Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
Giải Bài Tập Lịch Sử 6 Bài 2: Cách tính thời gian trong lịch sử giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:
(trang 6 sgk Lịch Sử 6): – Xem lại hình 1 và 2 của bài 1, em có thể nhận biết được trường làng hay tấm bia đá được dựng lên cách đây bao nhiêu năm?
Trả lời:
Nhìn qua thì chúng ta không thể nhận biết được mà phải dựa vào những kí hiệu, những quy định nào đó. Người xưa đã có cách tính và cách ghi thời gian.Xác định thời gian là một nguyên tắc cơ bản quan trọng của lịch sử.
(trang 6 sgk Lịch Sử 6): – Hãy xem trên bảng ghi “Những ngày lịch sử và kỉ niệm” có những đơn vị thời gian nào và có những loại lịch nào?
Trả lời:
Bảng ghi có đơn vị thời gian là ngày, tháng, năm ; có 2 loại lịch là Âm lịch và Dương lịch.
(trang 6 sgk Lịch Sử 6): – Xem lại hình 1 và 2 của bài 1, em có thể nhận biết được trường làng hay tấm bia đá được dựng lên cách đây bao nhiêu năm?
Trả lời:
Nhìn qua thì chúng ta không thể nhận biết được mà phải dựa vào những kí hiệu, những quy định nào đó. Người xưa đã có cách tính và cách ghi thời gian.Xác định thời gian là một nguyên tắc cơ bản quan trọng của lịch sử.
(trang 6 sgk Lịch Sử 6): – Hãy xem trên bảng ghi “Những ngày lịch sử và kỉ niệm” có những đơn vị thời gian nào và có những loại lịch nào?
Trả lời:
Bảng ghi có đơn vị thời gian là ngày, tháng, năm ; có 2 loại lịch là Âm lịch và Dương lịch.
Bài 1: Tính khoảng cách thời gian (theo thế kỉ và theo năm) của các sự kiện ghi trên bảng ở trang 6 so với năm nay.(2017)
Lời giải:
Sự kiện | Khoảng thời gian tính theo năm | Khoảng thời gian tính theo thế kỉ |
Khởi nghĩa Lam Sơn(7-2-1428) | 589 | 6 |
Chiến thắng Đống Đa – Quang Trung đại phá quân Thanh (30-1-1789) | 228 | 3 |
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (3-40) | 1977 | 20 |
Chiến thắng Bạch Đằng – Trần Hưng Đạo đại phá quân Nguyên (9-4-1288) | 729 | 8 |
Chiến thắng Chi Lăng – Lê Lợi đại phá quân Minh (10-10-1427) | 590 | 6 |
Bài 2: Theo em, vì sao trên tờ lịch của chúng ta lại ghi thêm ngày, tháng, năm âm lịch?
Lời giải:
Bởi vì, tổ tiên chúng ta ngày xưa dùng Âm lịch nên những ngày lễ, tết cổ truyền, những ngày cúng, giỗ… chúng ta đều dùng ngày Âm lịch. Vì thế, cần phải ghi thêm ngày Âm lịch tương ứng với ngày Dương lịch.