Chương 5: Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Cánh Diều: tại đây

Bài 16 Lịch Sử lớp 7: Trong tác phẩm “Lịch sử nước ta” (1941), Hồ Chí Minh đã viết về nhà Trần:

Đời Trần văn giỏi võ nhiều

Ngoài dân thịnh vượng, trong triều hiền minh

Vậy nhà Trần được thành lập như thế nào? Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của nước Đại Việt thời Trần ra sao?

Trả lời:

* Sự thành lập Nhà Trần

– Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu (Chính quyền không còn chăm lo đến đời sống nhân dân, vua quan ăn chơi, lụt lội, hạn hán, mất mùa liên tiếp, đời sống nhân dân khở cực…)

– Năm 1224, Lý Chiêu Hoàng lên ngôi.

– Năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh

⇒ Nhà Trần thành lập.

* Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của nước Đại Việt thời Trần

– Chính trị: tổ chức bộ máy nhà nước theo chế độ trung ương tập quyền (có chế độ Thái Thượng hoàng); ban hành “Quốc triều hình luật”; quân đội được củng cố trang bị vũ khí, tập luyện võ nghệ,…

– Kinh tế: nhà nước luôn quan tâm phát triển kinh tế.

– Xã hội: ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện hơn trước.

– Văn hóa: phát triển trên tất cả các lĩnh vực (tư tưởng, tôn giáo, văn học, giáo dục, khoa học – kĩ thuật; kiến trúc và điêu khắc,…)

Câu hỏi trang 57 Lịch Sử lớp 7:

 

Trả lời:

* Sự thành lập Nhà Trần:

– Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu, tình hình đất nước rối ren. Những công việc lớn trong triều đình đều do họ Trần quyết định.

– Năm 1224, vua Lý Huệ Tông lập Chiêu Thánh công chúa làm Hoàng Thái Tử rồi truyền ngôi, hiệu là Lý Chiêu Hoàng.

– Năm 1226, Trần Thủ Độ dàn xếp để Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh

⇒ Nhà Trần thành lập.

* Vai trò của Trần Thủ Độ:

– Dàn xếp để vua Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh.

– Những năm đầu mới thành lập, các việc lớn trong triều nhà Trần đều do Trần Thủ Độ điều hành, dẹp loạn và ổn định tình hình đất nước.

Câu hỏi trang 58 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Tổ chức bộ máy nhà nước: 

+ Tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền.

+ Gồm 3 cấp: triều đình trung ương (do vua đứng đầu); các đơn vị hành chính trung gian (lộ, phủ, huyện, châu) và cấp hành chính cơ sở (hương, xã).

+ Hệ thống quan lại được tổ chức quy củ, có quy định thưởng, phạt nghiêm minh.

+ Thiết lập chế độ Thái Thượng hoàng (vua thường nhường ngôi sớm cho con và tự xưng là Thái Thượng hoàng cùng quản lí đất nước).

+ Hầu hết các chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước đều do tôn thất nhà Trần nắm giữ.

– Quân đội:

+ Được phiên chế thành 3 bộ phận, gồm: cấm quân (quân bảo vệ kinh thành), biên quân (quân giữ biên ải), lộ quân (quân sĩ đóng ở các lộ).

+ Lực lượng quân đội bao gồm: bộ quân, thủy quân, thực hiện theo chính sách “ngụ binh ư nông”.

+ Xây dựng quân đội theo chủ trương “quân quý hồ tinh, bất quý hồ đa” (quân đội cốt tinh nhuệ, không cốt đông) và đề cao tinh thần đoàn kết.

– Luật pháp: ban hành Quốc triều Thông chế (năm 1230) và Quốc triều hình luật (Hình thư, năm 1341)

Câu hỏi 1 trang 59 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Nông nghiệp: 

+ Nhà nước ban hành nhiều chính sách thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, như: kêu gọi nhân dân phiêu tán trở về quê cũ sản xuất; khuyến khích khai khẩn đất hoang, đẩy mạnh việc làm thủy lợi; cấm giết mổ và trộm cắp trâu bò để bảo vệ sức kéo…

+ Nhân dân tích cực sản xuất, đẩy mạnh khai hoang…

⇒ Do đó, sản xuất nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và phát triển.

– Thủ công nghiệp:

+ Các xưởng thủ công nghiệp nhà nước được duy trì.

+ Thủ công nghiệp nhân dân có nhiều ngành, nghề như đúc đồng, làm giấy,…

–  Thương nghiệp:

+ Nội thương: ở các làng, xã chợ mọc lên ngày càng nhiều. Kinh thành Thăng Long đã có 61 phố phường.

+ Ngoại thương được mở mang: các cửa biển như Vân Đồn (Quảng Ninh); Hội Thống (Hà Tĩnh);… là nơi buôn bán tấp nập với thương nhân nước ngoài.

Câu hỏi 2 trang 59 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Sự phát triển của thủ công nghiệp đã tạo ra nhiều mặt hàng phong phú, đa dạng, tinh xảo, phù hợp với thị hiếu của người dân trong và ngoài nước, từ đó thúc đẩy sự phát triển của thương nghiệp.

– Ngược lại, khi nhu cầu sử dụng các mặt hành của người dân trong và ngoài nước tăng lên; thị hiếu người tiêu dùng có sự thay đổi… thì cũng có sự tác động ngược trở lại, kích thích người thợ thủ công luôn đổi mới, sáng tạo để tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, phù hợp nhất.

Câu hỏi trang 60 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Xã hội ngày càng có sự phân hóa thành: giai cấp thống trị và giai cấp bị thống trị.

+ Giai cấp thống trị gồm: vua, quan lại, quý tộc, địa chủ… đây là lực lượng có nhiều ruộng đất, đặc quyền, đặc lợi…

+ Giai cấp bị thống trị gồm: nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì. Trong đó, nông dân là lực lượng sản xuất chính; nô tì là lực lượng thấp kém nhất trong xã hội.

– Mâu thuẫn xã hội gay gắt, nhiều cuộc khởi nghĩa của dân nghèo đã nổ ra.

Câu hỏi trang 62 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Về tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng:

+ Những tín ngưỡng cổ truyền vẫn phổ biến trong nhân dân và có phần phát triển hơn như tục thờ cúng tổ tiên, thờ các anh hùng dân tộc,…

+ Đạo Phật phát triển, tuy nhiên không bằng thời Lý.

+ Nho giáo phát triển, các nhà nho được bổ nhiệm giữ những chức vụ quan trọng.

– Về giáo dục:

+ Quốc Tử Giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại. Các lộ, phủ quanh kinh thành đều có trường công; các làng xã có trường tư.

+ Các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều, có quy củ và nề nếp hơn so với thời Lý

– Về văn học:

+ Chữ Hán, chữ Nôm phát triển với nhiều thể loại phong phú (thơ, hịch…). 

+ Các tác phẩm tiêu biểu là: Hịch tướng sĩ (của Trần Quốc Tuấn); Phì giá hoàn kinh (của Trần Quang Khải); Cư trần lạc đạo phú (của Trần Nhân Tông)…

– Về khoa học: Các ngành khoa học lịch sử, quân sự, y học và thiên văn học đều đạt được những thành tựu đáng kể. Ví dụ:

+ Về sử học, có bộ Đại Việt sử kí do Lê Văn Hưu biên soạn – được coi là bộ quốc sử đầu tiên của Đại Việt.

+ Về y học, danh y Tuệ Tĩnh nổi tiếng với việc nghiên cứu các cây thuốc nam, tổng kết việc chữa bệnh bằng thuốc Nam.

+ Về Thiên văn học: Đặng Lộ đã chế rạo ra “lung linh nghi” để đo đạc, tính toán thiên văn.

+ Về khoa học quân sự có 2 tác phẩm: Vạn Kiếp tông bí truyền thư và Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn.

– Về nghệ thuật:

+ Nhiều công trình kiến trúc lớm, tiêu biểu như: tháp Phổ Minh (Nam Định), thành Tây Đô (Thanh Hóa),…

+ Điêu khắc rất đa dạng, tiêu biểu là: tượng Phật Di Lặc ở chùa Quỳnh Lâm (Quảng Ninh); vạc, chuông lớn ở chùa Phổ Minh (Nam Định)…

Luyện tập 1 trang 62 Lịch Sử lớp 7:

Lĩnh vực

Nội dung tóm tắt

Danh nhân tiêu biểu

Sự thành lập

Tư tưởng,

tôn giáo

Văn học,

nghệ thuật

Giáo dục, 

khoa học

Trả lời:

Lĩnh vực

Nội dung tóm tắt

Danh nhân tiêu biểu

Sự thành lập

– Cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu.

– Năm 1224, Lý Chiêu Hoàng lên ngôi.

– Năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh

Lý Chiêu Hoàng,

Trần Cảnh, 

Trần Thủ Độ.

Tư tưởng,

tôn giáo

+ Đạo Phật phát triển dù không bằng nhà Lý

+ Nho giáo ngày càng giữ vai trò quan trọng.

Lê văn Hưu, 

Chu Văn An

Văn học,

nghệ thuật

– Về văn học: chữ Hán, chữ Nôm phát triển

– Nhiều công trình kiến trúc độc đáo, như: tháp Phổ Minh, thành Tây Đô,…

– Điêu khắc rất đa dạng.

Trần Quốc Tuấn,

Trương Hán Siêu,

Trần Nhân Tông,

Nguyễn Thuyên..

Giáo dục,

khoa học

– Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại. Ngoài ra còn có trường công ở các lộ, phủ; trường tư ở các làng xã.

– Các kì thi được tổ chức quy củ và nề nếp.

– Các ngành khoa học lịch sử, quân sự, y học và thiên văn học đạt được những thành tựu.

Chu Văn An, 

Nguyễn Hiền, 

Lê Văn Hưu, 

Mạc Đĩnh Chi, 

Phạm Sư Mạnh…

Vận dụng 2 trang 62 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

Học sinh tham khảo bài dưới đây (giới thiệu về chùa Phổ Minh)

– Chùa phổ minh là một ngôi chùa ở thôn Tức Mạc, phường Lộc Vượng cách thành phố Nam Định 5 km về phía bắc. Chùa còn có tên gọi khác là chùa tháp.

– Chùa được xây dựng vào năm 1262, ở phía tây cung Trùng Quang của các vua nhà Trần. Chuông lớn của chùa có khắc bản văn Phổ Minh đinh tự đúc năm 1796.

– Chùa vốn có một cái vạc lớn, sử sách coi là một trong 4 vật báu của Việt Nam. Chùa có tháp Phổ Minh cao gần 22m gồm 14 tầng tạo nên một kiến trúc đặc sắc và thành công của thời đại này.

Vận dụng 3 trang 62 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

Điều đó nói lên: 

– Nhân dân ta thương tiếc, kính trọng, ghi nhớ công ơn các danh nhân thời Trần.

– Nhắc nhở thế hệ trẻ cần bảo vệ, giữ gìn những giá trị ông cha ta xây dựng nên.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1046

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống