Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
Giải Bài Tập Lịch Sử 6 Bài 15: Nươc Âu Lạc (tiếp theo) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 6 Bài 15 trang 43: Em có nhận xét gì về việc xây dựng công trình thành Cổ Loa vào thế kỉ III – II TCN ở nước Âu Lạc?
Trả lời:
Nhận xét :
– Đây là một bước quan trọng trong công cuộc bảo vệ đất nước, chống quân xâm lược.
– Thành Cổ Loa có kiến trúc độc đáo, thể hiên trình độ kĩ thuật cao của nhân dân thời kì đó.
– Thành Cổ Loa trở thành biết tượng của nước Âu Lạc, được biết đến cho đến tận ngày nay.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 6 Bài 15 trang 44: Em thử nêu những đặc điểm giống và khác nhau của nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc?
Trả lời:
– Giống nhau :
+ Có cơ cấu tổ chức giống nhau.
– Khác nhau
+ Quyền hành của nhà nước cao hơn.
+ Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 6 Bài 15 trang 44: Theo em, truyện Mỵ Châu – Trọng Thủy nói lên điều gì?
Trả lời:
Thục Phán trong quá trình bảo vệ đất nước đã bị mắc mưu xin hàng của Triệu Đà, tự dẫn giặc vào nhà dẫn đến mất nước.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 6 Bài 15 trang 44: Theo em, sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học gì?
Trả lời:
– Luôn luôn cảnh giác với quân giặc để không bị mắc mưu.
– Nhân dân phải có tinh thần đoàn kết trong chiến đấu chống xâm lược.
Bài 1 trang 46 Lịch Sử 6: Em hãy mô tả thành Cổ Loa
Trả lời:
– Thành có 3 vong khép kín, chu vi 16000m. Chiều cao thành từ 5m, mặt thành rộng 10m, chân thành từ 10- 20m.
– Có hào rộng từ 10-30m bao xung quanh. Các hào nối với nhau và nối với sông Hồng.
– Bên trong thành nơi là nơi ở và làm việc của An Dương Vương.
Bài 2 trang 46 Lịch Sử 6: Dựa vào tư liệu lịch sử và truyền thuyết, em hãy trình bày nguyên nhân thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Triệu Đà.
Trả lời:
– Chủ quan, không cảnh giác để mắc mưu của quân địch.
– Quá tự tin sau nhiều lần chiến thắng và phụ thuộc vào nỏ thần.
– Để mất vũ khí vào tay giặc.