Chủ đề 2: Vai trò của sử học

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Kết Nối Tri Thức: tại đây

Mở đầu trang 26 Lịch Sử 10:

Lời giải:

– Em đồng tình với quan điểm: “Di sản văn hóa, di sản thiên nhiên là những tài sản vô giá và không thể thay thế, không chỉ của một dân tộc mà còn là của nhân loại… Bất kì di sản nào trong số đó biết mất, do xuống cấp hoặc bị hủy hoại, cũng sẽ làm nghèo đi kho tàng di sản của tất cả các dân tộc trên thế giới”

– Đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản: kết quả nghiên cứu của Sử học sẽ là cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản.

– Sử học có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa.

Câu hỏi 1 trang 27 Lịch Sử 10:

Lời giải:

– Trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản được giới thiệu trong hình 1,2,3, nếu không quan tâm đến việc sử dụng, ứng dụng những kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học nói chung và Sử học nói riêng thì, chúng ta sẽ:

+ Khó có thể xác định một cách đúng đắn và toàn diện giá trị của di sản

+ Khó đưa ra được phương án bảo tồn và phát huy giá trị của di sản một cách bền vững.

Câu hỏi 2 trang 27 Lịch Sử 10:

Lời giải:

– Đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản: kết quả nghiên cứu của Sử học sẽ là cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản.

Câu hỏi 1 trang 29 Lịch Sử 10:

Lời giải:

– Vai trò của công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên:

+ Đối với các di sản văn hóa vật thể: công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản góp phần quan trọng nhất trong việc hạn chế cũng như khắc phục có hiệu quả những tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và của con người.

+ Đối với các di sản văn hóa phi vật thể: nhờ công tác bảo tồn di sản, thông qua một số biện pháp khác nhau mà những di sản đó được tái tạo, giữ gìn và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

+ Đối với loại hình di sản thiên nhiên: công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản góp phần phát triển đa dạng sinh học, làm tăng giá trị khoa học của di sản.

Câu hỏi 2 trang 29 Lịch Sử 10:

Lời giải:

– Một số di sản văn hóa ở địa phương em (Hà Nội):

+ Khu di tích Hoàng thành Thăng Long

+ Văn miếu – Quốc tử giám

+ Khu di tích Cổ Loa

+ Cột cờ Hà Nội

+ Chùa Một cột

+ Làng cổ Đường Lâm

– Theo em, để bảo tồn và phát huy tốt hơn giá trị của di sản đó, chúng ta nên:

+ Đánh giá, xác định một cách toàn diện giá trị của di sản

+ Đề ra phương án khai thác và bảo tồn di sản văn hóa một cách phù hợp, đúng đắn dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học

+ Nâng cao ý thức của người dân trong việc phát huy, bảo tồn di sản văn hóa

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo

Câu hỏi 1 trang 30 Lịch Sử 10:

Lời giải:

– Công nghiệp văn hóa Việt Nam bao gồm các ngành như: Quảng cáo; Kiến trúc; Phần mềm và các trò chơi giải trí; Thủ công mĩ nghệ; Điện ảnh; xuất bản; Thời trang; nghệ thuật biểu diễn; mĩ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; truyền hình và phát thanh; du lịch và văn hóa.

– Theo em, tất cả các ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đều cần sử dụng những chất liệu về lịch sử – văn hóa trong quá trình phát triển.

Câu hỏi 2 trang 30 Lịch Sử 10:

Lời giải:

– Các chất liệu lịch sử – văn hóa cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng sáng tạo cho các ngành như xuất bản, điện ảnh, thời trang, kiến trúc,… thông qua các nguồn sử liệu (chữ viết, hình ảnh, hiện vật,…) và các thành tựu nghiên cứu về lịch sử – văn hoá của dân tộc và nhân loại.

Câu hỏi 3 trang 30 Lịch Sử 10:

Lời giải:

– Lựa chọn: phân tích vai trò của sử học với ngành điện ảnh: sử học cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng sáng tạo cho ngành điện ảnh. Ví dụ:

+ Bộ phim điện ảnh Thủ lĩnh nô lệ (công chiếu vào năm 1960) được lấy cảm hứng từ cuộc khởi nghĩa nô lệ do Xpac-ta-cút lãnh đạo.

+ Bộ phim điện ảnh Hoàng đế cuối cùng (công chiếu vào năm 1987) được lấy cảm hứng từ cuộc đời của Phổ Nghi – vị vua cuối cùng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.

Câu hỏi trang 30 Lịch Sử 10:

Lời giải:

– Khi công nghiệp văn hoá phát triển đồng nghĩa với việc các thành tựu của Sử học được quảng bá, lan toả rộng rãi dưới nhiều hình thức sinh động, hấp dẫn. Nhờ vậy, những giá trị và truyền thống lịch sử – văn hoá tốt đẹp ngày càng được củng cố, truyền lại cho các thế hệ sau.

– Mặt khác, sự phát triển của công nghiệp văn hoá đã đóng góp một nguồn lực vật chất đáng kể để tái đầu tư cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị của các công trình lịch sử – văn hoá.

Câu hỏi 1 trang 31 Lịch Sử 10:

Lời giải:

– Các tư liệu số 2, 3, 4 đều phản ánh về: vai trò của lịch sử đối với sự phát triển của ngành du lịch.

Câu hỏi 2 trang 31 Lịch Sử 10:

Lời giải:

– Vai trò của lịch sử và văn hóa đối với du lịch:

+ Các di tích lịch sử, di tích cách mạng…. là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển ngành du lịch

+ Cung cấp các tri thức để hỗ trợ việc quảng bá, thúc đẩy ngành du lịch phát triển một cách bền vững

+ Cung cấp các bài học kinh nghiệm, hình thành ý tưởng để lên kế hoạch, xây dựng chiến lược phát triển ngành du lịch.

Câu hỏi trang 32 Lịch Sử 10:

Lời giải:

– Vai trò của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa.

+ Nhu cầu tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm của du khách đã thôi thúc các cấp chính quyền và nhân dân biết quý trọng, tự hào, quan tâm hơn nữa đến việc gìn giữ, bảo tồn, phục dựng, phát huy những giá trị của di tích, di sản. Ví dụ: quần thể di tích Cố đô Huế của Việt Nam hiện nay là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản này, tháng 6/2010, chính phủ Việt Nam đã phê duyệt khoản đầu tư 2300 tỉ đồng với mục tiêu: hoàn thiện bảo tồn tổng thể quần thể di tích Cố đô Huế vào năm 2020.

+ Một phần doanh thu từ du lịch đã được tái đầu tư vào việc bảo tồn, tôn tạo, tôn vinh, phục dựng và quản lí di tích, di sản. Các di sản văn hoá phi vật thể nhờ đó cũng được sưu tầm, nghiên cứu, phục dựng, truyền dạy và tổ chức trình diễn,… Ví dụ: để bảo tồn và phát triển Nhã nhạc cung đình (di sản văn hóa phi vật thể), thành phố Huế đã tổ chức nhiều Tour du lịch đưa du khách tới tham quan, trải nghiệm và thưởng thức nhã nhạc.

Luyện tập 1 trang 32 Lịch Sử 10:

Lời giải:

– Một số di tích lịch sử, di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế:

+ Nhã nhạc cung đình

+ Quần thể di tích Cố đô Huế (Đại nội, Ngọ môn; Điện Thái Hòa; Lăng tẩm các vua Nguyễn; Đàn Nam Giao; Văn Miếu…)

+ Miếu Bà Giàng

+ Lăng mộ và nhà thờ Trần Đình Bá

+ Địa đạo An Hô

+ …

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo

Luyện tập 2 trang 32 Lịch Sử 10:

Lời giải:

– Một số biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị của các công trình, di sản văn hóa ở Huế:

+ Trùng tu, tôn tạo các công trình/ di sản văn hóa theo đúng yêu cầu trùng tu; yêu cầu giữ nguyên kết cấu kiến trúc ban đầu…

+ Nghiên cứu và phục dựng thành công nhiều loại hình nghệ thuật, nhiều lễ hội…

+ Tăng cường quảng bá hình ảnh của Huế tới công chúng trong và ngoài nước

+ Bảo tồn giá trị của di tích gắn liền với phát triển du lịch

+ Nâng cao ý thức của người dân trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

+…

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo

Vận dụng 1 trang 32 Lịch Sử 10:

– Xây công trình tương tự với kiến trúc quy mô và hiện đại hơn trên nền di tích cũ.

– Bảo tồn nguyên trạng di tích.

Nếu được giao nhiệm vụ tư vấn để bào tồn di tích đó, ý kiến của em như thế nào?

Lời giải:

– Nếu được giao nhiệm vụ tư vấn để bào tồn di tích đó, em sẽ đề xuất việc: ưu tiên bảo tồn nguyên trạng di tích; tiến hành trùng tu, tôn tạo di tích với nguyên tắc: giữ nguyên kết cấu và hình thức ban đầu; hạn chế việc thay thế các chi tiết, vật liệu khác….

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo

Vận dụng 2 trang 32 Lịch Sử 10:

Lời giải:

(*) Bài viết tham khảo:

– Với bề dày truyền thống ngàn năm văn hiến, Việt Nam có một kho tàng vô cùng phong phú các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Kho tàng đó là nguồn tài nguyên nhân văn quý giá để các thế hệ hôm nay kế thừa, khai thác, phát huy phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội.

– Việc cân đối, hài hòa giữa bảo tồn di sản với phát triển kinh tế – xã hội là khuynh hướng ứng xử với di sản lý tưởng nhất và được khuyến khích nhất. Khi gắn phát triển du lịch với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản, chúng ta sẽ đạt được “mục tiêu kép” vừa bảo vệ được di sản, vừa đạt được mục tiêu kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế, đây cũng là một bài toán khó không dễ gì thực hiện và hiện nay chỉ có một số di sản đạt tới.

+ Hội An là một ví dụ tiêu biểu về sự kết hợp hài hòa giữa bảo tồn di sản văn hóa với phát triển kinh tế – xã hội. Các ngôi nhà cổ với những nét kiến trúc Nhật Bản và Trung Hoa đa phần được quan tâm trùng tu, tôn tạo, bảo vệ đúng quy cách; các đền, chùa, hội quán vẫn giữ được bản sắc riêng; những đêm Rằm phố cổ vừa giữ được không khí cổ xưa, vừa mang hơi thở cuộc sống mới…

+ Quần thể di tích cố đô Huế, sau một thời gian bị UNESCO đưa vào “danh sách đen”, đến nay đã trở thành nơi bảo tồn khá tốt các giá trị cảnh quan, kiến trúc, nghệ thuật cũng như các giá trị văn hóa phi vật thể gắn với vùng đất cố đô, với con người Huế. Những kỳ festival với sự góp mặt của các làng nghề thủ công truyền thống, ẩm thực, trang phục phối hợp cùng với các sự kiện văn hóa mới đã ngày càng khẳng định thương hiệu. Năm 2019, tổng lượng khách tham quan các di tích cố đô Huế đạt hơn 3,5 triệu lượt, tổng doanh thu bán vé đạt gần 388 tỷ đồng (tăng 1,6% so năm 2018), doanh thu dịch vụ đạt gần 19 tỷ đồng.

+ Tại Vịnh Hạ Long, sau khi bị UNESCO đưa vào danh sách khuyến nghị, chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều cố gắng cải thiện và đạt nhiều bước tiến trong việc kết hợp giữa khai thác cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với những hình thức lễ hội mới như trình diễn đường phố, carnaval, ẩm thực đường phố… Năm 2019, Vịnh Hạ Long đã đón được 4,4 triệu khách, trong đó có 2,9 triệu khách quốc tế, doanh thu từ du lịch đạt 1.237 tỷ đồng.

– Nhằm xử lý mối quan hệ giữa bảo tồn di sản văn hóa với phát triển kinh tế – xã hội, có thể tập trung vào một số giải pháp như sau:

+ Một là, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

+ Hai là, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về di sản.

+ Ba là, phát huy vai trò của cộng đồng trong công cuộc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

+ Bốn là, tận dụng vai trò của các nhà khoa học, chuyên gia, phản biện xã hội trong bảo tồn và phát huy di sản văn hóa.

– Một dân tộc muốn phát triển đi lên không thể không giữ gìn và phát huy các di sản văn hóa quý giá từ quá khứ. Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng, sự chủ động linh hoạt vận dụng các nguyên tắc khoa học để lựa chọn phương án bảo tồn tối ưu, làm sao vừa khai thác được tiềm năng kinh tế của di sản, vừa giữ gìn được các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật của chúng, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững của di sản.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo

Vận dụng 3 trang 32 Lịch Sử 10:

Lời giải:

– Lựa chọn: kế hoạch hành động bảo vệ nghệ thuật ca trù

+ Nỗ lực rèn luyện, học hỏi kinh nghiệm từ các ca nương

+ Tham gia vào câu lạc bộ ca trù tại địa phương

+ Tham gia tổ chức/ biểu diễn ca trù vào các dịp lễ tết, liên hoàn văn nghệ… (theo kế hoạch của câu lạc bộ/ của địa phương)

+ Quảng bá loại hình nghệ thuật ca trù thông qua các trang mạng xã hội như: Fackebook; You tube; Tiktok…

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1099

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống