Chủ đề 4: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Kết Nối Tri Thức: tại đây

Mở đầu trang 39 KTPL lớp 10:

Lời giải:

(Hướng dẫn):

– Hoạt động sản xuất kinh doanh: Quán ăn phục vụ buổi sáng

– Hoạt động này đã tạo ra hàng hóa, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của xã hội, giảm tình trạng thất nhiệp và mang đến thu nhập cho người lao động. Từ đó đóng góp cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Câu hỏi 1 trang 40 KTPL lớp 10:

Anh T đã cung cấp dịch vụ để phục vụ bà con địa phương với mục đích gì? Hoạt động này có điểm gì khác so với hoạt động sản xuất trước đây?

Lời giải:

Anh T đã cung cấp dịch vụ để phục vụ bà con với mục đích giúp đỡ bà con phát triển chăn nuôi. Hoạt động này khác với hoạt động sản xuất trước là có sự tham gia của máy móc hiện đại và quy mô chăn nuôi lớn hơn trước. Hoạt động sản xuất ngày trước chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của gia đình, hoạt động hiện tại phát triển hơn để có nhiều sản phẩm được bán ra thị trường.

Câu hỏi 2 trang 40 KTPL lớp 10:

Hoạt động sản xuất kinh doanh của anh T đã mang lại lợi ích gì cho gia đình và xã hội?

Lời giải:

Hoạt động sản xuất của anh T đã mang lại thu nhập cho gia đình, giúp gia đình có cuộc sống ổn định, tạo ra hàng hóa cho xã hội để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước.

Câu hỏi 1 trang 40 KTPL lớp 10:

Việc sản xuất kinh doanh của hộ gia đình anh T do ai chịu trách nhiệm sản xuất và tiêu thụ sản phẩm? Số lao động tham gia là bao nhiêu?

Lời giải:

Việc sản xuất kinh doanh của hộ gia đình anh T do anh T chịu trách nhiệm sản xuất và do người dân chịu trách nhiệm tiêu thụ. Số lượng lao động tham gia là gần mười người.

Câu hỏi 2 trang 40 KTPL lớp 10:

Em có nhận xét gì về quy mô kinh doanh, khả năng huy động vốn của hộ gia đình anh T?

Lời giải:

– Quy mô nhỏ và khó huy động vốn.

Câu hỏi trang 41 KTPL lớp 10:

Hợp tác xã Đoàn kết gồm mấy thành viên? Hoạt động của hợp tác xã dựa trên nguyên tắc nào? Ưu điểm của mô hình hợp tác xã so với mô hình sản xuất hộ kinh doanh là gì? Theo em, tại sao anh T phải liên kết với các hộ gia đình khác?

Lời giải:

– Hợp tác xã Đoàn kết gồm có 9 thành viên.

– Hoạt động của hợp tác xã dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lí.

– Ưu điểm của mô hình hợp tác xã so với mô hình hộ sản xuất kinh doanh là có sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau từ đó tăng năng suất và đảm bảo giá bán ổn định.

– Anh T phải liên kết với các hộ gia đình khác vì anh T gặp khó khăn trong việc huy động vốn và năng suất chưa cao do quy mô sản xuất nhỏ, anh T khi tham gia Hợp tác xã Đoàn kết đã giải quyết hết các vấn đề này.

Câu hỏi trang 42 KTPL lớp 10:

Em hãy nêu những biểu hiện tính hợp pháp và tính tổ chức của doanh nghiệp X.

Lời giải:

– Tính hợp pháp của doanh nghiệp X được thể hiện qua việc Nhà nước đã cấp phép hoạt động và doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm cho các hoạt động kinh doanh bằng tài sản riêng của mình trước pháp luật.

– Tính tổ chức của doanh nghiệp X được thể hiện qua việc doanh nghiệp có trụ sở giao dịch, có cơ cấu nhân sự, có bộ máy điều hành.

Câu hỏi 5 trang 42 KTPL lớp 10:

Lời giải:

– Quyền sở hữu, quản lí và thức hiện nghĩa vụ của ông T: toàn quyền quyết định hoạt động kinh doanh, sử dụng lợi nhuận và chịu trách nhiệm vô hạn trước toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp.

Câu hỏi 1 trang 43 KTPL lớp 10:

Công ty hợp danh QT được thành lập bởi những ai? Các thành viên hợp danh có quyền lợi và nghĩa vụ gì trong công ty? Các thành viên góp vốn có quyền và nghĩa vụ gì trong cty?

Lời giải:

– Công ty hợp danh QT được thành lập bởi ông Q và anh trai của ông – ông T. Các thành viên hợp danh có quyền quản lí, tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.

Câu hỏi 2 trang 43 KTPL lớp 10:

Theo em, công ty hợp danh có ưu điểm gì so với công ty tư nhân?

Lời giải:

– Ưu điểm của công ty hợp danh so với công ty tư nhân: dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh, có tư cách pháp nhân, khả năng chịu trách nhiệm tài sản cao hơn,…

Câu hỏi trang 44 KTPL lớp 10:

Em có nhận xét gì về mục đích thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của anh N?

Lời giải:

– Mục đích thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của anh N giúp giảm thiểu rủi ro. Anh chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn, không lo ảnh hưởng tới tài sản khác của gia đình.

Câu hỏi trang 44 KTPL lớp 10:

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của anh N được chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên như thế nào? Cơ chế tổ chức và hoạt động ra sao?

Lời giải:

– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của anh N được chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi có 4 người bạn thân của anh N đầu tư thêm 4 tỉ đồng vốn điều lệ.

– Cơ chế tổ chức và hoạt động là cả năm người hợp thành Hội đồng thành viên, duy trì  hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp.

Câu hỏi trang 45 KTPL lớp 10:

Công ty cổ phần A được hình thành như thế nào? Em hãy nêu phương thức hoạt động của công ty cổ phần?

Lời giải:

– Công ty cổ phần A được hình thành bằng vốn đóng góp của hàng trăm cổ đông.
– Phương thức hoạt động của công ty cổ phần là hàng năm, công ty sẽ tổ chức Đại hội cổ đông để bầu ra Hội đồng quản trị. Công ty sẽ phát hành chứng khoán để huy động vốn. Các cổ đông được chia lợi tức cổ phần theo số cổ phần đóng góp cho công ty.

Câu hỏi trang 46 KTPL lớp 10:

Em hãy phân tích số vốn của doanh nghiệp K trước và sau khi cổ phần hóa.

Lời giải:

– Trước khi cổ phần hóa, vốn của doanh nghiệp K là 100% của nhà nước.

– Sau khi cổ phần hóa, vốn của doanh nghiệp K chỉ còn 54% là của nhà nước, 46% còn lại là của tư nhân đầu tư.

Luyện tập 1 trang 46 KTPL lớp 10:

Lời giải:

– Em đồng tình với ý kiến a. Sản xuất kinh doanh tạo ra của cải vật chất, công ăn việc làm cho xã hội. Từ đó giảm tỉ lệ thất nghiệp và tệ nạn xã hội.

– Em không đồng tình với ý kiến b. Sản xuất kinh doanh sẽ giúp đỡ các nghề truyền thống ở địa phương phát triển, tới tay người tiêu dùng nhiều hơn.

– Em không đồng ý với ý kiến c. Kinh doanh trực tuyến cần nhà xưởng để sản xuất hàng hóa chất lượng và trí tuệ để có thể tạo ra hàng hóa, đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng,…

– Em đồng tình với ý kiến d. Sản xuất kinh doanh giúp tạo thu nhập cho lao động, đem lại cuộc sống ấm no cho mọi người trong xã hội. Từ đó đóng góp cho sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và đất nước.

Luyện tập 2 trang 46 KTPL lớp 10:

Lời giải:

a. So sánh mô hình hộ sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân

 

Hộ sản xuất kinh doanh

Doanh nghiệp tư nhân

Bản chất

– Là một mô hình kinh doanh nhỏ lẻ do cá nhân hoặc nhóm cá nhân làm chủ (không phải doanh nghiệp)

Là mô hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ

Chủ thể

thành lập

– Cá nhân hoặc một nhóm người là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

– (Hoặc) Một số hộ gia đình làm chủ, tự tổ chức sản xuất kinh doanh

– Do một cá nhân đủ 18 tuổi,  có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài làm chủ.

Quy mô

Kinh doanh

– Sử dụng dưới 10 lao động

– Chỉ được đăng kí kinh doanh tại một địa điểm

– Lớn hơn hộ kinh doanh

– Không giới hạn quy mô, vốn, địa điểm kinh doanh, số lượng lao động

Đăng kí

kinh doanh

– Tùy từng trường hợp mới cần phải đăng kí kinh doanh

– Thực hiện đăng kí kinh doanh ở cơ quan cấp huyện và không có con dấu

– Luôn bắt buộc phải thực hiện đăng kí kinh doanh theo thủ tục thành lập doanh nghiệp

– Thực hiện đăng kí kinh doanh ở Sở kế hoạch đầu tư. Được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh và con dấu

Cơ cấu tổ chức

Quản lí

Không có hệ thống tổ chức quản lí rõ ràng

Cơ cấu quản lí chặt chẽ hơn hộ kinh doanh. Chủ doanh nghiệp toàn quyền quyết định việc quản lí, điều hành hoạt động kinh doanh

Chuyển nhượng

Không được chuyển nhượng hộ kinh doanh cho chủ thể khác

– Có thể bán hoặc cho thuê doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp

Giải thể

– Không áp dụng hình thức: phá sản, giải thể như quy định của Luật doanh nghiệp, luật phá sản

– Áp dụng hình thức: phá sản, giải thể như quy định của Luật doanh nghiệp, luật phá sản

b. So sánh mô hình hộ sản xuất kinh doanh và hợp tác xã

 

Hộ sản xuất kinh doanh

Hợp tác xã

Quyền hạn quyết định của thành viên

Do chủ hộ kinh doanh hoặc theo thỏa thuận giữa các thành viên trong hộ gia đình

Có quyền bình đẳng giữa các thành viên trong mọi quyết định, hoạt động của hợp tác xã

Người đại diện theo pháp luật

Chủ hộ kinh doanh

Chủ tịch hội đồng quản trị

Cơ cấu tổ chức

Chủ hộ kinh doanh, thành viên

Đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên

Căn cứ phân chia lợi nhuận

Phân chia lợi nhuận sẽ do cá nhân hoặc thành viên hộ gia đình xác định, thống nhất.

Lợi nhuận được phân chia chủ yếu dựa theo công sức thành viên đóng góp và mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Phần còn lại mới được chia theo tỷ lệ vốn góp.

Quyền và trách nhiệm tài sản

Chịu trách nhiệm vô hạn

Chịu trách nhiệm hữu hạn

Quyền khắc và

sử dụng

con dấu

Không được khắc dấu

Được quyền khắc và sử dụng con dấu

c. So sánh doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH 1 thành viên

Tiêu chí

Doanh nghiệp tư nhân

Công ty TNHH 1 thành viên

 Chủ sở hữu

– Cá nhân

Tổ chức, cá nhân

 Điều khoản ràng buộc

– Có

– Không có

 Vốn điều lệ

– Góp đủ ngay khi đăng ký

– Góp đủ trong thời hạn 90 ngày

 Tài sản công ty và tài sản chủ sở hữu

– Không tách biệt

– Tách biệt

 Chịu trách nhiệm tài sản

– Vô hạn

– Hữu hạn

 Khả năng huy động vốn

– Hạn chế

– Đa dạng

 Tư cách pháp nhân

– Có 

– Không

 Quyền góp vốn, mua cổ phần vốn góp

– Không có

– Có

 Tăng, giảm vốn điều lệ

– Không có điều kiện

– Có điều kiện

 Cơ cấu tổ chức, quản lý

– Có 1 mô hình

– Có 2 mô hình

d. So sánh công ty tư nhân và công ty hợp danh

 

Doanh nghiệp tư nhân

Công ty hợp danh

Tư cách

pháp  nhân

Không có tư cách pháp nhân.

Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Chủ thể

thành lập

– Do một cá nhân thành lập. Mỗi cá nhân chỉ được thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân.

– Ít nhất 2 thành viên hợp danh là cá nhân thành lập.

Cơ cấu

tổ chức

Cơ cấu tổ chức đơn giản, gồm chủ sở hữu công ty. Chủ sở hữu công ty có thể là Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, hoặc thuê người khác làm Giám đốc, Tổng giám đốc.

Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc, Tổng Giám đốc.

Tài sản

doanh nghiệp

Không có sự tách bạch giữa tài sản của doanh nghiệp và tài sản của chủ sở hữu, chủ sở hữu có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Các thành viên hợp danh phải thực hiện chuyển quyền sở hữu tài sản vốn góp cho công ty.

Trách nhiệm

tài sản

– Chịu trách nhiệm vô hạn đối với nghĩa vụ của doanh nghiệp.

– Các thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Đại diện theo

pháp luật

– Chủ sở hữu là người đại diện theo pháp luật.

Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát công ty.

Vốn

– Vốn đầu tư do chủ sở hữu doanh nghiệp tự đăng ký.

– Tài sản của doanh nghiệp tư nhân không hoàn toàn độc lập với tài sản của chủ sở hữu.

Bao gồm vốn góp của thành viên hợp danh khi thành lập và vốn góp của thành viên góp vốn. Tài sản của công ty hợp danh độc lập hoàn toàn với tài sản của cá nhân thành viên hợp danh.

Quyền đối với phần vốn góp

– Chủ sở hữu có thể cho thuê hoặc bán doanh nghiệp tư nhân.

Thành viên hợp danh không có quyền chuyển nhượng phần góp vốn trừ trường hợp được các thành viên hợp danh khác đồng ý.

– Thành viên góp vốn được tự do chuyển nhượng vốn góp.

e. So sánh công ty cổ phần và công TNHH hai thành viên trở lên

 

Công ty cổ phần

Công TNHH hai thành viên trở lên

Số lượng

thành viên

– Tối thiểu là 03 thành viên và không giới hạn tối đa.

Tối thiểu là 02 thành viên và tối đa là 50 thành viên.

Cấu trúc vốn

Vốn điều lệ chia thành các phần bằng nhau, được ghi nhận bằng cổ phiếu.

Vốn điều lệ không chia thành các phần bằng nhau.

Góp vốn

– Góp đủ số vốn đã đăng ký góp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.

Góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Chỉ được góp bằng tài sản khác nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại.

Huy động vốn

Được phát hành cổ phiếu.

Không được phát hành cổ phiếu.

Chuyển nhượng vốn

Dễ dàng, tự do chuyển nhượng (trừ trong 03 năm đầu, cổ đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông sáng lập khác và cho người khác không phải là cổ đông sáng lập khi được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông).

Chuyển nhượng phải có điều kiện (ưu tiên chuyển nhượng cho thành viên công ty).

Cơ cấu tổ chức công ty

– Mô hình 1: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (công ty có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức giữ dưới 50% tổng số cổ phần thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát);

– Mô hình 2: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị).

– Có một mô hình gồm Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát (công ty có ít hơn 11 thành viên không bắt buộc thành lập Ban kiểm soát).

Luyện tập 3 trang 47 KTPL lớp 10:

– Tìm hiểu và nhận xét ưu điểm, hạn chế của một số mô hình hộ sản xuất kinh doanh ở địa phương em.

– Tìm hiểu một mô hình hợp tác xã sản xuất kinh doanh trong thực tế, giới thiệu mô hình này với các bạn trong lớp.

– Tìm hiểu trong thực tiễn một doanh nghiệp thuộc một trong các loại hình sau và giới thiệu vài nét về doanh nghiệp đó: doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên, doanh nghiệp nhà nước.

Lời giải:

– Tìm hiểu hộ kinh doanh: sản xuất nón lá ở Ngọc Mỹ (Quốc Oai, Hà Nội).

– Ưu điểm và hạn chế của mô hình hộ sản xuất kinh doanh:

+ Ưu điểm: quy mô nhỏ lẻ, bộ máy quản lí gọn nhẹ, dễ tạo việc làm

+ Hạn chế: khó huy động vốn, khó tăng quy mô và đầu tư trang thiết bị, khó đáp ứng yêu cầu của khách hàng lớn.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Luyện tập 4 trang 47 KTPL lớp 10:

Tình huống a.

Theo em, anh C có nên làm theo lời khuyên đó không? Vì sao?

Tình huống b.

Em có lời khuyên gì cho bạn N?

Lời giải:

– Xử lí tình huống a. Anh C nên làm theo lời khuyên đó. Lên thành phố làm thuê vất vả mà không được mấy. Anh C nên về quê, chọn một mô hình kinh doanh phù hợp, tạo thu nhập cho gia đình và công ăn việc làm cho bà con ở quê, góp phần giúp đỡ miền quê giàu có, phát triển hơn.

– Xử lí tình huống b. Em sẽ khuyên N lựa chọn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế gia đình của N. Nếu gia đình N có điều kiện lo ăn học cho N hết 4 năm đại học, N nên học đại học để tìm được công việc tốt hơn, được tiếp xúc với tầng lớp tri thức. Nếu gia đình N không đủ khả năng cho bạn học đại học, N có thể học thêm kĩ thuật làm bánh, mở một tiệm bánh rồi phát triển của hàng lên, tăng thu nhập cho gia đình, tạo công ăn việc làm cho bà con ở quê, phát triển quê hương.

Vận dụng 1 trang 47 KTPL lớp 10:

Lời giải:

(*) Giới thiệu mô hình kinh doanh phở

I. Giới thiệu

Phở có thể được xem là món ăn đặc trưng của người Việt Nam, nhiều người nước ngoài chỉ biết đến Việt Nam thông qua món phở. Và đây cũng là một món ăn rất phổ biến được nhiều người ưa thích. Chính vì vậy, việc kinh doanh quán phở là một mô hình kinh doanh hiệu quả dành cho những người đam mê kinh doanh ẩm thực Việt Nam.

II. Điều kiện khởi nghiệp

– Vốn: Tùy khu vực, nếu tôi khởi nghiệp tại các khu vực trung tâm thành phố thì vốn đầu tư ban đầu: từ 100 triệu trở lên, vốn đầu tư sẽ trang trải các chi phí:

+ Tiền đặt cọc thuê mặt bằng và tiền thuê mặt bằng tháng đầu tiên;

+ Chi phí sửa chữa mặt bằng và mua sắm bàn ghế, dụng cụ và trang trí quán;

+ Dự phòng chi phí hoạt động cho 3 tháng đầu tiên

– Con người

+ Tuyển người: nếu quy mô nhỏ, tôi sẽ cân nhắc việc thuê nhân viên vừa đủ, tránh có chi phí lớn trong giai đoạn đầu. Trong giai đoạn đầu, cần có các vị trí: nấu và múc nước lèo, phục vụ, rửa chén, thu ngân. Trong đó, đầu bếp đóng vai trò hết sức quan trọng, cần tuyển người nấu ngon và có tâm huyết với nghề.

+ Quản lý: ban đầu tôi sẽ là người quản lý để nắm rõ tình hình hoạt động của quán, để có những điều chỉnh thích hợp về khẩu vị, giá bán, dịch vụ…, khi quán đi vào hoạt động ổn định, tôi có thể tuyển nhân viên Quản lý.

– Pháp lý: sau khi đã thuê mặt bằng, tôi sẽ đến phường, xã nơi tôi dự định mở quán để đăng ký giấy phép kinh doanh.

– Lợi thế

+ Nếu tôi có năng khiếu về nấu ăn thì việc kinh doanh quán phở sẽ gặp nhiều thuận lợi. Việc thuê đầu bếp nấu phở, cần phải kỹ lưỡng, vì nó quyết định sự thành bại.

+ Địa điểm kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng khi mở quán, nó quyết định giá bán, số lượng khách hàng có thể đạt đến.

– Lập kế hoạch kinh doanh:

+ Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh tại khu vực mình sắp kinh doanh. Từ đó, lựa chọn khách hàng mục tiêu để lên kế hoạch kinh doanh cụ thể.

+ Tôi cần xác định về thời gian bán, chỉ vào buổi sáng hoặc bán cả ngày? Nên tập trung kinh doanh 01 món phở thì tốt nhất.

+ Lên kế hoạch về marketing (băng rôn, tờ rơi, quảng cáo), kế hoạch tuyển dụng nhân viên và phương án quản lý kinh doanh chi tiết (quản lý nguyên vật liệu đầu vào, quản lý thu ngân, điều hành nhân viên)…

+ Lập kế hoạch doanh thu, chi phí, lợi nhuận cho từng tháng, dự trù kinh doanh lỗ trong 3 tháng đầu tiên.

– Kiến thức, kỹ năng chuyên môn

+ Cần am hiểu về ẩm thực, đặc biệt nghiên cứu kỹ về món Phở;

+ Kinh doanh Phở bò thì phổ biến hơn, cách nấu Phở bò đòi hỏi nhiều công đoạn và có những bí quyết để nấu một nồi Phở ngon, mang đậm hương vị Phở.

+ Nấu nước lèo là công đoạn quan trọng nhất, gần như quyết định nhiều nhất để có 1 tô Phở ngon.

+ Nấu 1 nồi Phở bò đòi hỏi bạn phải nắm được các yếu tố sau: mùi thơm của bò, hoa hồi và quế; vị đậm đà và ngọt của thịt bò….

+ Ngoài nước lèo, cách trình bày, bánh phở, rau, giá, nước mắm nêm thêm, chanh, ớt, tỏi… sẽ giúp cho tô phở thơm, ngon hơn.

+ Có kiến thức về quản lý, tổ chức hoạt động mô hình từ quán nhỏ và có thể phát triển thành chuỗi hoặc quán Phở lớn.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Vận dụng 2 trang 47 KTPL lớp 10:

Lời giải:

– Các lợi ích mà sản xuất kinh doanh đem lại cho đời sống kinh tế – xã hội ở địa phương:

+ Tạo thêm thu nhập cho người dân, tạo cuộc sống ấm no cho mọi người.

+ Tạo thêm công ăn việc làm cho lao động, lamg giảm tình trạng thất nghiệp.

+ Làm tăng hàng hóa/ dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

+ Làm giảm đi các tệ nạn xã hội và tội phạm ở địa phương.

+ Đảm bảo người dân có chất lượng cuộc sống được nâng cao.

+ Phát triển kinh tế địa phương, giúp địa phương thoát nghèo. Từ đó đóng góp một phần cho sự phát triển kinh tế  – xã hội của đất nước.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 941

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống