Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Kết Nối Tri Thức: tại đây
Mở đầu trang 93 KTPL lớp 10:
Lời giải:
– Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
Câu hỏi 1 trang 94 KTPL lớp 10:
Hiến pháp năm 2013 quy định chính thể của nước Việt Nam là gì?
Lời giải:
– Hiến pháp năm 2013 quy định chính thể của nước Việt Nam là cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Quyền lực tối cao thuộc về Quốc hội.
Câu hỏi 2 trang 94 KTPL lớp 10:
Chủ quyền và lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Hiến pháp năm 2013 quy định như thế nào? Hãy nêu ví dụ về việc thực hiện tốt quy định của Hiến pháp về chủ quyền, lãnh thổ.
Lời giải:
– Chủ quyền và lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Hiến pháp năm 2013 quy định bao gồm: đất liền, vùng trời, vùng biển và hải đảo, được hình thành và xác lập trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, là những giá trị thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
– Ví dụ về việc thực hiện tốt quy định của Hiến pháp về chủ quyền, lãnh thổ:
+ Đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo
+ Tham gia Nghĩa vụ quân sự, góp phần thực hiện việc bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ của Tổ quốc.
Câu hỏi 1 trang 95 KTPL lớp 10:
Bản chất của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Hiến pháp năm 2013 xác định là gì? Em hiểu bản chất đó như thế nào?
Lời giải:
– Bản chất của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Hiến pháp năm 2013 xác định là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức.
– Em hiểu bản chất đó là:
+ Quyền lực nhà nước không thuộc một đẳng cấp, một tổ chức xã hội hoặc một nhóm người nào. Quyền lực nhà nước phải hoàn toàn thuộc về nhân dân lao động bao gồm giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức và những người lao động khác mà nòng cốt là liên minh công nhân – nông dân – trí thức.
+ Nhân dân là người chủ sở hữu duy nhất toàn bộ tài sản vật chất và tinh thần của nhà nước, có quyền quản lý toàn bộ công việc của nhà nước và xã hội, giải quyết tất cả công việc có liên quan đến vận mệnh đất nước, đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng của toàn thể dân tộc.
Câu hỏi 2 trang 95 KTPL lớp 10:
Tổ chức quyền lực chính trị Việt Nam được Hiến pháp năm 2013 quy định thế nào? Em hãy nêu ví dụ việc thực hiện quyền lực nhà nước thể hiện đúng bản chất nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Lời giải:
– Tổ chức quyền lực chính trị Việt Nam được Hiến pháp năm 2013 quy định:
+ Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
+ Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
+ Nhà nước Việt Nam là trụ cột của hệ thống chính trị, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật.
+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội là bộ phận của hệ thống chính trị, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp Nhân dân, đồng thời góp phần tham gia quản lí nhà nước và xã hội
– Ví dụ việc thực hiện quyền lực nhà nước thể hiện đúng bản chất nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
+ Người dân từ 18 tuổi trở lên được tham gia bầu cử để bầu ra ra đại biểu Quốc hội.
+ Người dân từ 21 tuổi trở lên được tham gia ứng cử vào các cơ quan của nhà nước.
Câu hỏi 1 trang 96 KTPL lớp 10:
Em hãy cho biết, hiện nay nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại như thế nào? Trong quá trình thực hiện đường lối đối ngoại đó, Việt Nam đã đạt được những thành tựu gì?
Lời giải:
– Đường lối đối ngoại của Việt Nam: hòa bình, hữu nghị và hợp tác vì sự tiến bộ xã hội trên cơ sở tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của mỗi nước và những nguyên tắc cùng chung sống hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động, tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên, là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
– Thành tựu:
+ Đến năm 2021, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189/193 nước thuộc tất cả các châu lục
+ Có quan hệ tốt đẹp với tất cả nước lớn, các Uỷ viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
+ Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược với 17 quốc gia (trong đó có 3 đối tác chiến lược toàn diện), 13 đối tác toàn diện.
Câu hỏi 2 trang 96 KTPL lớp 10:
Theo em, đường lối đối ngoại của Việt Nam hiện nay có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của đời sống xã hội và sự phát triểm của đất nước?
Lời giải:
– Ý nghĩa của hoạt động đối ngoại
– Góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, giữ vững môi trường hoa bình, ổn định.
– Góp phần mở ra nhiều thị trường, thu hút được nhiều nguồn vốn, công nghệ, trí thức từ bên ngoài đề phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
– Tạo điều kiện để phát triển đất nước và nâng cao chất lượng, phát triển đời sống xã hội một cách toàn diện.
Câu hỏi trang 96 KTPL lớp 10:
Theo em, vì sao Hiến pháp có nội dung quy định về Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca, Quốc Khánh, Thủ đô của đất nước?
Lời giải:
– Hiến pháp có nội dung quy định về Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca, Quốc Khánh, Thủ đô của đất nước vì đó là những biểu tượng thiêng liêng của Tổ quốc, là niềm tự hào của mỗi quốc gia, dân tộc, là những nội dung quan trọng gắn liền với thể chế chính trị của quốc gia.
Luyện tập 1 trang 97 KTPL lớp 10:
Lời giải:
a. Sai, vì Hiến pháp quy định tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Tuy nhiên, mọi hoạt động của nhân dân đều phải tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật, không được làm những việc trải quy định của Hiến pháp và pháp luật.
b. Đúng, vì chia sẻ những thông tin có nội dung sai lệch về chủ quyền lãnh thổ, quốc gia là hành vi sai trái, vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ đất nước. Không chia sẻ các thông tin có nội dung sai lệch về chủ quyền, lãnh thổ là một cách để thực hiện nghĩa vụ của bản thân đối với đất nước.
c. Đúng, vì mỗi người dân đều có hoàn cảnh riêng, trong đó có những đối tượng đặc biệt khó khăn, sinh sống ở địa bàn xa xôi, hiểm trở như: vùng núi, vùng biên giới, hải đảo, Do đó, Nhà nước cần quan tâm, tạo điều kiện để tất cả mọi người, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số có thể thuận lợi phát huy quyền làm chủ của bản thân đối với đất nước.
d. Sai, vì bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc gia là trách nhiệm chung của Nhà nước và toàn xã hội.
Luyện tập 2 trang 97 KTPL lớp 10:
Lời giải:
– Trường hợp a. Cán bộ lãnh đạo A đã thực hiện đúng nghĩa vụ và trách nhiệm của mình khi khuyến khích nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của cơ quan nhà nước.
– Trường hợp b. Anh H chưa thực hiện đúng nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân vì có thái độ thờ ơ, từ chối tham gia cuộc họp chung của xã.
– Trường hợp c. Cán bộ xã B đã sai phạm, chưa thực hiện đúng nghĩa vụ và trách nhiệm của một cán bộ xã khi đổ lỗi cho người dân.
Luyện tập 3 trang 97 KTPL lớp 10:
Tình huống a.
Nếu là P, em sẽ thuyết phục các bạn như thế nào?
Tình huống b.
Nếu là bạn của T, em sẽ giải thích cho bạn như thế nào?
Lời giải:
– Xử lí tình huống a. Nếu là P, em sẽ thuyết phục các bạn đây là tài liệu quý về về biển đảo của đất nước mình. Nhóm của mình thật may mắn vì đã có cơ hội được tìm hiểu nhiều kiến thức bổ ích, chúng ta cũng nên chia sẻ cho các bạn trong trường cùng biết về quê hướng mình. Điều đó không chỉ cung cấp thêm sự hiểu biết cho các bạn mà còn nâng cao trách nhiệm bảo vệ chủ quyền đất nước của thế hệ học sinh.
– Xử lí tình huống b. Nếu là bạn của T, em sẽ giải thích cho bạn vì các bạn học sinh trên miền núi có ít điều kiện để học tập, làm việc và cuộc sống tốt như ở dưới xuôi, nên việc nhà nước quan tâm, giúp đỡ học sinh dân tộc miền núi sẽ là nguồn động lực, sự động viên để các bạn cố gắng vượt qua khó khăn.
Vận dụng 1 trang 97 KTPL lớp 10:
Lời giải:
(*) Tranh cổ động về bầu cử
Vận dụng 2 trang 97 KTPL lớp 10:
Lời giải:
– Biển nước ta được xác định theo 5 vùng: nội thủy; lãnh hải; tiếp giáp lãnh hải; đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Với hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa. Theo Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 thì nước Việt Nam có vùng biển rộng trên 1 triệu km2, chiếm khoảng 30% diện tích Biển Đông, gấp hơn 3 lần diện tích đất liền.
– Biển, đảo là một bộ phận cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc cùng với đất liền tạo ra môi trường sinh tồn và phát triển từ ngàn đời của dân tộc ta. Biển, đảo nước ta có vị trí chiến lược hết sức to lớn, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp bảo vệ nền độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, có liên quan trực tiếp đến sự phồn vinh của đất nước, đến văn minh và hạnh phúc của nhân dân.
– Trước hết phải nói về tiềm năng về kinh tế, với trên 2.040 loài cá, gồm nhiều bộ, họ khác nhau, trong đó có 100 loài cá có giá trị kinh tế cao; trên 600 loài rong biển là nguồn thức ăn có dinh dưỡng cao, nguồn dược liệu phong phú; dưới đáy biển chứa đựng một trữ lượng lớn khoáng sản quý như: Thiếc, Ti tan, Thạch anh, Nhôm, Sắt, Măng gan, Đồng, Kền và các loại đất hiếm; muối ăn chứa trong nước biển bình quân 3.500gr/m3; trữ lượng dầu khí ngoài khơi miền Nam Việt Nam có thể chiếm 25% trữ lượng dầu dưới đáy Biển Đông, có thể khai thác từ 30 đến 40 ngàn thùng/ngày (mỗi thùng 159 lít) khoảng 20 triệu tấn/năm, trữ lượng dầu dự báo của toàn thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khí đốt khoảng 3 nghìn tỷ m3/năm.
– Bờ biển nước ta chạy dọc từ Bắc tới Nam theo chiều dài đất nước, có nhiều cảng, vịnh… rất nhiều thuận tiện cho giao thông, đánh bắt hải sản. Nằm liền trục giao thông đường biển quốc tế từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương, trong tương lai sẽ là tiềm năng cho ngành kinh tế dịch vụ du lịch trên biển (đóng tàu, sữa chữa tàu, tìm kiếm cứu hộ, thông tin, dẫn dắt…).
– Bên cạnh đó, với thế mạnh bờ biển dài có nhiều bãi cát, vùng vịnh, hang động tự nhiên đẹp là tiềm năng du lịch lớn của nước ta, theo thống kê hàng năm trong tổng số khách đến tham quan, du lịch tại nước ta thì du lịch biển, đảo chiếm từ 50 – 60%.
– Biển, đảo nước ta là không gian chiến lược đặc biệt quan trọng đối với quốc phòng – an ninh của đất nước, hình thành nên tuyến phòng thủ nhiều tầng, nhiều lớp, những điểm tựa, pháo đài, trạm gác tiền tiêu, đồng thời là lá chắn vững chắc từ hướng biển, tạo thế liên hoàn biển – đảo – bờ trong thế trận phòng thủ khu vực. Lịch sử cho thấy trong 14 cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù đối với nước ta có 10 cuộc bắt đầu từ hướng biển.
– Ngày nay, Biển Đông cùng các đảo vẫn còn diễn ra tranh chấp và quyết liệt về chủ quyền giữa các quốc gia, nơi tiềm ẩn những bất trắc khó lường, đang là thách thức đe dọa đến chủ quyền lãnh thổ, an ninh của nước ta trên biển và từ hướng biển.
– Từ vị trí quan trọng của biển, đảo, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế – xã hội gắn với củng cố quốc phòng – an ninh và xây dựng các thế trận quốc phòng toàn dân trên các vùng biển, đảo. Ngày nay, với xu thế gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là nguồn tài nguyên không tái tạo được trên đất liền sẽ dần bị cạn kiệt, sự tồn tại và phát triển của con người đang hướng về đại dương.
– Vì vậy, vị trí, vai trò của biển càng trở nên quan trọng, việc tranh chấp, xác nhận chủ quyền biển, đầu tư phát triển kinh tế biển, củng cố quốc phòng – an ninh trên biển đang trở thành vấn đề nóng bỏng và có tính cấp bách cho các quốc gia có biển. Là quốc gia có biển, đó là một lợi thế lớn, chúng ta cần tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, tăng cường hơn nữa phát triển kinh tế biển với chiến lược toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, sớm đưa nước ta thành một quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu vực, gắn với bảo đảm quốc phòng – an ninh và hợp tác quốc tế.