Xem toàn bộ tài liệu Lớp 5: tại đây
A. Hoạt động cơ bản
1. Khám phá về sự ra đời của Nhà máy cơ khí Hà Nội (trang 10-11 Lịch sử và địa lí 5 Tập 2 VNEN).
– Nhà máy Cơ khí Hà Nội được khánh thành thể hiện điều gì?
– “Nhà máy Cơ khí Hà Nội đồ sộ vườn cao lên vùng đất trước đây là một cánh đồng, có nhiều đồn bốt và hàng rào dây thép gai của thực dân xâm lược”. Câu trích dẫn trên gợi cho em suy nghĩ gì?
Trả lời:
– Nhà máy Cơ khí Hà Nội được khánh thành thể hiện sự phát triển của nền kinh tế nước ta, đó là một bức ngoặt mới, một nòng cốt để phát triển ngành công nghiệp nước ta.
– Câu nói: “Nhà máy Cơ khí Hà Nội đồ sộ vườn cao lên vùng đất trước đây là một cánh đồng, có nhiều đồn bốt và hàng rào dây thép gai của thực dân xâm lược” gợi cho em suy nghĩ:
Nhà máy Cơ Khí ra đời hôm nay đó là thành quả lớn lao mà nhân dân miền Bắc nói riêng và cả nước nói chung đã đổ bao xương máu mới có được. Nhân dân ta đã đoàn kết, chiến đấu hi sinh để giành lại nền độc lập, để từ những bồn đốt, những hàng thép gai của địch ta thay thế bằng nhà máy Cơ Khí Hà Nội cao chót vót. Từ đây, đưa nền công nghiệp của nước ta bước sang một trang mới.
2. Tìm hiểu những đóng góp của nhà máy Cơ Khí Hà Nội trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước (trang 11 Lịch sử và địa lí 5 Tập 2 VNEN).
– Nêu những đóng góp của nhà máy Cơ Khí Hà Nội đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước?
– Việc Bác Hồ 9 lần về thăm nhà máy Cơ Khí Hà Nội nói lên điều gì?
Trả lời:
– Những đóng góp của nhà máy Cơ Khí Hà Nội: Nhà máy cơ khí Hà Nội đã có những đóng góp vô cùng to lớn đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Các sản phẩm của nhà máy đã phục vụ công cuộc lao động xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc , cùng bộ đội đánh giặc trên chiến trường miền Nam (tên lửa A12). Trong nhiều năm, nhà máy đã vươn lên và đạt được nhiều thành tích to lớn.
– Việc Bác Hồ 9 lần về thăm nhà máy Cơ Khí Hà Nội cho thấy Bác Hồ rất quan tâm đến sự phát triển của nền công nghiệp nói chung và của nhà máy nói riêng. Bởi đây là nòng cốt của sự phát triển, là bộ mặt mới của kinh tế nước ta lúc bấy giờ.
3. Tìm hiểu sự ra đời của đường Trường Sơn (trang 13 Lịch sử và địa lí 5 Tập 2 VNEN).
– Trung ương Đảng ta quyết định mở đường Trường Sơn nhằm mục đích gì?
– Đường Trường Sơn còn có tên gọi khác là gì?
– Những lực lượng nào tham gia mở đường Trường Sơn và đảm bảo cho các hoạt động diễn ra trên tuyến đường?
– Quan sát lược đồ, em có nhận xét gì về tuyến đường Trường Sơn?
Trả lời:
– Trung ương Đảng ta quyết định mở đường Trường Sơn nhằm mục đích hình thành một đường dây giao liên Bắc – Nam để đáp ứng nhu cầu chi viện cho cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
– Đường Trường Sơn còn có tên gọi khác là đường Hồ Chí Minh
– Những lực lượng tham gia mở đường Trường Sơn và đảm bảo cho các hoạt động diễn ra trên tuyến đường là: bộ độ thuộc Binh đoàn Trường Sơn và lực lượng thanh niên xung phong…
– Quan sát lược đồ, em thấy đây là một con đường rất dài với nhiều trục khác nhau, có thể vươn tới các chiến trường. Qua đây, em thấy được tinh thần cách mạng của nhân dân ta, tất cả đều dốc sức, dốc lòng vì một đất nước thống nhất và độc lập.
4. Tìm hiểu về tinh thần chiến đấu của bộ đội và thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn (trang 14-15 Lịch sử và địa lí 5 Tập 2 VNEN).
– Những công việc chính của bộ đội và thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn là gì?
– Hãy cho biết những khó khăn, gian khổ mà những chiến sĩ Trường Sơn phải vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ?
– Quan sát các bức ảnh và qua câu chuyện của anh Nguyễn Viết Sinh, em có suy nghĩ gì về tinh thần chiến đấu của quân và dân ta trên đường Trường Sơn?
Trả lời:
– Những công việc chính của bộ đội và thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn là:
+ Mở đường vận chuyển hàng chi viện cho đồng bào miền Nam
+ San hấp hố bom thông đường cho xe qua
+ Chống lầy cho xe vận tải đường Trường Sơn
– Những khó khăn, gian khổ mà những chiến sĩ Trường Sơn phải vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ là: địch điên cuồng đánh phá, trút xuống hàng triệu tấn bom đạn và chất độc hóa học => Dù khó khăn, mồ hôi, nước mắt và máu đổ xuống nhưng đường Trường Sơn vẫn ngày càng được mở rông và vươn dài.
– Quan sát các bức ảnh và qua câu chuyện của anh Nguyễn Viết Sinh, em thấy cảm phục tinh thần chiến đấu của quân và dân ta trên đường Trường Sơn. Dẫu khó khăn, vất vả nhưng tất cả đã vì đại cuộc, mọi người đều đã cố gắng hết sức để hoàn thành nhiệm vụ, để tiếp sức cho miền Nam đánh giặc.
5. Khám phá vai trò của đường Trường Sơn đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta (trang 15 Lịch sử và địa lí 5 Tập 2 VNEN).
Đường Trường Sơn có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của dân tộc ta?
Trả lời:
Ý nghĩa của đường Trường Sơn đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của dân tộc ta:
– Là tuyến giao thông quân sự chính chi viện sức người, vũ khí, lương thực, của cải…cho chiến trường, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam.
– Đường Trường Sơn là biểu tượng cho ý chí quyết thắng của dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.
B. Hoạt động thực hành
1. Hoàn thành phiếu học tập: Nhà máy Cơ khí Hà Nội (trang 16 Lịch sử và địa lí 5 Tập 2 VNEN)
Nhà máy Cơ khí Hà Nội |
---|
Thời gian xây dựng: ………… |
Địa điểm: ………… |
Quy mô: ………… |
Nước giúp đỡ xây dựng: ………… |
Các sản phẩm: ………… |
Trả lời:
Nhà máy Cơ khí Hà Nội |
---|
Thời gian xây dựng: Từ tháng 12/1955 đến tháng 4/1958 |
Địa điểm: Phía Tây Nam thủ đô Hà Nội |
Quy mô: hơn 10.000 mét vuông, lớn nhất khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ. |
Nước giúp đỡ xây dựng: Liên Xô |
Các sản phẩm: Máy Phay, máy tiện, máy khoan…tiêu biểu là tên lửa A12. |
2. Hãy chọn ý đúng và ghi vào vở (trang 16 Lịch sử và địa lí 5 Tập 2 VNEN)
Đường Trường Sơn có tên gọi khác là gì?
a. Đường Hồ Chí Minh
b. Đường Hồ Chí Minh trên biển
c. Đường số 1
Ý nghĩa to lớn của đường Trường Sơn đối với sự nghiệp chống Mĩ, cứu nước:
a. Là con đường giao thông để nhân dân các vùng miền đi lại
b. Là con đường huyết mạch để hậu phương miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam
c. Góp phần to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
d. Góp phần mở rộng giao thông miền núi.
Trả lời:
– Đường Trường Sơn có tên gọi khác là gì?
Đáp án: a. Đường Hồ Chí Minh
– Ý nghĩa to lớn của đường Trường Sơn đối với sự nghiệp chống Mĩ, cứu nước:
Đáp án: b. Là con đường huyết mạch để hậu phương miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam
3. Ghi vào vở những điều em cảm nhận được sau khi đọc đoạn thơ dưới đây (trang 16 Lịch sử và địa lí 5 Tập 2 VNEN)
Trường Sơn xẻ dọc, rọc ngang
Xẻng tay mà viết nên trang sử vàng
Trường Sơn vượt núi, băng sông
Xe đi trăm ngả, chiến công bốn mùa
Trường Sơn, đông nắng, tây mưa
Ai chưa đến đó như chưa rõ mình
Trả lời:
Những điều em cảm nhận được sau khi đọc đoạn thơ:
– Đường Trường Sơn là tuyến đường trên núi với nhiều trục ngang, dọc khác nhau, giúp cho xe có thể đi trăm ngả, tạo nên các chiến công oanh liệt.
– Bộ đội và thanh niên xung phong đã phải dùng xẻng, cuốc để làm được con đường Trường Sơn lịch sử
– Thời tiết ở dãy Trường Sơn khác nhau, phía đông có khí hậu nắng, phía Tây có khí hậu mưa.
C. Hoạt động ứng dụng
1. (trang 17 Lịch sử và địa lí 5 Tập 2 VNEN). Kể tên một số trường học, tuyến phố, di tích lịch sử,….ở địa phương em liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử trong bài vừa học.
Trả lời:
Tên một số trường học, tuyến phố, di tích lịch sử,….ở địa phương em liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử trong bài vừa học:
– Đường Võ Nguyên Giáp – Quảng Trị
– Đường Trường Sơn lịch sử thuộc địa phận Quảng Trị
– Nghĩa trang Trường Sơn – Quảng Trị….
2. (trang 17 Lịch sử và địa lí 5 Tập 2 VNEN). Sưu tầm tư liệu (tranh, ảnh, chuyện kể, thơ, bài hát…..) liên quan đến Nhà máy cơ khí Hà Nội và đường Trường Sơn.
Trả lời:
Các bài thơ gồm:
– Trường Sơn đông, Trường Sơn tây
– Lá đỏ
– Xẻ dọc trường sơn đi cứu nước
– Chiều nghĩa trang Trường Sơn
Các bài hát gồm:
– Đường Trường Sơn anh qua
– Chào em cô gái Lam Hồng
– Cô gái mở đường….