Chương 4: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Cánh Diều: tại đây

Bài 12 Lịch Sử lớp 7: Trên vùng cao nguyên Xiêng Khoảng (Lào) có hàng nghìn chiếc chum đá với đường kính lớn nhất lên đến 3 m. Các nhà khảo cổ học cho rằng cánh đồng Chum là dấu tích của một nền văn hóa kim khí mà chủ nhân là nguời Lào Thơng. Từ thế ki XIII – XIV, người Lào Thơng bản địa kết hợp với người Lào Lùm di cư đến và lập nên Vương quốc Lào.

Vậy quá trình hình thành và phát triển cùa Vưong quốc Lào như thế nào? Những nét văn hóa tiêu biểu là gì?

Trả lời:

* Quá trình hình thành, phát triển của Vương quốc Lào thời Lan Xang

– Tổ chức xã hội sơ khai của người Lào là các mường cổ.

– Năm 1353, Pha Ngừm thống nhất các mường Lào, đặt tên nước là Lan Xang (Triệu Voi).

– Thế kỉ XV – XVII, Vương quốc Lan Xang bước vào giai đoạn thịnh vượng.

* Thành tựu văn hóa tiêu biểu

+ Chữ viết: từ chữ Phạn sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình

+ Văn học dân gian và văn học viết.

+ Đời sống văn hoá của người Lào rất phong phú và hồn nhiên.

+ Tôn giáo: đạo Phật là quốc giáo

+ Kiến trúc, điêu khắc: xây dựng một số công trình theo kiểu Hin-đu và Phật giáo, điển hình là Thạt Luổng ở Viêng Chăn.

Câu hỏi 1 trang 40 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

* Sự ra đời: Năm 1353, Pha Ngừm thống nhất các mường Lào, lập ra Vương quốc Lan Xang (Triệu Voi).

* Quá trình phát triển:

– Thế kỉ XIV – XVI:

+ Các vua Lan Xang chia đất nước thành các mường, đặt quan cai trị, xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy.

+ Cư dân chủ yếu làm nông nghiệp kết hợp với khai thác lâm sản và sản xuất thủ công nghiệp…

– Thế kỉ XVI – XVII, Lào là một vương quốc lớn, có quan hệ hòa hiếu với láng giềng

Câu hỏi 2 trang 40 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Đánh giá: Thế kỉ XIV – XVII là thời kỳ phát triển thịnh vượng nhất của Vương quốc Lào.

Câu hỏi 3 trang 40 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Những nét chính về văn hóa Lào:

+ Chữ viết: bên cạnh chữ viết Ấn Độ, chữ Lào cũng được sáng tạo và sử dụng phổ biến.

+ Nhiều tác phẩm văn học độc đáo, như: Phạ -lắc Phạ-lam; truyền thuyết Khúm Bu-lôm….

+ Đời sống văn hoá của người Lào rất phong phú và hồn nhiên.

+ Tôn giáo: đạo Phật là quốc giáo, có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống chính trị, xã hội và là cơ sở để thống nhất các tộc người Lào.

+ Xây dựng nhiều công trình kiến trúc độc đáo, điển hình là Thạt Luổng; Phra Keo; Vát Xiềng Thong…

Luyện tập 1 trang 40 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

Sự phát triển của Vương quốc Lào thời Lan xang ở các thế kỉ XIV – XVII 

– Chính trị: 

+ Đối nội: Tổ chức bộ máy chặt chẽ hơn: chia đất nước thành các mường, đặt quan

cai trị, xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy.

+ Đối ngoại: giữ quan hệ hòa hiếu với Cam-pu-chia và Đại Việt, kiên quyết chống

quân xâm lược Miến Điện.

– Kinh tế: cư dân chủ yếu làm nông nghiệp kết hợp với khai thác lâm sản và sản xuất thủ công nghiệp…

– Văn hóa: xây dựng được nền văn hóa mang nhiều nét riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hóa nhân loại những giá trị độc đáo. 

Vận dụng 2 trang 40 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– “Thạt Luổng” là một tòa tháp Phật giáo, tọa lạc tại Thủ đô Viêng-chăn của Lào. Trong tiếng Lào, “Thạt Luổng” có nghĩa là “tháp lớn”, công trình này được xây dựng năm 1566 dưới triều vua Xệt-tha-thi-lạt.

– Đây là một công trình đồ sộ, gồm một tháp lớn hình nậm rượu, đặt trên cái đế hình hoa sen, phô ra 12 cánh hoa sen, dưới là một bệ khổng lồ hình bán cầu, nhưng lại tạo thành 4 núi có đáy vuông, mỗi cạnh dài 68m, được ốp bằng 323 phiến đá và có 4 cổng dưới dạng miếu thờ. Xung quanh tháp chính là 30 ngọn tháp nhỏ, mỗi ngọn tháp đều khắc một lời dạy của Phật. Tháp chính có chiều cao 45m.

– Sự đồ sộ và tinh xảo của Thạt Luổng đã minh chứng cho tài năng sáng tạo và là thành quả từ sự lao động cần cù của cư dân Lan Xang xưa; công trình này cũng là một cống hiến độc đáo vào kho tàng văn hóa Đông Nam Á và thế giới.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1037

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống