Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Kết Nối Tri Thức: tại đây
Mở đầu trang 33 KTPL lớp 10:
Lời giải:
– Các loại thuế có ở Việt Nam: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế đăng ký doanh nghiệp, thuế môn bài,…
Câu hỏi 1 trang 33 KTPL lớp 10:
Vì sao chị P phải nộp thuế?
Lời giải:
Bởi vì đóng thuế là quyền và nghĩa vụ của mọi công dân. Vì thuế là nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước để đảm bảo các phúc lợi xã hội cho người dân. Vì vậy nộp thuế chính là để cân bằng mức độ giàu nghèo giữa các tầng lớp tránh sự phân biệt đối xử giữa giàu và nghèo.
Câu hỏi 2 trang 33 KTPL lớp 10:
Chị P nộp thuế cho ai?
Lời giải:
Chị P sẽ phải nộp thuế cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Câu hỏi trang 35 KTPL lớp 10:
Theo em, vì sao nhà nước phải thu thuế?
Lời giải:
– Khi nhà nước ra đời, để có tiền chi tiêu cho sự tồn tại và hoạt động của mình, nhà nước đã đặt ra chế độ thuế khóa do dân cư đóng góp để hình thành quỹ tiền tệ của mình.
– Vì vậy, thuế là nguồn thu chính của ngân sách nhà nước và qua thuế, nhà nước có thể điều tiết thị trường. Thuế cũng góp phần điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo cân bằng, lợi ích xã hội.
Câu hỏi trang 36 KTPL lớp 10:
Theo em, ngoài thuế thu nhận doanh nghiệp, doanh nghiệp X còn phải nộp loại thuế nào khác? Chi sẻ hiểu biết của em về những loại thuế đó.
Lời giải:
– Ngoại trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, doang nghiệp X còn phải nộp:
+ Thuế thu nhập cá nhân (được thu từ những người có thu nhập cao trong doanh nghiệp)
+ Thuế giá trị gia tăng (được tính trên giá trị tăng thêm của ô tô phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng, thường được tính cho người tiêu dùng)
+ Thuế nhập khẩu (do doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu linh kiện để lắp ráp ô tô)
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt (được thu nhằm điều tiết việc sản xuất và tiêu dùng xã hội cũng như nhập khẩu hàng hóa)
+ Thuế bảo vệ môi trường (xe ô tô gây ô nhiễm môi trường nên doanh nghiệp X có nghĩa vụ nộp thuế),…
Câu hỏi 1 trang 37 KTPL lớp 10:
Vì sao nộp thuế là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân?
Lời giải:
Bởi vì một trong số các khoản thu chính của ngân sách nhà nước là thuế. Thuế để ổn định ngân sách nhà nước, giúp nhà nước tồn tại và duy trì hoạt động. Đóng thuế là nghĩa vụ của công dân. Các khoản thu từ thuế sẽ được sử dụng với mục đích phục vụ nhân dân, các công trình công cộng. Công dân phải nộp thuế để được hưởng lợi ích từ ngân sách nhà nước.
Câu hỏi 2 trang 37 KTPL lớp 10:
Hãy nêu ví dụ về một số quyền lợi và nghĩa vụ của người nộp thuế.
Lời giải:
+ Quyền: Được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế, cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế. Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế, được biết thời hạn giải quyết hoàn thuế, số tiền thuế không được hoàn và căn cứ pháp lí đối với số tiền không được hoàn.
+ Nghĩa vụ: Khai thuế chính xác, trung thực,m đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn, chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin chính xác, trung thực và đầy đủ của hồ sơ thuế. Nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm.
Luyện tập 1 trang 37 KTPL lớp 10:
Lời giải:
a. Không đồng tình. Có thuế trực thu và thuế gián thu. Chủ thể chịu thuế có thể vừa phải đóng cả hai loại thuế này.
b. Không đồng tình. Vì thuế là công cụ quan trọng để nhà nước điều tiết thị trường và qua thuế, nhà nước hướng dẫn tiêu dùng theo hướng tích cực, bảo vệ thị trường trong nước.
c. Không đồng tình. Thuế là khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, các nhân . Dù kinh doanh thua lỗ thì doanh nghiệp vẫn phải nộp thuế.
d. Không đồng tình. Vì: người trực tiếp nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam (dù trên thực tế, người trả thuế là người tiêu dùng => thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu).
e. Đồng tình. Vì: thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng đối với một số loại hàng hóa đặc biệt, xa xỉ nhằm điều tiết sản xuất và tiêu dùng cũng như nhập khẩu hàng hóa, từ đó tăng doanh thu cho ngân sách nhà nước.
Luyện tập 2 trang 38 KTPL lớp 10:
Lời giải:
– Trường hợp a. Thuế thu nhập doanh nghiệp => vai trò: chiếm tỉ trọng lớn trong các loại thuế, góp phần ổn định nguồn thu ngân sách nhà nước, phân phối thu nhập, thúc đẩy đầu tư ở Việt Nam
– Trường hợp b. Thuế thu nhập cá nhân => Vai trò: góp phần điều tiết thu nhập trong xã hội
– Trường hợp c. Thuế tiêu thụ đặc biệt => Vai trò: góp phần điều tiết sản xuất và tiêu dùng; tăng khoản thu cho ngân sách nhà nước.
– Trường hợp d. Thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường => Vai trò: góp phần bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững.
Luyện tập 3 trang 38 KTPL lớp 10:
Lời giải:
– Trường hợp a. Đây là hành vi trái pháp luật. Công dân có nghĩa vụ phải khai và nộp thuế đầy đủ, trung thực, đúng thời hạn.
– Trường hợp b. Đây là hành vi trái pháp luật. Công dân có nghĩa vụ phải khai và nộp thuế đầy đủ, trung thực, đúng thời hạn.
– Trường hợp c. Đây là hành vi trái pháp luật. Công dân có nghĩa vụ phải khai và nộp thuế đầy đủ, trung thực, đúng thời hạn.
– Trường hợp d. Đây là hành động hỗ trợ tích cực của nhà nước đã giúp đỡ cá nhân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn của đại dịch COVID-19.
Luyện tập 4 trang 38 KTPL lớp 10:
Lời giải:
– Trường hợp a. Nộp thuế là quyền lợi của nhân dân vì nhân dân sẽ được hưởng lợi ích từ thuế qua các dịch vụ công cộng do nhà nước cung cấp. Nhiều người trốn thuế là do họ còn chưa có đủ kiến thức về thuế, họ tham lam,…
– Trường hợp b. Để điều tiết xã hội, cân bằng giàu nghèo.
– Trường hợp c. Vùng biển thuộc quyền sở hữu của nhà nước và để đảm bảo việc bảo vệ môi trường biển, cân bằng hệ sinh thái thì chủ tài cá phải nộp thuế.
– Trường hợp d. Họ phải nộp thuế thu nhập cá nhân, họ vẫn hưởng lợi từ các dịch vụ công cộng của nhà nước.
Vận dụng 1 trang 38 KTPL lớp 10:
Lời giải:
(Hướng dẫn)
– Nội dung bài viết cần chú ý các nội dung sau:
+ Nộp thuế là nghĩa vụ cao cả của người dân
+ Nêu quyền và nghĩa vụ của việc nộp thuế
+ Nêu lợi ích của việc nộp thuế
Vận dụng 2 trang 38 KTPL lớp 10:
Lời giải:
– Những người thân trong gia đình em đã thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế.