Chương IV: Ấn Độ thời phong kiến

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Giải Bài Tập Lịch Sử 10 Bài 10: Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 6 trang 39: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước Ma-ga-đa diễn ra như thế nào?

Trả lời:

– Khoảng 1500 năm TCN ở trên bờ sông Hằng, bắt đầu hình thành một số nhà nước đầu tiên, đứng đầu là các tiểu vương.

– Đến khoảng 500 năm trước Công nguyên, nước Ma-ga-đa lớn mạnh hơn cả, được nhiều nước khác tôn phục.Vua mở đầu nước này là Bim-bi-sa-ra.

– Trải qua hơn 10 đời vua, đến thế kỷ III, xuất hiện ông vua kiệt xuất nhất nước này và cũng là ông vua nổi tiếng nhất của Ấn Độ là vua A-sô-ca ông đã xây dựng đất nước hùng cường, thống nhất gần hết bán đảo Ấn Độ.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 6 trang 40: Trình bày sự phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ.

Trả lời:

Từ thế kỷ IV đến thế kỉ VII là thời kỳ định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ:

– Đạo Phật: Được truyền bá mạnh mẽ dưới thời A-sô-ca, tiếp tục dưới các triều đại Gúp-ta và Hác-sa, đến thế kỉ VII. Hàng chục ngôi chùa hang được xây dựng. Cùng với đó là những pho tượng Phật được điêu khắc bằng đá hoặc trên đá.

– Ấn Độ giáo (hay Hinđu giáo) cũng được ra đời và phát triển. Ấn Độ giáo thờ rất nhiều thần nhưng chủ yếu là bốn thần sau: bộ ba thần Brama (thần Sáng tạo), Siva (thần Hủy diệt), Visnu (thần bảo tồn) và Inđra (thần Sấm sét).

– Nhiều đền đá được xây dựng, nhiều pho tượng thần thánh với nhiều phong cách nghệ thuật độc đáo.

– Về chữ viết: người Ấn Độ sớm có chữ viết, lúc đầu là kiểu chữ Brahmi, rồi sau đó sáng tạo ra chữ Phạn (Sanskrit).

– Thời Gúp-ta có những công trình kiến trúc, điêu khắc, những tác phẩm văn học tuyệt vời làm nền cho văn hóa truyền thống Ấn Độ.

Bài 1 trang 40 Lịch Sử 10: Tại sao nói thời Gúp-ta là thời kì định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ?

Trả lời:

Thời Gúp-ta được gọi là thời kì định hình và phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ vì:

Đến thời kỳ này văn hóa Ấn Độ phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành tựu rực rỡ về nhiều mặt, những thành tựu văn hóa này là cơ sở để phát triển văn hóa Ấn Độ vào những thời kỳ sau đó. Một số thành tựu mang đặc sắc Ấn Độ như Phật giáo, Hinđu giáo, chữ Phạn…

Bài 2 trang 40 Lịch Sử 10: Những yếu tố văn hóa truyền thống nào của Ấn Độ có ảnh hưởng ra bên ngoài và ảnh hưởng đến những nơi nào?

Trả lời:

– Những yếu tố văn hóa truyền thống Ấn Độ ảnh hưởng ra bên ngoài:

    • Phật giáo và Hin – đu giáo, đặc biệt là Phật giáo.

    • Chữ viết, đặc biệt là chữ Phạn.

    • Văn học.

    • Nghệ thuật kiến trúc, nhất là đền chùa, lăng mộ.

– Ảnh hưởng đến các quốc gia trên thế giới trong đó ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến Trung Quốc, Việt Nam và hàng loạt các nước ở khu vực Đông Nam Á khác…

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1160

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống