Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Kết Nối Tri Thức: tại đây
Mở đầu trang 6 Lịch Sử 10:
Lời giải:
– Các hiện vật như vậy cung cấp những thông tin khách quan về những gì đã diễn ra trong quá khứ. Thông qua việc nghiên cứu các hiện vật đó, chúng ta có thể phần nào trình bày, tái hiện lại hiện thực lịch sử.
Câu hỏi 1 trang 9 Lịch Sử 10:
Lời giải:
– Câu nói của Ét-uốt Ha-lét Ca gợi cho em suy nghĩ đến việc:
+ Giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử luôn có khoảng cách, do đó, các nhà sử học luôn phải “tương tác” với sự thật lịch sử để không ngừng khám phá, tái hiện lại hiện thực lịch sử.
+ Việc phám phá, tìm hiểu về sự thật lịch sử lại phụ thuộc vào các yếu tố như: nhu cầu nhận thức của con người trong xã hội hiện đại; phương pháp tiếp cận; năng lực nhận thức và sự phong phú của nguồn sử liệu. Chính bởi vậy, việc tìm hiểu lịch sử chính là cách con người “đối thoại”, trò chuyện với quá khứ.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo
Câu hỏi 2 trang 9 Lịch Sử 10:
Lời giải:
– Hình 2 và hình 3 là hiện thực lịch sử
– Hình 4 (tác phẩm: chuyện nỏ thần của Tô Hoài) là nhận thức lịch sử.
Câu hỏi 3 trang 9 Lịch Sử 10:
Lời giải:
* Điểm giống và khác nhau giữa 2 tấm bia:
– Giống nhau: nội dung trên cả 2 tấm bia đều đề cập đến sự kiện:
+ Ngày 27/4/1521, Ma-gien-lăng và đoàn thủy thủ Tây Ban Nha đổ bộ lên đảo Xê-bu của Phi-lip-pin và xung đột với người dân ở đó.
+ Trong cuộc đụng độ với người dân đảo Xê-bu, Ma-gien-lăng đã chết.
– Khác nhau:
+ Nội dung trong tấm bia hình 5: phản ánh về cuộc kháng chiến chống xâm lược của người dân đảo Xê-bu dưới sự lãnh đạo của vị thủ lĩnh mang tên La-pu-la-pu. Kết quả của cuộc đấu tranh là: người dân đảo Xê-bu đã đẩy lui được cuộc đổ bộ của quân xâm lược Tây Ban Nha và La-pu-la-pu được vinh danh là người anh hùng dân tộc Phi-lip-pin đầu tiên đánh đuổi quân xâm lược châu Âu.
+ Nội dung trong tấm bia hình 6: phản ánh về sự kiện đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng đổ bộ lên đảo Xe-bu chỉ là một cuộc xung đột giữa thành viên của đoàn thám hiểm với người dân địa phương. Điểm nhấn mà tấm bia này muốn ghi nhận là: đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng đã thực hiện chuyến đi vòng quay Trái Đất bằng đường biển.
* Nguyên nhân: Tùy thuộc vào: mục đích, thái độ, quan điểm… của người tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử mà chúng ta có những nhận thức lịch sử khác nhau.
Câu hỏi 1 trang 10 Lịch Sử 10:
Lời giải:
– Khái niệm: Sử học là khoa học nghiên cứu về quá khứ của loài người.
Câu hỏi 2 trang 10 Lịch Sử 10:
Lời giải:
* Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của sử học:
– Đối tượng nghiên cứu của sử học: là toàn bộ quá khứ của loài người. Đó có thể là: quá khứ của một cá nhân, một nhóm, cộng đồng người hay quá khứ của một quốc gia, khu vực hoặc toàn thể nhân loại.
– Chức năng của sử học:
+ Chức năng khoa hoc (nhận thức) gồm: khôi phục các sự kiện lịch sử đã diễn ra trong quá khứ; rút ra bản chất của các quá trình lịch sử để phát hiện ra quy luật vận động và phát triển của lịch sử.
+ Chức năng xã hội (giáo dục) gồm: giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức; rút ta bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.
– Nhiệm vụ của sử học:
+ Nhiệm vụ nhận thức là: cung cấp những tri thức khoa học, giúp con người tìm hiểu, khám phá hiện thực lịch sử một cách khách quan, khoa học, chân thực.
+ Nhiệm vụ giáo dục là: góp phần truyền bá những giá trị và truyền thống tốt đẹp trong lịch sử cho thế hệ sau; góp phần giáo dục đạo đức, tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước, bồi dưỡng lòng khoan dung, nhân ái…
+ Nhiệm vụ dự báo là: thông qua việc tổng kết thực tiễn, rút ra các bài học kinh nghiệm; góp phần dự báo tương lai của đất nước, nhân loại…
* Ví dụ cụ thể:
– Đối tượng của sử học là: quá khứ lịch sử của dân tộc Việt Nam
– Chức năng của sử học khi nghiên cứu về lịch sử Việt Nam:
+ Khôi phục các sự kiện đã diễn ra trong quá khứ của dân tộc Việt Nam từ thời nguyên thủy cho đến hiện nay
+ Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, dân tộc; rút ra những bài học kinh nghiệm từ quá khứ lịch sử của dân tộc Việt Nam để phục vụ cho cuộc sống hiện tại.
– Nhiệm vụ của sử học khi nghiên cứu về lịch sử Việt Nam:
+ Cung cấp những tri thức khoa học về giúp con người khám phá lịch sử Việt Nam một cách khách quan, chân thực.
+ Góp phần giáo dục đạo đức, tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước, bồi dưỡng lòng khoan dung, nhân ái… đồng thời, góp phần truyền bá những giá trị và truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam trong lịch sử cho thế hệ sau.
+ Rút ra các bài học kinh nghiệm từ quá khứ của dân tộc Việt Nam và dự báo sự phát triển trong tương lai của đất nước Việt Nam.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo
Câu hỏi 1 trang 11 Lịch Sử 10:
Lời giải:
– Câu chuyện Thôi Trữ giết vua được lưu truyền để tôn vinh đức tính trung thực, khách quan của nhà sử học.
Câu hỏi 2 trang 11 Lịch Sử 10:
Lời giải:
– Câu truyện Thôi Trữ giết vua (tư liệu 4.1) cho em biết về: bản lĩnh của người chép sử: thà chết để bảo vệ nguyên tắc trung thực, khách quan; kiên quyết tôn trọng sự thật lịch sử, nói rõ sự thật lịch sử, không xuyên tạc sự thật cho dù bị đe doạ thế nào,…
– Quan điểm của Giô-han Mác-tin Cla-đen-ni-ớt (tư liệu 4.2) cho em biết: dù có luôn luôn mong muốn đảm bảo khách quan và trung thực tuyệt đối, nhưng nhà sử học cũng vẫn luôn phải chịu tác động từ những yếu tố khác nhau. Cho nên, sự “khách quan”, “trung thực” của nhà sử vẫn mang tính chủ quan nhất định. Tuy nhiên, dù có bị chi phối bởi các yếu tố chủ quan thì các nhà sử học tuyệt đối không được cố tình che giấu hoặc xuyên tạc sự thật lịch sử vì mục đích nào đó.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo
Câu hỏi 3 trang 11 Lịch Sử 10:
Lời giải:
– Nguyên tắc khách quan: sứ mệnh của sử học là tái hiện lại hiện thực lịch sử, đưa ra nhận thức đầy đủ nhất về quá khứ của con người dựa trên những thông tin đáng tin cậy. Do đó, khách quan là nguyên tắc quan trọng nhất của sử học.
– Nguyên tắc trung thực: nhà sử học có nhiệm vụ tôn trọng sự thật lịch sử và tái hiện nó một cách chân thực dựa trên những sử liệu đáng tin cậy, không xuyên tạc sự thật lịch sử.
– Nguyên tắc nhân văn và tiến bộ:
+ Mục đích của Sử học là giúp con người hiểu rõ về quá khứ, rút ra những quy luật, bài học hữu ích cho cuộc sống.
+ Sử học vừa phải phản ánh sự thật trong quá khứ, nhưng không kích động hận thù, xung đột hoặc kì thị, phân biệt đối xử,… Sử học phải góp phần bảo vệ hoà bình, xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, nhân ái.
Câu hỏi trang 12 Lịch Sử 10:
Lời giải:
– Phương pháp lịch sử:
+ Là phương pháp nghiên cứu sự vật, hiện tượng theo các giai đoạn phát triển cụ thể của nó (hình thành, phát triển và tiêu vong).
+ Phương pháp này đòi hỏi khi xem xét, mô tả, khôi phục sự kiện, nhân vật lịch sử phải đặt trong bối cảnh lịch sử cụ thể, nhằm tránh suy diễn, hiện đại hoá lịch sử.
– Phương pháp Lo-gic: là phương pháp nghiên cứu mối liên hệ biện chứng bên trong của các sự vật, hiện tượng (mối liên hệ nguyên nhân – kết quả, chung – riêng, bản chất – hiện tượng,…), từ đó có thể nhận thức được bản chất, quy luật hay khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng đó.
– Phương pháp lịch đại và đồng đại:
+ Lịch đại: là tìm hiểu mối liên hệ giữa các nhân vật, sự kiện lịch sử,… theo trình tự thời gian trước – sau, quá khứ – hiện tại (mối liên hệ dọc).
+ Đồng đại là tìm hiểu mối liên hệ giữa các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử diễn ra trong cùng một thời gian (mối liên hệ ngang).
– Phương pháp liên ngành: Để tìm hiểu cụ thể, sâu sắc các lĩnh vực cụ thể của đời sống con người và xã hội loài người trong quá khứ, nhà sử học cần phải vận dụng phương pháp, kĩ thuật nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác (khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ)
Câu hỏi 1 trang 14 Lịch Sử 10:
Lời giải:
– Căn cứ vào hình thức, sử liệu được phân chia thành 5 loại hình là:
+ Sử liệu hiện vật. Ví dụ: Trống đồng Ngọc Lũ, thạp đồng Đào Thịnh, Thành nhà Hồ…
+ Sử liệu truyền miệng. Ví dụ: truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh; sự tích bánh chưng, bánh giầy; truyền thuyết An Dương Vương và Mỵ Châu – Trọng Thủy…
+ Sử liệu chữ viết. Ví dụ: Đại việt sử kí toàn thư; Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược…
+ Sử liệu hình ảnh. Ví dụ: ảnh chụp xe tăng của Quân Giải phóng miền Nam tiến vào Dinh Độc Lập (ngày 30/4/1975); ảnh chụp lá cờ quyết chiến quyết thắng của quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm của tướng Đờ-cát-xtơ-ri trong chiến dịch Điện Biên Phủ…
+ Sử liệu đa phương tiện. Ví dụ: video Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (ngày 2/9/1945)…
– Căn cứ vào tính chất, sử liệu phân chia thành 2 loại hình, là:
+ Sử liệu trực tiếp (còn gọi là: sử liệu gốc, sử liệu sơ cấp). Ví dụ: châu bản triều Nguyễn; mũi tên đồng Cổ Loa…
+ Sử liệu gián tiếp (còn gọi là: sử liệu thứ cấp, sử liệu phái sinh). Ví dụ: sách Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ XIX của tác giả Đào Duy Anh…
Câu hỏi 2 trang 14 Lịch Sử 10:
Lời giải:
– Khai thác và phân tích thông tin trong sử liệu: Lá đề gắn trên ngói úp nóc trang trí hình rồng ở Hoàng thành Thăng Long (hình 10):
+ Chất liệu của hiện vật: gốm nung
+ Hiện vật được gắn lên các viên ngói dùng để lợp mái những cung điện tại Hoàng thành Thăng Long
+ Hình tượng trang trí: lá đề, rồng
+ Ý nghĩa của các hoa văn trang trí: hình tượng lá đề là biểu trưng cho sự giác ngộ Phật giáo (vì theo sử tích của Phật giáo, Đức Phật đã thành đạo dưới gốc cây bồ đề); hình tượng rồng tượng trưng cho quyền lực của hoàng gia
– Khai thác và phân tích thông tin trong sử liệu: Tuyên ngôn Độc lập (hình 11) :
+ Người soạn thảo: Chủ tịch Hồ Chí Minh
+ Thời gian công bố: ngày 2/9/1945
+ Nội dung: nêu lên cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn cho nền độc lập của nhân dân Việt Nam; tố cáo tội ách của thực dân Pháp trong quá trình cai trị Việt Nam và khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập của nhân dân Việt Nam.
– Khai thác và phân tích thông tin trong sử liệu: một tờ tiền của Việt Nam (hình 12):
+ Chất liệu: giấy
+ Tên nước: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
+ Mệnh giá (giá trị tiền): 10.000 đồng.
+ Hình ảnh in trên tờ tiền: chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh
Luyện tập 1 trang 14 Lịch Sử 10:
Lời giải:
* Khái niệm: Lịch sử là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay, bao gồm cả lịch sử quá trình tương tác của con người với tự nhiên và quá trình con người tương tác với nhau.
* Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử qua ví dụ cụ thể:
– Hiện thực lịch sử: Đầu tháng 8-1945, Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki của Nhật Bản.
– Nhận thức lịch sử:
+ Nhận thức 1: Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản làm cho Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt sớm hơn nhiều tháng, hạn chế thiệt hại sinh mạng cho các bên tham chiến.
+ Nhận thức 2: Mỹ không cần thiết phải ném bom nguyên tử. Đó là tội ác chiến tranh, là hành vi tàn bạo chống lại loài người.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo
Luyện tập 2 trang 14 Lịch Sử 10:
Lời giải:
– Để tái hiện được một sự kiện lịch sử, người nghiên cứu phải dựa vào các nguồn sử liệu.
Vận dụng 1 trang 14 Lịch Sử 10:
Lời giải:
(*) Giới thiệu về: nguồn gốc họ Cao Trần ở xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
– Họ Cao Trần xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, do Thái tổ Trần Bong, tự là: Vô Ý, từ làng Bến Mía, xã Thịnh Mỹ, huyện Lôi Dương, tỉnh Thanh Hóa (nay là thôn Tứ Trụ, xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) ra làng Hoành Nha (nay là xã Giao Tiến), khai cơ, lập nghiệp, đổi từ họ Trần sang họ Cao.
– Để các thế hệ hậu duệ của dòng họ Cao Trần sau này biết về cội nguồn của mình, các thế hệ tiền bối của dòng họ đều tổ chức biên tập Gia phả để truyền lại cho đời sau.
+ Bản Gia phả đầu tiên của họ Cao Trần xã Giao Tiến được viết bằng chữ Hán, ghi chép từ đời thứ Nhất đến đời thứ Tám.
+ Năm 1993, dòng họ tổ chức dịch từ bản chữ Hán ra chữ Quốc ngữ và biên tập tiếp đến đời thứ 13, được hoàn thành vào năm Đinh Sửu (1997).
– Từ những năm 60 của thế kỷ XX, cho đến nay đã nhiều lần họ Cao tổ chức vào khảo cứu ở vùng Thanh Hoá, nơi gốc của Thái tổ ra đi như được ghi trong Gia phả, để tìm hiểu rõ thêm về nguồn gốc và thân thế sự nghiệp của Thái tổ, nhưng chưa có kết quả. Do vậy nguyên nhân việc Thái tổ đổi từ họ Trần sang họ Cao và chuyển cư từ châu Ái ra ấp Hòe Nha hàng trăm năm sau vẫn còn là điều bí ẩn.
– May mắn thay, năm 1999, ngẫu nhiên một thành viên trong họ là Cao Trần Thắng đã đọc được cuốn “Tân phả Họ Trần Nghệ Tĩnh” ở thành phố Nam Định về báo cáo với các bậc cao niên trong họ. Qua nghiên cứu, thấy trong gia phả họ Trần Nghệ Tĩnh có thờ Tổ Cô Trần Quế Hoa Nương, trùng với ngôi thờ của họ Cao xã Giao Tiến, đồng thời cũng có một số ngôi bậc tương đồng với các ngôi bậc mà Tổ Vô Ý đưa từ quê cựu ra nơi đất mới thờ phụng, nên Hội đồng gia tộc họ Cao quyết định cử phái đoàn đi vào Nghệ An để khảo cứu thực tế xem có mối liên hệ nào chăng?
– Qua nhiều lần khảo cứu tại Nghệ An và Nam Định, nghiên cứu các văn tự gốc bằng chữ Hán, các cuốn gia phả, hoành phi, câu đối trong từ đường của cả họ Trần và họ Cao… cuối cùng hai bên đã chắp nối, tái hiện được sự thật lịch sử như sau:
+ Về thân thế hành trạng của Thái tổ Vô Ý họ Cao chính là Trần Công Ngạn, chi trưởng của dòng Phúc Quảng, Tổ đời thứ Tư dòng họ Trần Nguyên Hãn Nghệ Tĩnh ngày nay.
+ Nguyên nhân Thái Tổ phải đổi họ và chuyển cư từ châu Ái ra ấp Hòe Nha là do: chiến tranh và bị lực lượng của chúa Trịnh Tùng truy sát.
* Nhận xét, nêu cảm xúc:
– Thông qua những tư liệu đó, em biết được nguồn gốc của gia tộc mình; nguyên nhân tại sao tổ tiên của mình phải lưu tán, thay tên, đổi họ
– Cảm xúc của em: xúc động, tò mò, muốn khám phá, tìm hiểu kĩ hơn về lịch sử gia tộc
* Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo
Vận dụng 2 trang 14 Lịch Sử 10:
Lời giải:
(*) Giới thiệu sách: Lĩnh Nam chích quái
– Tên sách: Lĩnh Nam chích quái
– Tác giả (tương truyền): Trần Thế Pháp.
– Thời gian ra đời: khoảng cuối thế kỉ XIV.
– Điểm đặc biệt:
+ Lĩnh Nam chích quái gồm 22 câu truyện, tập hợp các truyền thuyết và cổ tích dân gian của Việt Nam.
+ Trong sách Lĩnh Nam chích quái có những câu truyện chứa đựng những thông tin về lịch sử dân tộc Việt Nam, như: Truyện họ Hồng Bàng; truyện Tản Viên; truyện Phù Đổng Thiên vương…
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo