Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
Giải Bài Tập Lịch Sử 6 Bài 9: Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:
(trang 28 sgk Lịch Sử 6): – Việc làm đồ gốm có gì khác so với việc làm công cụ bằng đá?
Trả lời:
– Làm công cụ bằng đá: đơn giản, chỉ cần ghè đẽo hoặc mài những tảng đá có hình thù sẵn.
– Làm gốm: phức tạp hơn vì phải phát hiện được đất sét, qua quá trình nhào nặn các loại hình dáng thành các đồ đựng, rồi đem nung (nhiệt độ thích hợp) cho khô cứng.
(trang 28 sgk Lịch Sử 6): – Những điểm mới về công cụ sản xuất của thời Hòa Bình – Bắc Sơn – Hạ Long là gì?
Trả lời:
– Từ công cụ ghè đẽo và công cụ bằng đá mài ( rìu, bôn).
– Làm đồ gốm.
– Dùng tre, gỗ, xương, sừng làm công cụ.
(trang 28 sgk Lịch Sử 6): – Ý nghĩa của việc trồng trọt và chăn nuôi.
Trả lời:
Đây là những phát minh quan trọng của người nguyên thủy. Từ công cụ sản xuất đến việc phát minh ra trồng trọt và chăn nuôi có ý nghĩa to lớn:
– Con người chủ động tạo ra lương thực, thực phẩm cần thiết, vượt qua thời kì hoàn toàn dựa vào thiên nhiên (hái lượm, săn bắt) để bước sang thời kì mới – chủ động sản xuất nâng cao chất lượng cuộc sống.
– Là điều kiện cơ bản để định cư lâu dài.
(trang 29 sgk Lịch Sử 6): – Theo em, sự xuất hiện của những đồ trang sức trong các di sản hình 26 (SGK, trang 28) có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Sự xuất hiện của những đồ trang sức nói lên rằng người nguyên thủy đã biết làm đẹp cho mình. Ngoài cuộc sống vật chất họ đã nghĩ đến cuộc sống tinh thần.
(trang 28 sgk Lịch Sử 6): – Việc làm đồ gốm có gì khác so với việc làm công cụ bằng đá?
Trả lời:
– Làm công cụ bằng đá: đơn giản, chỉ cần ghè đẽo hoặc mài những tảng đá có hình thù sẵn.
– Làm gốm: phức tạp hơn vì phải phát hiện được đất sét, qua quá trình nhào nặn các loại hình dáng thành các đồ đựng, rồi đem nung (nhiệt độ thích hợp) cho khô cứng.
(trang 28 sgk Lịch Sử 6): – Những điểm mới về công cụ sản xuất của thời Hòa Bình – Bắc Sơn – Hạ Long là gì?
Trả lời:
– Từ công cụ ghè đẽo và công cụ bằng đá mài ( rìu, bôn).
– Làm đồ gốm.
– Dùng tre, gỗ, xương, sừng làm công cụ.
(trang 28 sgk Lịch Sử 6): – Ý nghĩa của việc trồng trọt và chăn nuôi.
Trả lời:
Đây là những phát minh quan trọng của người nguyên thủy. Từ công cụ sản xuất đến việc phát minh ra trồng trọt và chăn nuôi có ý nghĩa to lớn:
– Con người chủ động tạo ra lương thực, thực phẩm cần thiết, vượt qua thời kì hoàn toàn dựa vào thiên nhiên (hái lượm, săn bắt) để bước sang thời kì mới – chủ động sản xuất nâng cao chất lượng cuộc sống.
– Là điều kiện cơ bản để định cư lâu dài.
(trang 29 sgk Lịch Sử 6): – Theo em, sự xuất hiện của những đồ trang sức trong các di sản hình 26 (SGK, trang 28) có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Sự xuất hiện của những đồ trang sức nói lên rằng người nguyên thủy đã biết làm đẹp cho mình. Ngoài cuộc sống vật chất họ đã nghĩ đến cuộc sống tinh thần.
Bài 1: Những điểm mới trong đời sống vật chất và xã hội của người nguyên thủy thời Hòa Bình – Bắc Sơn – Hạ Long là gì?
Lời giải:
– Họ biết chế tạo công cụ, làm các loại rìu ngắn, rìu có vai, bôn, chày bằng nhiều loại đá khác nhau.
– Biết làm công cụ và đồ dùng bằng tre, gỗ, xương, sừng và biết làm đồ gốm.
Bài 2: Những điểm mới trong đời sống tinh thần của người nguyên thủy là gì? Em có suy nghĩ gì về việc chôn công cụ sản xuất theo người chết?
Lời giải:
Những điểm mới trong đời sống tinh thần:
– Họ biết làm đẹp bằng việc làm đồ trang sức từ những vỏ ốc, vòng tay đá, hạt chuỗi bằng đất nung.
– Biết vẽ trên vách hang động những hình mô tả cuộc sống của mình.
– Tình cảm gắn bó giữa những người cùng huyết thống trong chế độ thị tộc.
– Tục chôn cất người chết có chôn theo công cụ lao động.
Việc chôn công cụ sản xuất theo người chết chứng tỏ xã hội đã bắt đầu phân hóa giàu nghèo.