Chương III: Trung Quốc thời phong kiến

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Giải Bài Tập Lịch Sử 10 Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 5 trang 30: Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần.

Trả lời:

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 5 trang 31: Những biểu hiện sự thịnh trị về kinh tế, chính trị của xã hội phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường là gì?

Trả lời:

* Về kinh tế: Phát triển tương đối toàn diện.

– Nông nghiệp: Thực hiện chế độ quân điền; Giảm tô thuế, bớt sưu dịch; Áp dụng những kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất.

⇒ Sản lượng tăng nhiều hơn trước.

– Thủ công nghiệp và thương nghiệp: Phát triển thịnh đạt.

    • Xưởng thủ công luyện sắt, đóng thuyền có hàng chục người làm việc.

    • Các tuyến đường giao thông được hình thành, hai “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển cũng được thiết lập, mở rộng.

* Về chính trị: Hoàn chỉnh bộ máy cai trị phong kiến.

– Chính quyền trung ương được củng cố, nâng cao quyền lực tuyệt đối của hoàng đế.

– Đặt chức Tiết độ sứ, trấn ải các miền biên cương.

– Mở các khoa thi để tuyển chọn quan lại.

– Tiến hành các chính sách xâm lược mở rộng lãnh thổ.

⇒ Trung Quốc dưới thời Đường trở thành một đến quốc phong kiến phát triển nhất.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 5 trang 33: Những mầm mống của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dưới thời Minh đã xuất hiện như thế nào?

Trả lời:

Đầu thế kỉ XVI, mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở Trung Quốc được thể hiện ở những điểm sau:

– Xuất hiện những xưởng thủ công tương đối lớn, có vốn lớn và có lao động làm thuê. Những người thợ làm thuê lấy tiền công theo hình thức “chủ xuất vốn – thợ xuất sức”.

– Thêm vào đó, các nhà buôn lớn xuất hiện, họ đem vốn và nguyên liệu giao cho các họ thủ công để thu thành phẩm, trở thành các thương nhân bao mua. Hoạt động của họ thâm nhập vào cả lĩnh vực nông nghiệp.

– Thương nghiệp phát triển thành thị mọc lên nhiều và rất phồn thịnh: Bắc Kinh, Nam Kinh,..

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 5 trang 33: Ảnh hưởng của chính sách áp bức dân tộc của triều Thanh đối với sự phát triển của lịch sử Trung Quốc như thế nào?

Trả lời:

Nhà Thanh sau khi được thành lập đã thi hành chính sách áp bức dân tộc có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển của lịch sử Trung Quốc:

– Mâu thuẫn dân tộc gay gắt các cuộc khởi nghĩa nông dân liên tục nổ ra làm cho nhà Thanh suy yếu dần.

– Tư bản phương Tây đua nhau nhòm ngó, xâm lược Trung Quốc dẫn đến sự suy sụp của chế độ phong kiến Trung Quốc.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 5 trang 36: Hãy tìm hiểu về 4 phát minh lớn của Trung Quốc thời phong kiến.

Trả lời:

Tứ đại phát minh của Trung Quốc thời phong kiến là: giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng.

– Giấy: Năm 105, Thái Luân đã phát minh ra cách dùng vỏ cây, lưới cũ, giẻ rách,.. làm giấy

⇒ Làm giấy bằng những nguyên liệu rẻ tiền.

– Kĩ thuật in:

    • Nghề in bắt nguồn từ thói quen kí tên bằng triện (con dấu) của người Trung Hoa cổ đại. Từ sự gợi ý của con dấu này, người ta đã khắc những con chữ lên tấm gỗ rồi in chữ.

    • Sau đó sáng tạo ra kỹ thuật in chữ rời (từ chữ bằng đất nung đến chữ bằng gỗ rồi bằng đồng.

– La bàn:

    • La bàn do người Trung Hoa phát minh từ thời Chiến Quốc lúc này được gọi là “Kim chỉ Nam”.

    • Đến thời nhà Đường thì La bàn đã khá hoàn chỉnh và đến khoảng thời nhà Tống, nhà Nguyên thì được truyền bá sang châu Âu qua các cuộc chinh phạt.

– Thuốc súng:

Người Trung Quốc gọi là Hỏa dược, được phát minh từ cách đây trên 1.000 năm. Là hỗn hợp gồm: lưu huỳnh, diêm tiêu và than trộn lẫn với nhau rồi đốt. Thuốc súng được phát minh ra một cách ngẫu nhiên nhờ các nhà luyện đan triều Đường. Sau đó thuốc súng được dùng trong quân sự và truyền qua nhiều nước trên thế giới.

Bài 1 trang 36 Lịch Sử 10: Chế độ phong kiến Trung Quốc được hình thành như thế nào?

Trả lời:

* Về kinh tế: Phát triển tương đối toàn diện.

– Nông nghiệp: Thực hiện chế độ quân điền; Giảm tô thuế, bớt sưu dịch; Áp dụng những kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất.

⇒ Sản lượng tăng nhiều hơn trước.

– Thủ công nghiệp và thương nghiệp: Phát triển thịnh đạt.

    • Xưởng thủ công luyện sắt, đóng thuyền có hàng chục người làm việc.

    • Các tuyến đường giao thông được hình thành, hai “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển cũng được thiết lập, mở rộng.

* Về chính trị: Hoàn chỉnh bộ máy cai trị phong kiến.

– Chính quyền trung ương được củng cố, nâng cao quyền lực tuyệt đối của hoàng đế.

– Đặt chức Tiết độ sứ, trấn ải các miền biên cương.

– Mở các khoa thi để tuyển chọn quan lại.

*Về đối ngoại: Các hoàng đế thời Đường tiếp tục chính sách xâm lược mở rộng lãnh thổ.

*Về văn hóa: Văn hóa thời Đường đạt được nhiểu thành tựu đặc biệt là thơ Đường.

⇒ Trung Quốc dưới thời Đường trở thành một đến quốc phong kiến phát triển nhất.

Bài 2 trang 36 Lịch Sử 10: Sự thịnh trị của chế độ phong kiến thời Đường được biểu hiện như thế nào?

Trả lời:

– Kinh tế:

Thời Đường nhà nước quan tâm đến sự phát triển kinh tế một cách toàn diện:

    + Nông nghiệp: Nhà nước thực hiện chính sách quân điền đáp ứng nguyện vọng của nông dân, áp dụng phương pháp kĩ thuật canh tác mới, chọn giống mới,… làm cho năng suất tăng.

    + Thủ công nghiệp:Các nghề dêt, in, gốm sứ phát triển. Hình thành các xưởng thủ công.

    + Thương nghiệp phát triển thịnh đạt, giao lưu buôn bán được mở rộng, hình thành “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển.

– Chính trị:

    + Hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương nâng cao quyền lực của Hoàng đế.

    + Dưới thời Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng.

Bài 3 trang 36 Lịch Sử 10: Hãy nêu những thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến.

Trả lời:

Thời phong kiến văn hóa Trung Quốc đã đạt được những thành tựu rực rỡ:

– Tư tưởng : Nho giáo giữ vai trò quan trọng, trở thành công cụ phục vụ cho nhà nước phong kiến, cơ sở lý luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc .

– Phật giáo: Thịnh hành nhất vào thời Đường nhiều kinh Phật được dịch ra chữ Hán, các nhà sư nổi tiếng như Huyền Trang, Nghĩa Tĩnh…

– Sử học thời Tây Hán trở thành lĩnh vực nghiên cứu độc lập mà người đặt nền móng là Tư Mã Thiên.

– Văn học: là một trong những lĩnh vực nổi bật nhất của nền văn hóa Trung Quốc. Đỉnh cao là thơ Đường với nhiều nhà thơ nổi tiếng: Lý Bạch, Đỗ Phủ,Bạch Cư Dị. Tiếp đến là tiểu thuyết Minh – Thanh với nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, Thủy Hử của Thị Nại Am, Tây Du Ký của Ngô Thừa An, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần.

– Các lĩnh vực Toán học, Thiên văn học, Y dược… của Trung Quốc cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

– Kỹ thuật: Tứ đại phát minh quan trọng: giấy, kỹ thuật in, la bàn, thuốc súng .

– Nhiều kiến trúc đặc sắc : Vạn lý trường thành, Tử cấm Thành,Tượng phật bằng ngọc thạch … còn được lưu giữ đến ngày nay.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1090

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống