Chủ đề 2: Vai trò của sử học

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Cánh Diều: tại đây

Mở đầu trang 25 Lịch Sử 10:

Vậy Sử học có những đóng góp gì vào sự kiện trên? Sử học có vai trò như thế nào trong công tác bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên? Sử học Có mối quan hệ như thế nào đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực Công nghiệp văn hoá?

Lời giải:

– Sử học có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với: công tác bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên; công nghiệp văn hóa và phát triển ngành du lịch.

Câu hỏi trang 27 Lịch Sử 10:

Lời giải:

– Sử học và di sản văn hóa, di sản thiên nhiên có mối quan hệ gắn bó, mật thiết:

+ Thứ nhất, các loại hình di sản văn hoá (vật thể, phi vật thể, hỗn hợp,…) đều đóng vai trò là nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt đối với nghiên cứu lịch sử. Việc bảo tồn

di sản theo dạng thức vốn có là cơ sở để nhà sử học có thể miêu tả, trình bày lịch sử quá khứ một cách chính xác.

+ Thứ hai, Sử học nghiên cứu về lịch sử hình thành, phát triển của di sản văn hoá, di sản thiên nhiên, xác định vị trí, vai trò và ý nghĩa của di sản đối với cộng đồng

+ Thứ ba, Sử học cung cấp những thông tin có giá trị và tin cậy (về đặc điểm, loại hinh, cấu trúc, địa bàn dân cư, tác động – ảnh hưởng,…) liên quan đến di sản văn hoá, di sản thiên nhiên, làm cơ sở cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.

+ Thứ tư, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì kí ức và bản sắc cộng đồng, thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển bền vững, giáo dục thể hệ trẻ, bảo vệ sự đa dạng văn hoá và đa dạng sinh học trên toàn cầu.

+ Thứ năm, sử học xác định giá trị của các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên cần bảo tồn, đề xuất những hình thức, phương pháp bảo tồn bền vững, hiệu quả. Ngược lại, công tác bảo tồn giúp giữ gìn được những giá trị lịch sử của di sản cho cộng đồng và nhân loại.

– Ví dụ: Những dấu tích còn lại của thành Cổ Loa (thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội hiện nay) là nguồn sử liệu quan trọng, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lịch sử của nhà nước Âu Lạc. Ngược lại, thông qua các tri thức lịch sử về thành Cổ Loa, chúng ta có thể xác định được vai trò và ý nghĩa của di sản này đối với cộng đồng; từ đó có giải pháp bảo tồn phù hợp đối với di sản.

Câu hỏi trang 28 Lịch Sử 10:

Lời giải:

– Vai trò của sử học đối với ngành công nghiệp văn hóa:

+ Cung cấp những tri thức liên quan đến ngành (về quá trình hình thành, phát triển và biến đổi; về vị trí, vai trò của ngành trong đời sống xã hội, )

+ Hình thành ý tưởng và nguồn cảm hứng cho ngành Công nghiệp văn hoá (đề tài phim ảnh, các loại hình giải trí thời trang… gắn với quảng bá di sản văn hoá).

+ Nghiên cứu, đề xuất chiến lược phát triển bền vững (kết hợp giữa bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hoá với phát triển kinh tế, xã hội).

– Tác động của ngành công nghiệp văn hóa đối với sử học:

+ Cung cấp thông tin, nguồn tri thức của ngành cho việc nghiên cứu lịch sử (về quá trình ra đời thực trạng triển vọng, vị trí và đóng góp của ngành đối với xã hội,…).

+ Thúc đẩy sử học phát triển (quảng bá các giá trị lịch sử, văn hoá truyền thống,… của các cộng đồng, cũng như tri thức lịch sử và văn hoá nhân loại).

+ Góp phần lưu giữ và phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá trong cộng đồng (thông qua ngành để giáo dục các thế hệ, tôn vinh các giá trị lịch sử, văn hoá,…)

Câu hỏi trang 30 Lịch Sử 10:

Lời giải:

Vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch.

– Là nguồn di sản, tài nguyên quý giá để phát triển ngành du lịch, đem lại những nguồn lực lớn

– Cung cấp tri thức lịch sử, văn hóa để hỗ trợ quả bá, thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững

– Cung cấp bài học kinh nghiệm, hình thành ý tưởng để lên kế hoạch, xây dựng chiến lược phát triển ngành du lịch

Câu hỏi trang 30 Lịch Sử 10:

Lời giải:

– Tác động của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa:

+ Mang lại nguồn lực hỗ trợ cho việc bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa

+ Cung cấp thông tin của ngành để sử học nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững

+ Quảng bá lịch sử, văn hóa cộng đồng ra bên ngoài; kết nối và nâng cao vị thế của các ngành du lịch, sử học

Ví dụ: Thừa Thiên Huế (Việt Nam) là một điểm đến hội tụ của nhiều loại hình di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, hấp dẫn khách du lịch trong nước lẫn quốc tế. Việc tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh các hoạt động quảng bá du lịch, coi du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn đã có tác động tích cực; góp phần quảng bá lịch sử và văn hóa của dân tộc Việt Nam. Ngày 19/5/2016, tại Đại Nội Huế đã diễn ra triển lãm “Huế trong mắt các họa sĩ màu nước quốc tế 2016”. Triển lãm này là một trong minh chứng cho thấy sức hút của các di sản văn hóa – lịch sử Việt Nam đối với du khách.

Luyện tập 1 trang 30 Lịch Sử 10:

Lời giải:

(*) Sơ đồ tham khảo

Luyện tập 2 trang 30 Lịch Sử 10:

Lời giải:

* Kể tên 5 di sản văn hóa của Việt Nam được UNESCO ghi danh là Di sản Thế giới

+ Nhã nhạc cung đình Huế – được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (năm 2003)

+ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương ở Phú Thọ – được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (năm 2012)

+ Khu di tích Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) – được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới (năm 2010)

+ Thành nhà Hồ – được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới (năm 2011)

+ Quần thể di tích Cố đô Huế – được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới (năm 1993).

* Giới thiệu về các giá trị lịch sử và văn hóa liên quan đến các di sản

– Nhã nhạc cung đình Huế:

+ Giá trị lịch sử: cung cấp những thông tin phản ánh về lễ nghi cung đình ở Việt Nam thời phong kiến

+ Giá trị văn hóa: góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra bên ngoài; là nguồn tài nguyên để phát triển du lịch…

– Tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương ở Phú Thọ:

+ Giá trị lịch sử: phản ánh về đời sống tinh thần của người Việt cổ thời Văn Lang

+ Giá trị văn hóa: phản ánh lòng tự hào về cội nguồn dân tộc; truyền thống uống nước nhớ nguồn được trao truyền từ đời này sang đời khác của nhân dân Việt Nam; góp phần giáo dục lòng yêu nước, đoàn kết cộng đồng dân tộc; đồng thời góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra bên ngoài; là nguồn tài nguyên để phát triển du lịch…

– Khu di tích Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội):

+ Giá trị lịch sử: Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, kể cả di tích khảo cổ học phát hiện trong lòng đất và các di tích trên mặt đất, đã cung cấp nhiều nguồn sử liệu quý, phản chiếu bề dày lịch sử gần như liên tục từ: thủ phủ An Nam, thành Đại La thế kỷ thời thuộc Đường (VII – IX), đến Cấm thành Thăng Long từ thời Lý qua Trần, Lê Sơ, Mạc, Lê trung hưng (thế kỉ X – cuối thế kỷ XVIII), rồi thành Thăng Long – Hà Nội thời Nguyễn (thế kỷ XIX), qua thời Pháp thuộc (thế kỉ XX) cho đến hiện nay.

+ Giá trị văn hóa: Di tích Hoàng Thành góp phần nâng cao hình ảnh của Hà Nội và Việt Nam như một trung tâm văn hoá có bề dày lịch sử, từ đó khuyến khích niềm tự hào dân tộc; quảng bá lịch sử và văn hóa Việt Nam ra bên ngoài; tạo sức hút lớn về du lịch…

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Vận dụng 3 trang 30 Lịch Sử 10:

Lời giải:

(*) Giới thiệu Văn Miếu – Quốc Tử Giám

– Văn Miếu – Quốc Tử Giám hiện nay thuộc địa bàn quận Đống Đa và Ba Đình, thành phố Hà Nội.

– Theo tư liệu lịch sử, năm 1070, Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối, vẽ tượng thất thập nhị hiền, bốn mùa tế tự và cho Hoàng thái tử đến học. Năm 1076, triều đình lại cho lập Quốc Tử Giám. Năm 1253 (đời Trần), đổi tên Quốc Tử Giám thành Quốc Tử viện. Đến đời Lê (năm 1483), đổi tên Quốc Tử viện thành Thái Học đường. Thời Nguyễn, khu vực này được đổi thành Văn Miếu Hà Nội.

– Trải qua thời gian gần 1000 năm, các công trình kiến trúc của di tích có sự thay đổi nhất định. Hiện nay, di tích còn bảo tồn được một số hạng mục kiến trúc thời Lê và thời Nguyễn. Khu nhà Thái Học mới được Nhà nước phục dựng năm 1999 – 2000.

– Dựa vào công năng kiến trúc, có thể chia di tích thành hai khu vực chính: Văn Miếu (nơi thờ tự tiên Nho) và Quốc Tử Giám (trường đào tạo trí thức Nho học).

– Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học tiêu biểu của di tích, năm 1962, Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã xếp hạng Văn Miếu- Quốc Tử Giám là Di tích quốc gia; ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Văn Miếu – Quốc Tử Giám là di tích quốc gia đặc biệt.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 908

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống