Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây
Mở đầu trang 78 Kinh tế và Pháp luật 10:
Lời giải:
– Bộ máy Nhà nước Việt Nam bao gồm ba loại cơ quan: Cơ quan lập pháp, Cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.
+ Quốc hội là cơ quan duy nhất thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước
– Nhóm cơ quan hành pháp bao gồm các cơ quan hành chính Nhà nước đứng là Chính phủ. Sau đó là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã, các sở, phòng, ban…
+ Cơ quan tư pháp bao gồm các cơ quan xét xử và các cơ quan kiểm sát.
(*) Lưu ý: Học sinh quan sát sơ đồ bộ máy nhà nước dưới đây
Câu hỏi trang 78 Kinh tế và Pháp luật 10:
– Tính thống nhất của bô máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào trong thông tin trên?
Lời giải:
– Tính thống nhất của bộ máy nhà nước
+ Hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước được sắp xếp, tổ chức thống nhất từ trung ương xuống địa phương và đều chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Những cơ quan nhà nước tạo thành một thể thống nhất nhưng có thẩm quyền riêng theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi trang 78 Kinh tế và Pháp luật 10:
– Để thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thực hiện như thế nào?
Lời giải:
+ Nhà nước ngày càng tăng dần vai trò chủ thể quản lý và thu hẹp dần vai trò chủ thể về kinh tế.
+ Thực hiện quản lý nền kinh tế, định hướng, điều tiết, thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và lực lượng vật chất, bảo đảm cho thị trường phát triển, tuân thủ các quy luật của kinh tế thị trường, tương thích với thông lệ của các nước.
+ Kiến tạo được môi trường vĩ mô.
+ Xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở và bảo đảm an sinh xã hội.
+ Ban hành cơ chế chính sách về phân bổ nguồn lực, phân phối và phân phối lại theo hướng bảo đảm tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội.
+ Bảo đảm được vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, hoàn thiện các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô, tăng cường kỷ luật kỷ cương trong việc chấp hành các chính sách chế độ, sử dụng các chương trình đầu tư tín dụng để tạo điều kiện và hướng dẫn sự phát triển của các ngành, các địa phương và các thành phần kinh tế.
Câu hỏi trang 79 Kinh tế và Pháp luật 10:
Trình bày biểu hiện của tính nhân dân trong bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cho ví dụ minh họa.
Lời giải:
– Biểu hiện của tính nhân dân trong bộ máy nhà nước
+ Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân thành lập nên, được nhân dân ủy quyền để thực hiện việc quản lí Nhà nước và xã hội.
+ Mọi hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước đều nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.
– Ví dụ:
+ Tất cả mọi công dân được sinh ra và lớn lên ở Việt Nam đều được hưởng quyền bình đẳng, quyền tự do ngôn luận, quyền bầu cử, ứng cử, quyền và nghĩa vụ học tập, lao động,…
+ Khi nhà nước ban hành các quy định và bộ luật đều tiến hành trưng cầu dân ý, để mỗi người dân đều được đóng góp ý kiến, nhất là vào những hoạt động có liên quan đến bản thân mình.
+ Các chính sách ban hành đều mang lại lợi ích cho nhân dân.
Câu hỏi trang 79 Kinh tế và Pháp luật 10:
– Tính quyền lực của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào?
Lời giải:
– Biểu hiện của tính quyền lực
+ Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước đều mang tính quyền lực.
+ Việc phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt.
+ Các cơ quan, cá nhân ở cấp dưới bắt buộc phải phục tùng, phải thực hiện các nhiệm vụ, quyết định của cấp trên.
Câu hỏi trang 79 Kinh tế và Pháp luật 10:
– Tại sao các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải phối hợp, giám sát lẫn nhau.
Lời giải:
– Các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải phối hợp, giám sát lẫn nhau vì:
+ Quyền lực Nhà nước được phân chia thực hiện thành ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; mỗi cơ quan sẽ đại diện thực thi cho một quyền, mỗi quyền sẽ có một chức năng nhiệm vụ riêng và hoạt động một cách độc lập.
+ Vì vậy, để đảm bảo mục tiêu chung phục vụ nhân dân và phục vụ dân tộc thì buộc các cơ quan trong bộ máy Nhà nước phải phối hợp và giám sát lẫn nhau.
Câu hỏi trang 80 Kinh tế và Pháp luật 10:
Vì sao Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật.
Lời giải:
– Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật vì Hiến pháp và pháp luật chính là công cụ giúp Nhà nước quản lí mọi mặt của đời sống và xã hội.
Câu hỏi trang 80 Kinh tế và Pháp luật 10:
– Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước được thể hiện như thế nào?
Lời giải:
– Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng:
+ Đảng đề ra đường lối, chính sách, thông qua đó, Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật.
+ Đảng lãnh đạo bằng công tác cán bộ thông qua việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và giới thiệu các Đảng viên ưu tú, các quần chúng tiêu biểu vào các cương vị chủ chốt của cơn quan nhà nước ở trung ương,…
Câu hỏi trang 80 Kinh tế và Pháp luật 10:
– Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua những nội dung nào?
Lời giải:
– Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua những nội dung:
+ Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách định hướng cho quá trình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
+ Đảng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng những đảng viên có phẩm chất, năng lực và giới thiệu họ vào đảm nhận các chức vụ trong bộ máy nhà nước thông qua con đường bầu cử dân chủ.
+ Đảng kiểm tra hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.
+ Các đảng viên và các tổ chức của Đảng gương mẫu trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.
Câu hỏi trang 81 Kinh tế và Pháp luật 10:
– Cho biết cách hiểu của em về nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát.
– Từ Thông cáo báo chí số 13 kì họp thứ 2, Quốc hội hóa XV, em hãy cho biết Quốc hội thể hiện quyền kiểm soát các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như thế nào.
Lời giải:
– Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát:
+ Tính thống nhất của quyền lực nhà nước được xác định bởi chính chủ thể duy nhất và tối cao của quyền lực là Nhân dân.
+ Quyền lực nhà nước được phân chia thành ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và được giao cho các cơ quan tương ứng thực hiện một cách độc lập nhưng có sự phối hợp, kiểm soát, giám sát lẫn nhau để thực hiện quyền lực nhà nước, đảm bảo mục tiêu chung phục vụ nhân dân và phục vụ dân tộc.
– Quốc hội thể hiện quyền kiểm soát các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
+ Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
+ Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
+ Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định dự toán ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sách Nhà nước, phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế.
+ Quyết định chính sách dân tộc của Nhà nước.
Câu hỏi trang 82 Kinh tế và Pháp luật 10:
Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân được thể hiện như thế nào trong khoản 1 và 2 Điều 4 Luật Trưng cầu ý dân năm 2015?
Lời giải:
– Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân:
+ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
+ Nhà nước là công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Vì vậy, trong hoạt động của mình Nhà nước phải đảm bảo sự tham gia và giám sát của nhân dân đối với các cơ quan nhà nước.
Câu hỏi trang 82 Kinh tế và Pháp luật 10:
– Em hiểu thế nào là tập trung dân chủ quan trích đoạn ở thông tin 1?
– Nguyên tắc tập trung dân chủ dược thể hiện như thế nào trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Lời giải:
– Tập trung dân chủ: Tập thể lãnh đạo là dân chủ, cá nhân phụ trách là tập trung. Nó là sự kết hợp hài hòa giữa chỉ đạo tập trung thống nhất của cấp trên với việc mở rộng dân chủ cho cấp dưới, đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước.
– Nguyên tắc tập trung dân chủ:
+ Các cơ quan lãnh đạo của Đảng được lập ra theo cơ chế bầu cử, thực hiện tập thể lãnh đạo và cá nhân tự chịu trách nhiệm.
+ Lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc, ở mỗi cấp là đại hội đại biểu, đại hội đảng viên. Thời điểm giữa các kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo Đảng là Ban Chấp hành trung ương, ở cơ sở là ban chấp hành Đảng bộ (cấp ủy).
+ Cấp ủy các cấp báo cáo, chịu trách nhiệm trực tiếp về hoạt động của mình trước các kỳ đại hội cùng cấp, cấp trên và cấp dưới; phải định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình.
+ Tổ chức đảng, đảng viên phải nghiêm túc chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương.
+ Tổ chức đảng được quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình nhưng không được trái với những nguyên tắc, đường lối, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước
Câu hỏi trang 83 Kinh tế và Pháp luật 10:
Theo em, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào?
Lời giải:
– Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa:
+ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật.
+ Pháp luật quy định rõ ràng, cụ thể, minh bạch toàn bọ việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, hình thức, hoạt động của cơ quan nhà nước.
+ Cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước phải nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật, mội hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lí.
Luyện tập 1 trang 86 Kinh tế và Pháp luật 10:
Lời giải:
– Ý kiến a – Em không đồng tình với ý kiến trên vì nguyên tắc đảm bảo cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước là nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng.
– Ý kiến b – Em đồng tình với ý kiến trên vì Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân; nhân dân chính là người tạo ra Nhà nước vì vậy nhân dân hoàn toàn được quyền ứng cử tham gia vào bộ máy Nhà nước thông qua các kì bầu cử.
– Ý kiến c – Em đồng tình với ý kiến trên vì nhân dân có quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, nếu thấy những việc làm trái pháp luật, nhân dân hoàn toàn có quyền khiếu nại và tố cáo.
– Ý kiến d – Em đồng tình với ý kiến trên vì đây chính là nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ.
– Ý kiến đ – Em đồng tình với ý kiến trên vì Bộ máy Nhà nước ta là do nhân dân thành lập nên; là Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Mọi hoạt động của các cơ quan Nhà nước đều phải phục vụ cho lợi ích của nhân dân.
Luyện tập 2 trang 86 Kinh tế và Pháp luật 10:
Lời giải:
a – Hành vi của T rất đúng vì T đã thực hiện quyền của mình trong việc tố cáo các hành vi sai phạm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b – Hành động của công ti A rất đúng vì mọi hành vi có nội dung phản cảm trái pháp luật đều vi phạm pháp luật và phải bị xử lí theo đúng luật pháp.
c – Hành động xin ý kiến của chính quyền địa phương V đã thể hiển nguyên tắc tập trung dân chủ rất rõ trong việc lấy ý kiến đóng góp của học sinh về việc xây dựng dự án cho thanh niên trên địa bàn.
d – Hành vi không tố cáo các hành vi sai phạm của ông K là một hành vi sai vì ông K là một công chức nhà nước, ông có nghĩa vụ phải nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật chứ không phải bao che cho những sai phạm.
Luyện tập 3 trang 87 Kinh tế và Pháp luật 10:
– Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến của K? Vì sao?
– Theo em, học sinh có nghĩa vụ bảo vệ, xây dựng bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không? Vì sao?
Lời giải:
– Em đồng tình với ý kiến của K vì K đã có trách nhiệm trong việc bảo vệ bộ máy nhà nước khi đã xác thực và ngăn cản các hành vi bêu xấu về cán bộ lãnh đạo nhà nước trên mạng xã hội.
– Theo em, học sinh có nghĩa vụ bảo vệ, xây dựng bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì học sinh cũng là một công dân của Việt Nam, là thế hệ tiếp nối của đất nước mà sau này sẽ trực tiếp tham gia và bộ máy Nhà nước.
Vận dụng 1 trang 87 Kinh tế và Pháp luật 10:
Lời giải:
(*) Bài tham khảo
– Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Thanh niên là rường cột nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, khẳng định vai trò của thanh niên vô cùng to lớn và bao trùm rất nhiều lĩnh vực. Trước yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các cấp, các ngành cần phát huy tốt vai trò của thanh niên; Đồng thời, thanh niên cũng cần tiếp tục tự khẳng định mình thực sự là lực lượng xung kích, sáng tạo trong đời sống xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
– Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, đại bộ phận thanh niên luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; trung thành, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; nêu cao tinh thần yêu nước, sẵn sàng hy sinh vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Bên cạnh đó, thanh niên luôn có khát vọng, ý chí vươn lên, có tinh thần đoàn kết, chia sẻ, tương thân, tương ái, vì cộng đồng và lợi ích quốc gia nên đã luôn có mặt ở những nơi khó khăn, gian khổ, xung kích hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao.
– Những việc làm và hoạt động của thanh niên được thể hiện rõ nhất ở các phong trào hành động Cách mạng, các chương trình hành động, tiêu biểu, như: “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”; Cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới hải đảo”, với các hoạt động như: “Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương”, “Đồng hành cùng ngư dân trẻ ra khơi”, “Góp đá xây Trường Sa”… đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong lòng thế hệ trẻ và nhân dân cả nước; góp phần làm thay đổi thái độ và nhận thức chính trị của thanh niên.
Vận dụng 2 trang 87 Kinh tế và Pháp luật 10:
Lời giải:
(*) Gợi ý:
– Hình thức: bài thuyết trình
– Địa điểm: Nhà văn hóa thôn
– Thành phần tham dự: đại diện ban lãnh đạo thôn; các bạn học sinh, người dân,…
– Nội dung tuyên truyền: vai trò của của học sinh góp phần bảo vệ chính quyền tại địa phương.