Chương IV: Ấn Độ thời phong kiến

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Giải Bài Tập Lịch Sử 10 Bài 7: Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 7 trang 41: Sự phát triển văn hóa thời Gúp-ta đưa đến điều gì?

Trả lời:

Sau thời kì Gúp – ta văn hóa truyền thống Ấn Độ được hình thành. Nền văn hóa đó tiếp tục được phát triển ở thời hậu Gúp – ta và Hác-sa, được mở rộng trên toàn lãnh thổ Ấn Độ và tiếp tục duy trì ở các thời kì sau cùng với những nền văn hóa khác.

    • Phật giáo tiếp tục được phát triển, truyền bá khắp Ấn Độ về bên ngoài.

    • Hin-đu giáo ra đời và phát triển.

    • Chữ Phạn được hoàn chỉnh và dùng phổ biến.

    • Văn học và nghệ thuật Hinđu rất phát triển.

– Sự phát triển văn hóa thời Gúp – ta đã định hình văn hóa truyền thống Ấn Độ với những tôn giáo truyền thống Ấn Độ, những công trình kiến trúc, tượng, những tác phẩm văn học tuyệt vời, làm nền cho văn hóa truyền thống Ấn Độ có giá trị văn hóa về sau.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 7 trang 42: Những nét chính về vương triều Hồi giáo Đê-li.

Trả lời:

– Sự thành lập: người Hồi giáo gốc Trung Á, tiến hành cuộc chinh chiến vào vùng đất Ấn Độ và lập nên Vương triều Hồi giáo Đê-li (1206-1526).

– Trong hơn 300 năm tồn tại và phát triển, Vương triều Hồi giáo Đê-li đã truyền bá, áp đặt Hồi giáo vào những cư dân theo Phật giáo và Hin-đu giáo, tự dành cho mình những ưu tiên về ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại. Mặc dù các ông vua thực thi nhiều chính sách mềm mỏng để giữ yên đất nước, nhưng sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo không thể làm giảm nỗi bất bình của nhân dân.

– Văn hoá Hồi giáo – cũng được du nhập vào Ấn Độ, làm phong phú và đa dạng nền văn hóa.

– Sự giao lưu văn hoá Đông – Tây cũng được thúc đẩy hơn, các thương nhân Ấn Độ đã tích cực truyền bá đạo Hồi đến một số nơi, đặc biệt là một số nước ở Đông Nam Á.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 7 trang 44: Những nét chính về vương triều Mô-gôn.

Trả lời:

– Thế kỉ XV, một bộ phận dân Trung Á khác tự nhận là dòng dõi Mông cổ tấn công Ấn Độ, đánh chiếm Đê-li, lập ra Vương triều mới gọi là Mô-gôn (gốc Mông cổ).

– Vương triều Mô-gôn (1526 – 1707) là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ. Các vị vua thời kì đầu đã ra sức củng cố vương triều theo hướng “Ấn Độ hóa” và xây dựng đất nước, đến thời trị vì của A-cơ-ba, Ấn Độ đạt được bước phát triển mới. A-cơ-ba đã thi hành hàng loạt chính sách tích cực làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa có nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vượng.

– Tuy nhiên, hầu hết các vua của vương triều này đều cai trị một cách chuyên chế, độc đoán làm cho sự đối kháng của nhân dân tăng lên, mâu thuẫn ngày càng trở nên gay gắt.

– Những công trình kiên trúc tiêu biểu được xây dựng dưới thời kì này là: lăng mộ Ta-giơ Ma-han, lâu dàu Thành Đỏ (La Ki-la),..

Bài 1 trang 44 Lịch Sử 10: Trình bày những chính sách của A-cơ-ba và ý nghĩa của nó.

Trả lời:

– Những chính sách của A-cơ-ba

    • Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc.

    • Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo. Hạn chế sự bóc lột quá đáng của chủ đất, quý tộc.

    • Tiến hành đo đạc lại ruộng đất để định ra mực thuế hợp lí, thống nhất hệ thống cân đong, đo lường.

    • Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.

– Ý nghĩa:

⇒ Những chính sách đó đã làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hoá có nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vượng. A-cơ-ba đã được coi như một vị anh hùng dân tộc, là Đấng Chí tôn A-cơ-ba.

Bài 2 trang 44 Lịch Sử 10: Hãy cho biết vị trí của Vương triều Hồi giáo Đê-li và Vương triều Mô-gôn trong lịch sử Ấn Độ.

Trả lời:

Vị trí của Vương triều Hồi giáo Đê-li và Vương triều Mô-gôn trong lịch sử Ấn Độ:

– Vương triều Hồi giáo Đê-li (1206 – 1526) tồn tại và phát triển hơn 300 năm có vai trò lớn trong việc truyền bá và áp đặt Hồi giáo vào những cư dân theo Phật giáo và Hinđu giáo. Nhờ vậy mà đạo Hồi trở nên phổ biến và phát triển mạnh mẽ ở Ấn Độ.

– Vương triều Mô-gôn (1526 – 1707) là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ. Vương triều Mô-gôn với giai đoạn trị vì của A-cơ – ba đã thi hành một số chính sách tích cực làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hoá có nhiều thành tựu rực rỡ.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 934

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống