Chương 4: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Cánh Diều: tại đây

Bài 11 Lịch Sử lớp 7: Đền Ăng-co Vát là một trong những quần thể kiến trúc tôn giáo lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Ngôi đền được người Khơ-me xây dựng vào thế kỉ XII, là trung tâm của đô thị Ăng-co với gần một triệu dân và có quy mô tương đương thành phố Lốt An-giơ-lét (Hoa Kỳ) hiện nay.

Vậy vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co hình thành và phát triển ra sao? Họ đạt những thành tựu văn hóa nào tiêu biểu?

Trả lời:

* Quá trình hình thành, phát triển của Vương quốc Cam-phu-chia

– Thế kỉ VIII, vương quốc Chân Lạp rơi vào tình trạng phân tán, sau đó bị người Gia-va xâm lược. Năm 802, dưới sự lãnh đạo của vua Giay-a-vác-man II, người Khơ-me giành lại độc lập, thống nhất lãnh thổ; Kinh đô chuyển về phía Bắc Biển Hồ.

– Sự phát triển của vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co được biểu hiện trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội

* Những thành tựu văn hóa:

– Tôn giáo: 

+ Thế kỉ X – XV: Hindu giáo chủ đạo chi phối đời sống chính trị, tư tưởng, nghệ thuật của Campuchia.

+ Từ thể kỉ XV: Phật giáo thay thế, trở thành quốc giao.

– Chữ viết: sử dụng chữ Phạn và chữ Khơ me

– Văn học: văn học dân gian, truyện thơ rất phát triển, tiêu biểu là: sử thi Riêm-kê…

– Kiến trúc, điêu khắc: độc đáo, gắn với Phật giáo, Hin-đu giáo. Các công trình kiến trúc tiêu biểu là: đền Ăng-co Vát, đền Ăng-co Thom…

Câu hỏi 1 trang 38 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

* Quá trình hình thành:

– Thế kỉ VIII, vương quốc Chân Lạp rơi vào tình trạng phân tán. Lãnh thổ bị chia cắt thành Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp, sau đó bị người Gia-va xâm lược.

– Năm 802, dưới sự lãnh đạo của vua Giay-a-vác-man II, người Khơ-me giành lại độc lập, thống nhất lãnh thổ; Kinh đô chuyển về phía Bắc Biển Hồ, mở ra giai đoạn phát triển mới của Vương quốc Campuchia – thời kì Ăng-co.

* Sự phát triển của Campuchia dưới thời Ăng-co:

– Chính trị: 

+ Xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

+ Tiến hành chiến tranh, mở rộng ảnh hưởng tới các khu vực thuộc lãnh thổ Lào và Thái Lan ngày nay; trở thành một thế lực hùng mạnh ở Đông Nam Á.

– Kinh tế:

+ Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo.

+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển đa dạng.

Câu hỏi 2 trang 38 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Đánh giá: Ăng-co là thời kỳ phát triển thịnh vượng của Camphuchia, dưới thời Ăng-co, Campuchia trở thành một thế lực hùng mạnh ở khu vực Đông Nam Á.

Câu hỏi 3 trang 38 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Tôn giáo: 

+ Thế kỉ X – XV: Hindu giáo chủ đạo chi phối đời sống chính trị, tư tưởng, nghệ thuật của Campuchia.

+ Từ thể kỉ XV: Phật giáo thay thế, trở thành quốc giao.

– Chữ viết: sử dụng chữ Phạn và chữ Khơ me

– Văn học: văn học dân gian, truyện thơ rất phát triển, tiêu biểu là: sử thi Riêm-kê…

– Kiến trúc, điêu khắc: độc đáo, gắn với Phật giáo, Hin-đu giáo. Các công trình kiến trúc tiêu biểu là: đền Ăng-co Vát, đền Ăng-co Thom…

Luyện tập 1 trang 38 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Sự phát triển của vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co được biểu hiện trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội:

+ Về chính trị: xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền; tiến hành chiến tranh, mở rộng ảnh hưởng tới các khu vực thuộc lãnh thổ Lào và Thái Lan ngày nay.

+ Về kinh tế: nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo; thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển đa dạng.

+ Về văn hóa: văn hóa phát triển rực rỡ với nhiều thành tựu tiêu biểu như: đền Ăng-co Vát, Ăng-co Thom,…

Vận dụng 2 trang 38 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

Gợi ý: 

– Ăng co Thom là kinh đô của Vương quốc Campuchia, được xây dựng dưới thời vua Jayavarman VII (cuối thế kỉ XII)

– Ăng-co Thom có chu vi khoảng 12 km, bên trong có nhiều đền thờ từ các thời kỳ trước cũng như các đền thờ được Jayavarman và những người nối nghiệp ông xây dựng. Đền chính trong khu vực Ăng-co Thom là đền Bayon có 54 tượng thần 4 mặt cao 12m trở lên, tất cả các khuôn mặt thần Bayon đều cười rất tươi.

– Khu đền tháp Ăng-co Thom là một cống hiến độc đáo của người Khơ-me vào kho tàng văn hóa Đông Nam Á và thế giới.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 922

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống