Chương 5: Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Cánh Diều: tại đây

Bài 15 Lịch Sử lớp 7: Người đời truyền rằng: Lý Thường Kiệt làm hàng rào theo dọc sông để cố thủ. Một đêm quân sĩ chợt nghe ở trong đền Trương tướng quân có tiếng đọc to rằng:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

Tuyệt nhiên phận định tại thiên thư.

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Sau đó quả nhiên như thế.

(Đại Việt sử kí toàn thư, Ngô Sĩ Liên và các thần triều Hậu Lê)

Vậy cuộc kháng chiến chống Tống có những nét độc đáo gì? Lý Thường Kiệt có vai trò như thế nào đối với cuộc kháng chiến đó?

Trả lời:

* Lý Thường Kiệt có những cách đánh giặc rất độc đáo như:

– Chủ động tiến công để chặn thế mạnh của giặc.

– Chủ động chuẩn bị về lực lượng, phòng thủ, bố trí trận địa đánh giặc.

– Chủ động chớp thời cơ quân giặc gặp khó khăn để tổ chức tổng tiến công.

– Chủ động giảng hòa với giặc, thể hiện lòng trọng nhân nghĩa.

* Vai trò của Lý Thường Kiệt đối với cuộc kháng chiến.

– Lý Thường Kiệt là Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến. 

– Ông đã đề ra chủ trương, đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo. Là người trực tiếp điều binh khiển tướng đánh bại quân xâm lược Tống. 

– Ông đã quyết định kết thúc chiến tranh bằng biện pháp hoà bình đúng đắn. 

– Chiến công của ông được sử sách lưu mãi muôn đời.

Câu hỏi trang 54 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Khi biết quân Tống có ý định tấn công Đại Việt Lý Thường Kiệt chủ trương “Tiên phát chế nhân” (Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc).

– Tư duy chiến lược sáng tạo và độc đáo trong chỉ đạo chiến tranh của Lý Thường Kiệt đã giúp quân dân Đại Việt hạ được căn cứ Ung – Khâm – Liêm của địch trong vòng 3 tháng, phá hủy hết các căn cứ, kho tàng dự trữ lương thảo khí giới của quân Tống, đẩy địch rơi vào thế bị động ngay từ đầu.

Câu hỏi trang 55 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Cho quân mai phục ở những vị trí chiến lược dọc biên giới Việt – Tống

– Bố trí lực lượng thủy binh ở mạn Đông Bắc để chặn đánh thủy binh của quân Tống.

– Xây dựng phòng tuyến chặn giặc ở bờ Nam sông Như Nguyệt để chặn đánh đạo quân bộ của quân Tống.

Câu hỏi trang 56 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Quân dân nhà Lý đã chủ động chớp thời cơ quân giặc gặp khó khăn để tổ chức tổng tiến công:

+ Trên đường tiến về Thăng Long, quân Tống bị chặn đánh tại phòng tuyến sông Như Nguyệt. Quân Tống nhiều lần tổ chức vượt phòng tuyến Như Nguyệt nhưng không thành công, lâm vào thế khó khăn.

+ Nắm bắt thời cơ, Thái úy Lý Thường Kiệt chủ trương mở các cuộc công kích lớn lớn mà đối tượng chính là nơi đóng quân của Triệu Tiết và Quách Quỳ, khiến quân Tống đại bại.

– Sau khi giành thắng lợi quyết định trên sông Như Nguyệt, mặc dù Đại Việt đã có ưu thế vượt trội hơn hẳn so với quân Tống, đập tan ý chí xâm lược của nhà Tống; tuy nhiên, Thái úy Lý Thường Kiệt vẫn khôn khéo, chủ động đưa ra đề nghị “giảng hòa”.

⇒ Đây là chủ trương đúng đắn và mềm dẻo của Lý Thường Kiệt: dùng phương pháp “giảng hòa” này để “không nhọc tướng tá, khỏi tốn xương máu” của nhân dân, lại tỏ rõ thiện chí hòa bình của dân tộc Đại Việt.

Luyện tập 1 trang 56 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

Nét độc đáo trong cuộc kháng chiến của nhà Lý chống quân Tống xâm lược:

– Chủ động tiến công để chặn thế mạnh của giặc.

– Chủ động chuẩn bị về lực lượng, phòng thủ, bố trí trận địa đánh giặc.

– Chủ động chớp thời cơ quân giặc gặp khó khăn để tổ chức tổng tiến công.

– Chủ động giảng hòa với giặc. Thể hiện lòng trọng nhân nghĩa.

* Vai trò của Lý Thường Kiệt đối với cuộc kháng chiến.

– Lý Thường Kiệt là Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến. 

– Ông đã đề ra chủ trương, đường lối đúng đắn, sáng tạo, góp phần quan trọng làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống.

– Thái úy Lý Thường Kiệt cũng là người chủ động quyết định kết thúc chiến tranh bằng biện pháp hoà bình để “không nhọc tướng tá, khỏi tốn xương máu” của nhân dân, lại tỏ rõ thiện chí hòa bình của dân tộc Đại Việt. 

Vận dụng 2 trang 56 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

Gợi ý: những chiến công rạng danh lịch sử của Thái úy Lý Thường Kiệt

– Năm 1061 người Mường ở biên giới Thanh Hóa, Nghệ An quấy rồi, Lý Thường Kiệt được lệnh đi dẹp loạn. Thế nhưng ông chủ trương không dùng bạo lực, mà cố gắng thu phục nhân tâm. Từ đó ông đã thu phục được dân Mường, giúp ổn định vùng biên giới phía Nam.

– Băm 1069, Lý Thường Kiệt cùng vua Lý Thánh Tông đem quân trấn áp Chăm-pa, đập tan ý đồ phối hợp với quân Tống của Chăm-pa. Vua Chiêm là Chế Củ phải chạy trốn đến biên giới với Chân Lạp thì không dám vượt sang vì có hiềm thù với Chân Lạp, nên phải đầu hàng Lý Thường Kiệt. Sau đó Chế Củ phải dâng 3 châu cho Đại Việt.

– Trong những năm 1075 – 1077, Lý Thường Kiệt lãnh đạo nhân dân Đại Việt tiến hành cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của đất nước.

– Năm 1104 vua Chiêm Thành là Chế Ma Na đem quân tiến đánh, chiếm lại các vùng đất mà vua Chế Củ đã nhượng lại cho Đại Việt trước đây. Lý Thường Kiệt lúc này đã 86 tuổi vẫn đưa quân về phía Nam đánh bại quân Chiêm Thành. Chế Ma Na phải nộp lại đất cho Đại Việt. 

Vận dụng 3 trang 56 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

Bài học kinh nghiệm:

– Nghiên cứu, đánh giá đúng tình hình, dự báo sớm những âm mưu và hành động của kẻ thù.

– Kiên định đường lối đánh giặc, nêu cao tinh thần đoàn kết của nhân dân và ý chí quyết chiến quyết thắng.

– Chủ động xây dựng các tuyến phòng thủ để chống giặc, lợi dụng địa thế hiểm trở của tự nhiên để trận địa chiến đấu.

– Lòng nhân nghĩa, yêu chuộng hòa bình.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 893

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống