Chương 3: Những thành tựu văn hóa thời cận đại

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Giải Bài Tập Lịch Sử 11 Bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

Bài 1 trang 46 Lịch Sử 11: Nội dung cơ bản của lịch sử thế giới cận đại bao gồm những vấn đề nào ?

Trả lời:

– Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trên toàn thế giới

– Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa

Bài 2 trang 46 Lịch Sử 11: Nêu những điểm chung và riêng của Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII, Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII(có thể lập bảng so sánh, hệ thống kiến thức,…)

Trả lời:

Giống : Đều có sự lãnh đạo của giai cấp tư sản

Khác :

Cách mạng tư sản Anh Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ Cách mạng tư sản Pháp
Mục đích Lật đổ phong kiến Lật đổ sự thống trị của thực dân Anh Lật đổ chế chộ quân chủ chuyên chế
Thành phần tham gia Quý tộc, tư sản, nông dân Tư sản, chủ nô, nô lệ Tư sản, nông dân
Hình thức Nội chiến Giải phóng dân tộc Nội chiến
Kết quả Thiết lập nền quân chủ Thành lập Hoa Kì Thiết lập nền dân chủ

Bài 3 trang 46 Lịch Sử 11: Nêu một số luận điểm cơ bản trong tư tưởng của Mác, Ăng – ghen và Lê-nin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

Trả lời:

– Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một tất yếu khách quan

– Trách nhiệm của giai cấp công nhân là lật đổ tư sản, xây dựng xã hội chủ nghĩa

– Muốn hoàn thành sứ mệnh, giai cấp công nhân cần có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

– Đảng đề ra cương lĩnh cách mạng đúng đắn, phù hợp với với quy luật phát triển

– Đảng Cộng sản cần tuyển chọn những đảng viên ưu tú, gương mẫu nhất, giác ngộ lí tưởng của Đảng

Bài 4 trang 46 Lịch Sử 11: Lập bảng thống kê những diễn biến chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Trả lời:

Thời gian Diễn biến
1914 Chiến tranh bùng nổ trên toàn châu Âu
3/8/1914 -Đức tràn vào Bỉ, đánh sang Pháp,
9/1914 – Pháp phản công thắng lợi
1915 Đức và Áo-Hung tân công Nga nhưng không thành công
1916 Đức và Áo-Hung từ thế chủ động chuyển sang phòng ngự
1917-1918 Cách mạng tháng Mười Ngà thành công, Nga rút khỏi chiến tranh
7/1918 Mỹ tiến quân vào Châu Âu, phe Liên Minh phản công
11/1918 Cách mạng Đức thành công, Đức đầu hàng, chiến tranh kết thúc

Bài 5 trang 46 Lịch Sử 11: Trình bày diễn biến chính của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Châu Á.

Trả lời:

– Nhật Bản : Năm 1868 Thiên Hoàng Minh Trị lên ngôi, thực hiện hàng loạt cải cách giúp nước Nhật thoát khỏi việc bị xâm lược, sau đó trở thành nước đế quốc

– Ấn Độ : Phong trào giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ. Các khởi nghĩa lớn là Xi-pay(1857-1859). Thành lập Đảng Quốc Đại(1885-1908)

– Trung Quốc : Phong trào diễn ra mạnh. Khởi nghĩa Thái bình Thiên Quốc (1851-1864), vận động Duy Tân(1898), phong trào Nghĩa Hòa đoàn, Cách mạng Tân Hợi(1911)

– In-đô-nê-xi-a: Các cuộc khởi nghĩa nổ ra như Khởi nghĩa nông dân(1890), cùng với đó là phong trào công nhân cũng diễn ra mạnh

– Phi-lip-pin: Từ thế kỉ XVI, nhân dân Phi-lip-pin chiến đống chống lại thực dân Tây Ban Nha. Đến năm 1898, chuyển sang đấu tranh chống Mĩ xâm lược

– Cam-pu-chia: Từ năm 1884, Cam-pu-chia trở thành thuộc địa của Pháp; Nhân dân đứng lên nổi dậy: Khởi nghĩa của hoàng thân Si-vô-tha(1861-1892), Khởi nghĩa của A-cha Xoa(1863-1866), Khởi nghĩa của Pu-côm-bô (1866-1867)

– Lào: Nhiều cuộc khởi nghĩa diễn ra: Khởi nghĩa nhân dân Lào(1901-1903), Khởi nghĩa của Ong Kẹo,

– Xiêm: năm 1868, vua Ra-ma V lên ngôi, thực hiện cải cách giúp Xiêm thoát khỏi việc bị biến thành thuộc địa

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 922

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống