Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây
Mở đầu trang 51 Kinh tế và Pháp luật 10:
Lời giải:
– Tín dụng là việc chuyển giao vốn dựa trên cơ sở tín nhiệm và theo nguyên tắc hoàn trả, theo đó, người cho vay chuyển giao quyền sử dụng một lượng tài sản cho người vay trong một thời hạn nhất định.
– Trong đó, người vay có thể là cá nhân hoặc tổ chức, còn người cho vay là ngân hàng, hoặc tổ chức tài chính tín dụng nào đó. Sản phẩm vay có thể là hàng hóa hoặc tiền. Mối quan hệ vay và cho vay này có những quy định và ràng buộc cụ thể như vay tín chấp hay vay thế chấp. Bên cạnh đó, tín dụng thì luôn gắn với lãi suất. Những khoản vay tín dụng đều được áp lãi suất theo quy định của bên cho vay mà người vay muốn vay phải chấp nhận thực hiện.
Câu hỏi trang 5 Kinh tế và Pháp luật 10:
– Ngân hàng nhà nước đóng vai trò gì trong mối quan hệ vay mượn tiền để mua bán nhà của ông D? Ngân hàng đã dựa vào những điều kiện gì để quyết định cho ông D vay tiền?
Lời giải:
– Ngân hàng nhà nước đóng vai trò là bên cho vay, đảm bảo nhu cầu về vốn phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cá nhân ông D.
+ Điều kiện để quyết định cho ông D vay tiền: Ông D phải thế chấp sổ đỏ của ngôi nhà; Ông D phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi: 60% số tiền với lãi suất 8,2%/năm; Phải trả trong thời hạn đã cam kết là 10 năm thì mới nhận được lại sổ đỏ của ngôi nhà
Câu hỏi trang 51 Kinh tế và Pháp luật 10:
– Vì sao ông D phải cam kết hoàn trả số tiền vay cho ngân hàng đúng tiến độ?
– Theo em, tín dụng là gì?
Lời giải:
-Ông D phải cam kết hoàn trả số tiền vay cho ngân hàng đúng tiến độ vì khi hoàn trả số tiền vay đúng tiến độ thì ông D mới có thể nhận lại được sổ đỏ đã thế chấp khi vay.
Câu hỏi trang 51 Kinh tế và Pháp luật 10:
– Theo em, tín dụng là gì?
Lời giải:
– Tín dụng là quan hệ cho vay dựa trên cơ sở tin tưởng và tín nhiệm giữa bên cho vay và bên đi vay. Theo đó, bên cho vay chuyển giao một lượng vốn tiền tệ (hoặc tài sản) để bên vay sử dụng có thời hạn. Khi đến hạn, bên bay có nghĩa vụ hoàn trả vốn (hoặc tài sản) ban đầu và lãi suất.
Câu hỏi trang 52 Kinh tế và Pháp luật 10:
– Từ trường hợp trên, em hãy cho biết một số đặc điểm của tín dụng.
Lời giải:
– Một số đặc điểm của tín dụng:
+ Dựa trên cơ sở lòng tin
+ Tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi
+ Tính thời hạn
Câu hỏi trang 52 Kinh tế và Pháp luật 10:
– Giải thích vì sao khi sử dụng tín dụng phải hoàn trả cả vốn lẫn lãi. Cho ví dụ.
Lời giải:
+ Khi sử dụng tín dụng phải hoàn trả cả vốn lẫn lãi vì số tiền lãi phải trả cho các khoản mua tín dụng chính là sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và tín dụng. Vì thế người vay cần phải hoàn trả cả vốn lẫn lãi.
+ Ví dụ: A cho B vay 100.000.000 đồng có viết giấy vay ngày 02/2/2018 hẹn đến 02/02/2019 sẽ trả. Trong giấy vay, các bên có thỏa thuận B phải trả A theo đúng thời hạn với lãi suất hàng tháng là 12%/năm. Đến thời hạn, B trả tiền A theo đúng thời hạn quy định, số tiền B phải trả A theo thỏa thuận gồm:
Tiền lãi trên nợ gốc = (100.000.000 đồng x 12%/năm) x 12 tháng = 12.000.000 đồng.
Tiền phải trả = 100.000.000 đồng + 12.000.000 đồng = 112.000.000 đồng
Câu hỏi trang 52 Kinh tế và Pháp luật 10:
– Theo em, tín dụng đã đóng vai trò gì đối với các doanh nghiệp trong 2 trường hợp trên?
Lời giải:
Vai trò của tín dụng trong hai trường hợp trên: Là công cụ tài trợ vốn cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành mũi nhọn; thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung phát triển sản xuất.
Câu hỏi trang 53 Kinh tế và Pháp luật 10:
– Em hãy cho biết bà G nên lựa chọn phương thức thanh toán nào là phù hợp.
Lời giải:
– Bà G nên lựa chọn phương thức thanh toán trả góp.
Câu hỏi trang 53 Kinh tế và Pháp luật 10:
– Em hãy cho biết việc mua hàng bằng tiền mặt và tín dụng có gì khác nhau. Giải thích vì sao. Cho ví dụ.
Lời giải:
– Việc mua hàng bằng tiền mặt tức là người mua sẽ trả hết số tiền mặt hàng đó trong một lần và không phát sinh thêm bất kì khoản phí nào khác.
Mua hàng bằng hình thức trả góp tức là người mua sẽ phải thanh toán một khoản tiền trước, số tiền còn lại sẽ vay tiền ngân hàng, người mua cần phỉa trả nợ định kì theo thời gian cam kết và cộng thêm tiền lãi cho ngân hàng từng tháng.
Có sự khác nhau đó là do việc mua bán hàng hóa bằng hình thức trả góp chính là việc vay tín dụng ngân hàng, người mua phải hoàn thành trả nợ theo cam kết (thời hạn, tiền lãi,..).
– Ví dụ:
+ Mua hàng bằng tiền mặt: 24/9/2021, hãng điện thoại của Apple đã cho cho ra mắt thị trường dòng điện thoại Iphone 13 Pro Max với giá tại thời điểm đó là 35.000.000 đồng, chị D đã đến của hàng Thế giới di động và mua chiếc Iphone đó. Việc mua hàng được thanh toán bằng tiền mặt và trả một lần suy nhất.
+ Mua hàng bằng hình thức trả góp: Anh C mua trả góp chiếc điện thoại Iphone 13 Pro Max với giá bán trên thị trường là 34.000.000 đồng, anh C phải thực hiện trả trước cho cửa hàng bằng tiền mặt với số tiền là 17.000.000 đồng (50% giá trị sản phẩm), anh C kí kết hợp đồng trả góp số tiền còn lại trong vòng 6 tháng, lãi suất 2,41% cho ngân hàng. Hàng tháng anh C sẽ phải trả số tiền là 2.833.000 đồng cộng thêm 410.000 đồng tiền lãi. Số tiền này được hoàn trả hết trong vòng 6 tháng.
Luyện tập 1 trang 54 Kinh tế và Pháp luật 10:
Lời giải:
– Ý kiến a – Em đồng tình với ý kiến trên vì người cho vay sẽ chuyển giao quyền sử dụng một lượng tài sản cho người vay trong một thời hạn nhất định, người được cho vay sẽ có nghĩa vụ hoàn trả vốn ban đầu và lãi suất.
– Ý kiến b – Em không đồng tình với ý kiến trên vì có sự chệnh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và tín dụng, người ta gọi sự chênh lệch đó là tiền lãi.
– Ý kiến c – Em không đồng tình với ý kiến trên vì tín dụng là quan hệ vay mượn tiền bạc có thời hạn, thời hạn này được bên cho vay và bên đi vay thỏa thuận và được bên đi vay cam kết.
– Ý kiến d – Em đồng tình với ý kiến trên vì sự tin tưởng, tín nhiệm dựa trên cơ sở lòng tin là một trong những đặc điểm của tín dụng.
– Ý kiến đ – Em không đồng tình với ý kiến trên vì sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và tín dụng chỉ bao gồm tiền lãi.
– Ý kiến e – Em không đồng tình với ý kiến trên vì quan hệ tín dụng là một dạng quan hệ vay tài sản nhưng khác với các quan hệ vay tài sản thông thường ở chỗ, đối tượng nhận về không phải là vật cùng loại mà là tiền.
Luyện tập 2 trang 54 Kinh tế và Pháp luật 10:
Lời giải:
– Đặc điểm của tín dụng
+ Tính thời hạn, anh H đã không trả nợ đúng thời hạn (trong trường hợp 1)
+ Dựa trên lòng tin vào các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng chủ đạo của Việt Nam (trong trường hợp 2)
– Vai trò của tín dụng
+ Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất.
+ Công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế mũi nhọn.
Luyện tập 3 trang 54 Kinh tế và Pháp luật 10:
– Tìm sự chênh lệch giữa việc sử dụng tiền mặt và mua tín dụng trong hai trường hợp trên.
– Tính tổng số tiền phải hoàn trả (bao gồm tiền nợ gốc và tiền lãi) của K và D?
– Em hãy giúp K và D xử lí tình huống.
Lời giải:
Luyện tập 3 trang 54 Kinh tế và Pháp luật 10:
– Tính tổng số tiền phải hoàn trả (bao gồm tiền nợ gốc và tiền lãi) của K và D?
Lời giải:
+ Tổng số tiền K phải hoàn trả:
Số tiền gốc phải trả: 2.500.000 đồng x 24 tháng = 60.000.000 đồng
Số tiền lãi tính trên nợ gốc: 60.000.000 x 0,65% = 390.000 đồng
Số tiền phải trả: 60.000.000 đồng + 390.000 đồng = 60.390.000 đồng
+ Tổng số tiền D phải hoàn trả
Số tiền gốc phải trả: 1.000.000 đồng
Số tiền lãi tính trên nợ gốc: (1.000.000 x 15%) x 12 tháng = 1.800.000 đồng
Số tiền phải trả: 1.000.000 đồng + 1.800.000 đồng = 2.800.000 đồng
Luyện tập 3 trang 54 Kinh tế và Pháp luật 10:
– Em hãy giúp K và D xử lí tình huống.
Lời giải:
+ K có thể trả nợ khoản vay sớm tuy nhiên K sẽ phải chịu một số phí phát sinh do đã phá vỡ hợp đồng cam kết với Ngân hàng.
+ D sẽ phải hoàn trả đúng số tiền gốc và lãi do D đã cam kết với bên vay mượn.
Vận dụng 1 trang 55 Kinh tế và Pháp luật 10:
Lời giải:
(*) Gợi ý cấu trúc cẩm nang gồm các mục sau:
+ Bìa: trong đó có tên cẩm nang.
+ Nội dung: gồm phần khái niệm giới thiệu về tín dụng, đặc điểm, vai trò của tín dụng.
+ Phần liên hện: Một số ví dụ về đặc điểm và vai trò của tín dụng.
+ Phần mục lục: Số trang của từng phần
Vận dụng 2 trang 55 Kinh tế và Pháp luật 10:
Lời giải:
(*) Bài viết tham khảo
– Từ khi triển khai Chính sách tín dụng học sinh sinh viên đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội đã bám sát các Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành và các tổ chức chính trị – xã hội, tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp nhằm huy động đủ nguồn vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của các đối tượng chính sách, thanh toán các khoản nợ đến hạn; đồng thời củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách và các mặt hoạt động khác của các chi nhánh trong toàn hệ thống.
– Với mục tiêu không để một học sinh sinh viên nào đã trúng tuyển đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí, chính sách tín dụng học sinh sinh viên của ngân hàng chính sách xã hội đã chuyển tải vốn vay đến đúng đối tượng hưởng lợi và được sử dụng có hiệu quả.
– Chính sách tín dụng học sinh sinh viên đã rút ngắn chênh lệch giữa các vùng miền. Bất kể học sinh sinh viên ở nông thôn hay vùng núi, hải đảo, vùng xa xôi thuộc đối tượng vay vốn chính sách tín dụng HSSV theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg và các văn bản sửa đổi, bổ sung, khi thực hiện các quy trình, thủ tục vay vốn theo quy định sẽ được vay vốn để học tập có cơ hội thoát nghèo vươn lên trong cuộc sống.
– Bên cạnh đó, chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên được vận hành bởi bộ máy gọn nhẹ và có thể cho vay được nhiều đối tượng: học sinh sinh viên mồ côi, học sinh sinh viên thuộc hộ gia đình nghèo, học sinh sinh viên thuộc hộ gia đình cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn đột xuất, hộ vay vốn lao động nông thôn học nghề, hộ vay vốn bộ đội xuất ngũ học nghề với dư nợ tập trung chủ yếu ở đối tượng hộ cận nghèo, hộ có khó khăn đột xuất, hộ nghèo.
– Chính nhờ sự hỗ trợ kịp thời, nguồn vốn vay của chương trình này đã giúp chia sẻ phần nào nỗi lo về chi phí trong sinh hoạt, học tập cho nhiều học sinh sinh viên; tiếp sức cho các em vững bước theo đuổi ước mơ học tập, tạo dựng tương lai.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo