Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Cánh Diều: tại đây
Bài 10 Lịch Sử lớp 7: “Dọc theo các con đường. người ta mang gia súc đi trao đổi, cưỡi ngựa đi bán. Ai muốn mua bán voi cũng được; ai muốn mua bán ngựa cũng được; ai muốn trao đổi vàng bạc cũng đuợc. Đây là đoạn văn bia mô tả về sự thịnh vượng cùa Vương quốc Xu-khô-thai ra đời ở Đông Nam Á vào thế kỉ XIII.
Vậy các quốc gia Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI đã hình thành và phát triển như thế nào? Thành tựu văn hoá tiêu biểu của khu vực thời kì này là gì?
Trả lời:
* Quá trình hình thành:
– Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI, ở Đông Nam Á diễn ra quá trình hình thành của nhiều vương quốc mới.
– Tại vùng Đông Nam Á lục địa:
+ Nhà nước độc lập của người Việt được xác lập trên vùng châu thổ sông Hồng.
+ Tại khu vực sông I-ra-oa-đi, vương quốc Pa-gan được thành lập.
+ Dọc theo đồng bằng sông Mê Công và Chao Phray-a, nhiều vương quốc mới của người Thái đã ra đời, như: Lan-na, Xu-khô-thai, Lan Xang…
– Ở Đông Nam Á hải đảo:
+ Vương quốc Mô-giô-pa-hit ra đời ở thế kỉ XIII trên đảo Gia-va
+ Nhiều vương quốc Hồi giáo được thành lập: Ma-lắc-ca, A-chê…
* Sự phát triển:
– Bộ máy cai trị được củng cố, kiện toàn.
– Kinh tế phát triển tương đối toàn diện trên các lĩnh vực nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.
* Thành tựu văn hóa tiêu biểu của Đông Nam Á:
– Tôn giáo: Phật giáo, Đạo giáo, Hin-đu giáo….
– Chữ viết: trên cơ sở chữ Phạn, chữ Hán sáng tạo ra chữ viết riêng.
– Nghệ thuật, kiến trúc: Hoàng Thành Thăng Long (Đại Việt); đền tháp Ăng-co (Camphuchia),…
Câu hỏi trang 35 Lịch Sử lớp 7:
Trả lời:
* Quá trình hình thành:
– Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI, ở Đông Nam Á diễn ra quá trình hình thành của nhiều vương quốc mới.
– Tại vùng Đông Nam Á lục địa:
+ Nhà nước độc lập của người Việt được xác lập trên vùng châu thổ sông Hồng.
+ Tại khu vực sông I-ra-oa-đi, vương quốc Pa-gan được thành lập.
+ Dọc theo đồng bằng sông Mê Công và Chao Phray-a, nhiều vương quốc mới của người Thái đã ra đời, như: Lan-na, Xu-khô-thai, Lan Xang…
– Ở Đông Nam Á hải đảo:
+ Vương quốc Mô-giô-pa-hit ra đời ở thế kỉ XIII trên đảo Gia-va
+ Nhiều vương quốc Hồi giáo được thành lập: Ma-lắc-ca, A-chê…
* Sự phát triển:
– Bộ máy chính trị được củng cố, phát triển về tổ chức hành chính, bộ máy quan lại, luật pháp..
– Kinh tế phát triển tương đối toàn diện trên các lĩnh vực nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp. Đông Nam Á trở thành một trong những thị trường thương mại sôi động nhất thế giới, nổi tiếng với các hương liệu, gia vị.
Câu hỏi trang 36 Lịch Sử lớp 7:
Trả lời:
* Thành tựu văn hóa tiêu biểu của Đông Nam Á:
– Tôn giáo: Phật giáo, Hin-đu giáo, Nho giáo…. chi phối đời sống tinh thần và chính trị tại nhiều quốc gia.
– Chữ viết:
+ Trên cơ sở chữ Phạn, nhiều nhóm cư dân ở Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình, như: chữ Thái, chữ Chăm, chữ Khơ-me, chữ Mã Lai…
+ Trên cơ sở chữ Hán, người Việt sáng tạo ra chữ Nôm.
– Nhiều công trình kiến trúc đặc sắc, như:
+ Hoàng Thành Thăng Long (Đại Việt);
+ Đền tháp Ăng-co (Camphuchia).
+ Đền tháp Pa-gan, Chùa Suê-đa-gon (Mianma)
+ Đền tháp A-giút-thay-a (Thái Lan).
* Nhận xét:
– Các thành tựu văn hóa Đông Nam Á phản ánh sự kế thừa, phát triển thành tựu văn hóa nhân loại; đồng thời cho thấy sự cần cù, sáng tạo trong xây dựng bản sắc riêng của cư dân khu vực.
Luyện tập 1 trang 36 Lịch Sử lớp 7:
Trả lời:
– Về kinh tế:
+ Sản xuất nông nghiệp được mở rộng.
+ Các ngành thủ công nghiệp như: làm gốm sứ, dệt lụa… tiếp tục phát triển.
+ Mở rộng trao đổi, buôn bán qua đường biển với thương nhân nước ngoài.
– Chính trị: Tổ chức bộ máy nhà nước chặt chẽ, kiện toàn.
– Văn hóa: Các nước Đông Nam Á thời kì này đã xây dựng được nền văn hóa mang nhiều nét riêng và đóng góp vào kho tàng văn hóa nhân loại những giá trị độc đáo.
Vận dụng 2 trang 36 Lịch Sử lớp 7:
Trả lời:
Giới thiệu về Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam, Việt Nam)
– Khu di tích Mỹ Sơn (thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam), là một quần thể kiến trúc nổi tiếng nhất của người Chăm ở Việt Nam, được xây dựng từ cuối thế kỷ IV đến thế kỷ XIII.
– Mỹ Sơn là một quần thể với hơn 70 ngôi đền tháp mang nhiều phong cách kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu cho từng giai đoạn lịch sử của vương quốc Chămpa. Bị chiến tranh tàn phá, đến năm 1975, Mỹ Sơn chỉ còn lại 32 công trình, trong đó khoảng 20 công trình còn giữ được dáng vẻ ban đầu.
– Hầu hết các công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc tại Mỹ Sơn đều chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo. Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ Linga hoặc hình tượng của thần Siva – Đấng bảo hộ của các dòng vua Chămpa.
– Sau bao nhiêu năm thăng trầm, biến thiên của lịch sử, ngày nay vẫn còn là một di tích có giá trị văn hoá, nghệ thuật, kiến trúc độc đáo của nhân loại, nó kết tinh của trí tuệ, tài hoa của nhiều thế hệ.
– Khu di tích Mỹ Sơn đã được Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO chính thức công nhận là Di sản văn hoá Thế giới vào ngày 1/12/1999.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo