sổ kế toán, có nghĩa là ít căng thẳng và ít rắc rối hơn
– Hạn chế:
+ Tiền mặt được lưu giữ có thể bị đánh cắp.
+ Két an toàn cần phải có chỗ để cố định hoặc phải thường xuyên đến ngân hàng để gửi tiền, điều này rất mất thời gian và tiền bạc.
+ Không thể cùng lúc mang theo quá nhiều tiền mặt, có thể dẫn đến các nguy cơ về đánh cắp.
b) Sử dụng dịch vụ tín dụng:
– Ưu điểm:
+ Giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và công sức để tìm kiếm nguồn tiền.
+ Giúp khách hàng luôn chủ động trong việc chi tiêu, giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng. Khi sử dụng thẻ tín dụng thì khách hàng luôn yên tâm đi mua sắm, du lịch vì có thể vay tiền qua thẻ tín dụng bất cứ lúc nào mà không lo trả lãi trong vòng 45 ngày kể từ ngày quẹt thẻ để thanh toán.
+ Khách hàng có thể sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán các loại hoá đơn như hoá đơn điện, nước, internet hay mua hàng trên các website.
+ Khách hàng có thể theo dõi chi tiêu các khoản chi tiêu trong một tháng của mình để phân tích những khoản chi tiêu đó hợp lý chưa, cái nào chưa hợp lý thì cố gắng không chi tiêu nữa
– Nhược điểm:
+ Lãi suất khá cao so với các khoản vay thông thường khác.
+ Khách hàng khó có thể chi trả nếu đang ở tình trạng khó khăn.
+ Phí rút tiền mặt khá cao.
+ Nếu khách hàng bị mất thẻ tín dụng, điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì kẻ gian có thể sử dụng thẻ tín dụng này để trục lợi, thực hiện các giao dịch bất chính, móc tiền của chủ thẻ.
Luyện tập 4 trang 53 Kinh tế và Pháp luật 10:
Lời giải:
– Tín dụng đen là hình thức cho vay vốn nhưng có lãi suất cao của cá nhân hoặc một tổ chức nào đó. Thủ tục cho vay “tín dụng đen” rất đơn giản, nhanh chóng, chỉ cần yêu cầu giấy tờ cá nhân và giấy tờ xe cộ đang sở hữu, thêm vào đó hồ sơ được duyệt rất nhanh chỉ trong vòng 10 phút đến 30 phút mà thôi. Hợp đồng đơn giản, thậm chí được thỏa thuận bằng miệng, không có giấy tờ kèm theo. Lãi suất rất cao: Từ 100% đến 360%/năm tùy theo số tiền vay mượn. Tiền trả chậm sẽ bị xử lý theo “luật rừng”, “luật giang hồ”,… hoặc đội chuyên đòi nợ thuê trấn áp rất hung hăng, dữ tợn. Chủ cho vay thường là cá nhân hoặc tổ chức mà pháp luật không cấp phép. “Tín dụng đen” gây nên hậu quả nghiêm trọng với dòng lưu thông tiền tệ của xã hội. Ảnh hưởng đến cá nhân và gia đình nếu không có khả năng chi trả.
– Chúng ta không nên sử dụng dịch vụ “tín dụng đen” vì đây là hình thức không qua hệ thống tổ chức tín dụng chính thức, cho vay với mức lãi suất cao vượt mức lãi suất tối đa theo quy định của Bộ luật dân sự và bị pháp luật nghiêm cấm, có thể dẫn đến “khuynh gia, bại sản” cho các gia đình, cá nhân, thậm chí có tình huống siết nợ bạo lực đẫm máu và nước mắt, gây bất an cho xã hội.
Vận dụng 1 trang 53 Kinh tế và Pháp luật 10:
Lời giải:
Phần I. Phần mở đầu của buổi tọa đàm
– Nếu mục đích của buổi tọa đàm
– Giới thiệu đại biểu
– Nêu nội dung chính của buổi tọa đàm
Phần II. Nội dung chi tiết
– Đề dẫn của chủ toạ
– Nội dung thứ nhất: Thực trạng học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương nơi em sinh sống.
– Nội dung thứ 2: vai trò của tín dụng đối với việc hỗ trợ học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương nơi em sinh sống.
– Nội dung thứ 3: Đại biểu phát biểu ý kiến
Phần III. Tổng kết
Vận dụng 2 trang 53 Kinh tế và Pháp luật 10:
Lời giải:
(*) Một số tranh cổ động cảnh báo hậu quả tín dụng đen
– Tranh 1
– Tranh 2:
– Tranh 3: