Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Cánh Diều: tại đây
Bài 1 Lịch Sử lớp 7: Lâu đài A-răn-đen (Anh) được xây dựng vào thế kỉ XI, là một trong những lâu đài cổ kính, đẹp nhất ở Tây Âu. Lâu đài là hiện thân quyền lực của tầng lớp quý tộc phong kiến Tây Âu thời phong kiến. Vậy chế độ phong kiến Tây Âu hình thành và phát triển như thế nào?
Trả lời:
– Sau khi lật đổ đế quốc La Mã vào năm 476, người Giéc-man đã lập ra nhiều vương quốc mới, như: Đông Gốt, Tây Gốt…
– Đến thế kỉ thứ VIII, chế độ phong kiến ở Tây Âu cơ bản được xác lập.
– Trên cơ sở những vùng đất rộng lớn của lãnh chúa, các lãnh địa phong kiến ở Tây Âu được hình thành vào khoảng thế kỉ VIII. Lãnh địa là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu.
– Từ khoảng cuối thế kỉ XI, do sản xuất phát triển, ở Tây Âu đã xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa, trên cơ sở đó, nhiều thành thị đã xuất hiện.
Câu hỏi 1 trang 6 Lịch Sử lớp 7:
Trả lời:
Những việc làm của người Giéc-man sau khi lật đổ đế quốc La Mã:
– Về chính trị:
+ Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ.
+ Lập ra nhiều vương quốc mới, như: Phơ-răng, Đông Gốt, Tây Gốt…
– Về kinh tế: chiếm đoạt ruộng đất của quý tộc, chủ nô Rô-ma rồi phân phong cho các thủ lĩnh quân sự và tăng lữ giáo hội.
– Về văn hóa:
+ Từ bỏ tôn giáo nguyên thủy.
+ Tiếp thu Thiên Chúa giáo, xây dựng nhà thờ.
Câu hỏi 2 trang 6 Lịch Sử lớp 7:
Trả lời:
– Thế kỉ V, đế quốc La Mã bị lật đổ, người Giéc-man lập nên các vương quốc mới của họ.
– Những việc làm của người Giéc-man sau khi lật đổ đế chế La Mã đã đưa tới sự hình thành của 2 giai cấp: lãnh chúa phong kiến và nông nô.
+ Lãnh chúa phong kiến bao gồm: các quý tộc quân sự và quý tộc tăng lữ.
+ Nô lệ và nông dân mất ruộng đất trở thành nông nô, phụ thuộc vào lãnh chúa phong kiến.
– Đến thế kỉ VIII, chế độ phong kiến ở Tây Âu cơ bản được xác lập.
Câu hỏi trang 7 Lịch Sử lớp 7:
Trả lời:
– Đặc điểm về kinh tế:
+ Kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
+ Nông nô trồng trọt, chăn nuôi và làm các nghề thủ công như: dệt vải, rèn đúc công cụ, vũ khí…
+ Nền kinh tế mang tính chất: tự cấp, tự túc; nông nô chỉ mua muối và sắt; ít có sự trao đổi, buôn bán với bên ngoài.
– Đặc điểm về xã hội:
+ Cư dân trong lãnh địa gồm gia đình lãnh chúa và nông nô.
+ Các lãnh chúa không tham gia vào sản xuất; sống xa hoa trong lâu đài, dinh thự và có quyền cai trị như một ông vua trong lãnh địa của mình.
+ Nông nô là lực lượng sản xuất chính tạo ra mọi của cải vật chất; họ nhận ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp tô và đóng nhiều loại thuế, như: thuế đường, thuế cầu, thuế cưới xin…
Câu hỏi 1 trang 8 Lịch Sử lớp 7:
Trả lời:
* Vai trò của thành thị trung đại:
– Kinh tế:
+ Phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa;
+ Tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển.
– Chính trị:
+ Góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền
+ Xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.
– Văn hóa
+ Là các trung tâm văn hóa, mang không khí tự do, mở mang tri thức cho mọi người.
+ Tạo tiền đề cho việc hình thành các trường đại học lớn ở Tây Âu, như: Bô-lô-nha (I-ta-li-a), O-xphớt (Anh), Xoóc-bon (Pháp)…
* Vai trò quan trọng nhất: xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền. Vì: khi chế độ phong kiến phân quyền bị xóa bỏ, sự thống nhất của quốc gia, dân tộc sẽ được thiết lập, từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển của các nước Tây Âu ở những giai đoạn sau.
Câu hỏi 2 trang 8 Lịch Sử lớp 7:
Trả lời:
– Một số trường đại học ra đời ở Tây Âu thời trung đại:
+ Bô-lô-nha (I-ta-li-a),
+ O-xphớt (Anh),
+ Xooc-bon (Pháp)…
Câu hỏi trang 8 Lịch Sử lớp 7:
Trả lời:
* Sự ra đời của Thiên Chúa giáo:
– Do chúa Giê-su sáng lập vào thế kỉ I tại Giu-đê (vùng Giê-su-sa-lem hiện nay)
– Sự hình thành Thiên chúa giáo là sự kế thừa giáo lý cơ bản và tín đồ của đạo Do Thái.
* Hiểu biết về chúa Giê-su:
– Chúa Giê-su là người sáng lập ra Thiên Chúa giáo.
– Năm Chúa Giê-su ra đời được quy ước là năm khởi đầu cho kỉ nguyên công lịch (dương lịch).
– Chúa Giê-su bắt đầu giảng đạo vào khoảng năm 30 tuổi.
Luyện tập 1 trang 8 Lịch Sử lớp 7:
Trả lời:
* Sự hình thành và phát triển của lãnh địa Tây Âu thời Trung đại
– Đến thế kỉ VIII, các lãnh địa phong kiến ở Tây Âu được hình thành.
– Mỗi lãnh địa là một khu đất rộng lớn bao gồm:
+ Đất của lãnh chúa: có những dinh thự, lâu đài, nhà thờ,… có hào sâu, tường bao quanh, tạo thành những pháo đài kiên cố.
+ Đất khẩu phần ở xung quanh pháp đài được lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu tô thuế.
– Mỗi lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc:
+ Mọi thứ cần dùng trong lãnh địa từ lương thực, thực phẩm cho đến quần áo, giày dép,… đều do nông nô sản xuất.
+ Người ta chỉ mua muối và sắt – hai thứ mà họ chưa tự làm ra được; ngoài ra không có sự trao đổi, buôn bán với bên ngoài.
– Mỗi lãnh địa phong kiến là một đơn vị chính trị độc lập:
+ Các lãnh chúa có quyền cai trị lãnh địa của mình như một ông vua, có quân đội, tòa án, pháp luật riêng, có chế độ thuế khóa, tiền tệ, cân đong, đo lường riêng.
+ Một số lãnh chúa lớn còn buộc nhà vua ban cho mình quyền “miễn trừ” không can thiệp vào lãnh địa. Như vậy, nhà vua thực chất cũng chỉ là một lãnh chúa lớn.
⇒ Lãnh địa phong kiến là cơ sở tồn tại của thời kì phong kiến phân quyền ở các nước Tây Âu.
* Sự hình thành và phát triển của thành thị
– Thế kỉ XI, ở Tây Âu đã xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa.
+ Sản phẩm được bán ra thị trường một cách tự do, không bị đóng kín trong lãnh địa.
+ Trong thủ công nghiệp, quá trình chuyên môn hóa diễn ra tương đối mạnh mẽ.
⇒ Một số thợ thủ công đã tìm cách thoát khỏi lãnh địa, họ đến ngã ba đường, bến sông, nơi có đông người qua lại lập xưởng sản xuất và buôn bán hàng hóa. Từ đó, các thành thị ra đời.
– Bên cạnh đó, còn có các thành thị do lãnh chúa lập ra và các thành thị cổ được phục hồi.
– Sự ra đời của các thành thị đã đưa đến nhiều tác động tích cực đến đời sống kinh tế – chính trị – văn hóa của các nước Tây Âu thời phong kiến.
Vận dụng 2 trang 8 Lịch Sử lớp 7:
Trả lời:
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân của bản thân, các em có thể tham khảo 1 trong những ý kiến dưới đây:
– Ý kiến 1:
+ Lựa chọn cuộc sống là các lãnh chúa trong lãnh địa phong kiến.
+ Vì: muốn được trải nghiệm cuộc sống của giới quý tộc với các hoạt động: luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa, tổ chức tiệc tùng, hội hè trong các lâu đài, dinh thự.
– Ý kiến 2:
+ Lựa chọn cuộc sống của các nông nô trong lãnh địa phong kiến.
+ Vì: muốn được trải nghiệm cuộc sống lao động vất vả để hiểu rõ hơn về tình cảnh khổ cực của người nông nô.
– Ý kiến 3:
+ Muốn được sống ở các thành thị.
+ Vì: muốn tận hưởng cuộc sống thành thị tấp nập, có sự giao lưu kinh tế – văn hóa rộng rãi.
Vận dụng 3 trang 8 Lịch Sử lớp 7:
Trả lời:
* Bài mẫu số 1: Đóng vai Lãnh chúa:
– Ta là lãnh chúa. Trước kia, tổ tiên của ta là một tướng lĩnh quân sự, có công lao lớn trong việc lật đổ đế chế La Mã, nên đã được đức vua phân phong cho tước vị và đất đai. Tước vị và lãnh địa của ta hiện nay đều được kế thừ từ tổ tiên.
– Các ngươi có thể thấy, phần đất đai ta sở hữu rộng lớn nhường nào. Trước mặt các ngươi là tòa lâu đài kiên cố, rộng lớn của ta; phía xa đằng kia là nhà kho, chuồng trại… còn khoảng đất bao la phía bao quanh lâu đài của ta chính là phần đất mà ta giao cho nông nô cày cấy.
– Chao ôi, ta yêu cuộc sống của ta biết bao. Ngày ngày ta được vui chơi, săn bắn, luyện tập võ nghệ, tổ chức hội hè trong những tòa lâu đài nguy nga, tráng lệ. Ta không cần tham gia sản xuất, mấy việc nhặng nhọc, chân lấm tay bùn đó là việc của lũ nông nô, chúng phải cày cấy và nộp lại cho ta địa tô cùng nhiều thứ thuế khác. Bởi vậy, cuộc sống của ta rất sung sướng và nhàn hạ.
* Bài mẫu số 2: Đóng vai nông nô
– Tôi là một nông nô. Tôi và gia đình của mình sống trong lãnh địa của Công tước xứ Provence. Tôi được nghe kể lại rằng: trước đây, từ thời ông bà của tôi, gia đình tôi là một gia đình nông dân bình thường, tuy không giàu có nhưng chúng tôi có ruộng đất riêng để tự cày cấy, cuộc sống không phải phụ thuộc vào ai. Vậy rồi, biến cố lịch sử xảy ra, đế chế La Mã sụp đổ, Vương quốc Phơ-răng được thiết lập. Gia đình chúng tôi bị bọn quý tộc người Giéc-man cướp đoạt ruộng đất; và từ đó chúng tôi trở thành nông nô.
– Sống dưới thời trị vì của lãnh chúa, cuộc sống của chúng tôi rơi vào cảnh bần cùng khốn khổ. Chúng tôi làm việc cực nhọc từ sáng đến khuya; ấy vậy mà đến mùa thu hoạch, chúng tôi lại phải nộp một nửa hoa lợi cho lãnh chúa; 1/4 hoa lợi cho nhà thờ Giáo hội…. đã vậy, chúng tôi còn phải nộp cho lãnh chúa nhiều loại thứ thuế vô lý, như: thuế sắt, thuế tài sản, thuế cưới xin,.. Tôi không muốn sông cuộc sống bần cùng này nữa, tôi sẽ tìm mọi cách để thoát khỏi lãnh địa này.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo