Chương 5: Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Cánh Diều: tại đây

Bài 17 Lịch Sử lớp 7: Đầu năm 1285, từ vùng đất Chăm-pa, tướng Toa Đô gửi thư về cho vua Nguyên là Hốt Tất Liệt.

“Giao Chỉ [tức Đại Việt] liền đất với Chân Lạp. Chiêm Thành. Vân Nam [Trung Quốc]. Xiêm [Thái Lan], Miến [My-an-ma], nên lập tỉnh ngay trên đất ấy và đóng quân trấn giữ,… lấy lương ở đó cấp cho quân si. tránh được việc vận tải đường biền mệt nhọc”.

(Nguyên sử- sử triều Nguyên, An Nam truyện)

Lời đề nghị cảa Toa Đô được Hốt Tất Liệt thực hiện, nhưng 50 vạn quân Nguyên đã bị quân dân nhà Trần đánh tan.

Vậy quân dân Đại Việt đã kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên và giành thắng lợi như thế nào? Thắng lợi đó có nguyên nhân từ đâu và có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

Trả lời:

– Cuộc kháng chiến chống Mông Cổ lần thứ nhất (1258)

+ Tháng 1/1258, ba vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, tiến vào xâm lược Đại Việt. Quân giặc tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị phòng tuyến của quân dân nhà Trần chặn lại 

+ Để bảo toàn lực lượng, vua Trần Thái Tông ra kệnh cho quân sĩ tạm thời rút lui; đồng thời cho nhân dân thực hiện kế sách “thanh dã”.

+ Quân Mông Cổ tiến vào kinh thành Thăng Long, gặp cảnh vườn không nhà trống bị lâm vào tình cảnh không có lương thực và gặp nhiều khó khăn nên lực lượng hao mòn dần.

+ Ngày 29/1/1258, quân dân nhà Trần tổ chức phản công ở Đông Bộ Đầu. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

– Cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần thứ hai (1285)

+ Quân Nguyên ở phía Bắc trên đường tháo chạy đã biết thành tập kích tại sông Cầu, tại Vạn Kiếp, Vĩnh Bình.

+ Cánh quân rút về Đại Lý bị quân ta tập kích tại Phù Ninh. Cánh quân phía Nam ở Chiêm Thành lên bị tiêu diệt hoàn toàn tại Tây Kết. Quân ta giành thắng lợi hoàn toàn trong trận chiến này.

– Cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần thứ ba (1287- 1288)

+ Thủy quân của Nguyên đã biết thành tiêu diệt hoàn toàn tại sông Bạch Đằng. Quân bộ binh quân Nguyên đã biết thành quân Đại Việt phục kích, tấn công dữ dội.

+ Kết quả cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần 3 của quân dân Đại Việt kết thúc thắng lợi. Này cũng là kết quả chung của 3 cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên của nhân dân Đại Việt.

* Nguyên nhân thắng lợi:

– Vua tôi nhà Trần đồng lòng kháng chiến

– Công cuộc chuẩn bị kháng chiến chu đáo, toàn diện về mọi mặt của nhà Trần.

– Có sự lãnh đạo tài tình của nhà quân sự thiên tài: Trần Hưng Đạo, vua nhà Trần với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.

– Tinh thần hi sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.

* Ý nghĩa lịch sử của ba lần chống quân xâm lược Mông – Nguyên

– Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông – Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia dân tộc.

– Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược 

– Góp phần xây dựng truyền thống của dân tộc, học thuyết quân sự và để lại nhiều bài học cho đời sau trong việc đấu tranh chống xâm lược.

Câu hỏi 1 trang 64 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Tháng 1/1258, ba vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, tiến vào xâm lược Đại Việt. Quân giặc tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị phòng tuyến của quân dân nhà Trần chặn lại 

– Để bảo toàn lực lượng, vua Trần Thái Tông ra kệnh cho quân sĩ tạm thời rút lui; đồng thời cho nhân dân thực hiện kế sách “thanh dã”.

– Quân Mông Cổ tiến vào kinh thành Thăng Long, gặp cảnh vườn không nhà trống bị lâm vào tình cảnh không có lương thực và gặp nhiều khó khăn nên lực lượng hao mòn dần.

– Ngày 29/1/1258, quân dân nhà Trần tổ chức phản công ở Đông Bộ Đầu. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

Câu hỏi 2 trang 64 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Vua Trần Thái Tông và Thái sư Trần Thủ Độ giữ vai trò chỉ huy quân đội, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mông Cổ của nhân dân Đại Việt.

– Vua và Thái sư đã đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, ví dụ như: chủ động rút lui khỏi kinh thành Thăng Long để bảo toàn lực lượng; tổng phản công khi quân Mông Cổ đang gặp khó khăn… kế sách đánh giặc đúng đắn đó chính là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.

– Trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến, khi đối mặt với quân Mông Cổ hùng mạnh, Thái sư Trần Thủ Độ đã không hề nao núng mà khẳng khái tâu với vua Trần Thái Tông rằng: “đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” – câu nói trên đã thể hiện tinh thần đấu tranh quyết liệt, khí thế hiên ngang của Thái sư đồng thời cũng góp phần làm yên lòng quân sĩ và nhân dân.

Câu hỏi 1 trang 66 Lịch Sử lớp 7:

 

Trả lời:

Diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên (1285)

– Cuối tháng 1/1285, quân Nguyên tràn vào xâm lược Đại Việt từ nhiều phía:

+ Thoát Hoan chỉ huy 50 vạn quân từ Trung Quốc tiến vào.

+ Toa Đô nhận lệnh dẫn 10 vạn quân từ Chăm-pa đánh phía Bắc.

– Tháng 2/1285, trước thế mạnh của giặc, quân dân nhà Trần rút về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương), sau đó về Thăng Long, rồi lui về Thiên Trường (Nam Định) để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ phản công.

– Trong thời gian tháng 3 – 4/1285, nhân dân Đại Việt thực hiện kế sách thanh dã, phối hợp với quân triều đình chống giặc ở khắp nơi, khiến quân Nguyên lâm vào khó khăn.

– Lợi dụng thời cơ, quân Trần tổ chức phản công, đánh bại quân giặc ở nhiều nơi như Tây Kết, cửa Hàm Tử, bến Chương Dương rồi tiến vào giải phóng Thăng Long. Sau gần hai tháng phản công (tháng 5 và tháng 6), quân dân nhà Trần đã đánh bại quân Nguyên, đất nước sạch bóng quân thù.

⇒ Cuộc kháng chiến thắng lợi!

Câu hỏi 2 trang 66 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Vua Trần Nhân Tông là người lãnh đạo tối cao còn Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn giữ vai trò là tổng chỉ huy của cuộc kháng chiến.

– Vua và Đại vương đã đề ra đường lối quân sự độc đáo, sáng tạo, giúp nhân dân Đại Việt chiến thắng kẻ thù xâm lược.

– Trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến, khi đối mặt với quân Nguyên hùng mạnh, vua Trần Nhân Tông có lo lắng, hỏi ý kiến của Hưng Đạo Đại vương về chủ trương đánh giặc, Đại vương đã không hề nao núng mà khẳng khái tâu với vua rằng: “Nếu bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu thần trước đã” – câu nói trên đã thể hiện tinh thần đấu tranh quyết liệt, khí thế hiên ngang của Đại vương đồng thời cũng góp phần làm yên lòng quân sĩ và nhân dân.

– Mặt khác, trong quá trình diễn ra cuộc kháng chiến, Hưng Đạo Đại vương đã chủ động hòa giản, xóa bỏ mâu thuẫn trong nội bộ gia tộc để củng cố khối đoàn kết trong triều đình, nhân dân chung sức đồng lòng chiến đấu chống ngoại xâm.

Câu hỏi 1 trang 67 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

Diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên (1287 – 1288)

– Cuối tháng 12/1287, quân Nguyên ồ ạt tấn công vào Đại Việt.

+ Quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy theo đường bộ tiến theo đường Lạng Sơn.

+ Quân thuỷ do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường biển vào sông Bạch Đằng. Tiếp sau là đoàn thuyền lương do Trương Văn Hổ chỉ huy.

– Tháng 1/1288, Thoát Hoan tiến vào Thăng Long, gặp cảnh “vườn không nhà trống”. Quân Nguyên tiến đánh các căn cứ của quân Trần nhưng thất bại.

– Tháng 2/1288, Trần Khánh Dư cho quân mai phục ở Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền Lương của Trương Văn Hổ.

– Tháng 3/1288, nhà Trần tổ chức phản công nhiều nơi, giành thắng lợi quyết định trận Bạch Đằng.

Câu hỏi 2 trang 67 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

Vai trò của vua Trần Nhân Tông và Trần Quốc Tuấn:

– Vua Trần Nhân Tông và Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn là những chỉ huy quân sự tối cao của cuộc kháng chiến.

– Vua và Đại vương đã đề ra đường lối quân sự độc đáo, sáng tạo, giúp nhân dân Đại Việt chiến thắng kẻ thù xâm lược.

Câu hỏi 1 trang 68 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Nguyên nhân chủ quan:

Tinh thần yêu nước, đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Đại Việt.

+ Nhà Trần có đường lối chiến lược đấu tranh đúng đắn: tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, nêu cao tính chất chính nghĩa của cuộc đấu tranh,…

Quân dân nhà Trần thực hiện nhiều chiến thuật quân sự độc đáo, linh hoạt, sáng tạo. Ví dụ: kế sách “thanh dã”…

+ Nhà Trần có đội ngũ tướng lĩnh tài giỏi, như: Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Lê Phụ Trần,…

– Nguyên nhân khách quan: Quân Nguyên – Mông khi xâm lược Đại Việt phải đối mặt với nhiều khó khăn: thiếu lương thực; không hợp khí hậu, thuỷ thổ; không phát huy được sở trường của kị binh,…

Câu hỏi 2 trang 68 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông – Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia dân tộc.

– Nâng cao vị thế của Đại Việt.

– Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược.

– Góp phần làm suy yếu đế quốc Mông – Nguyên, ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước khác.

– Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; làm phong phú nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Luyện tập 1 trang 68 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

a. Diễn biến chính của 3 lần chống Mông – Nguyên

– Cuộc kháng chiến lần thứ nhất (1258)

+ Tháng 1/1258, ba vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, tiến vào xâm lược Đại Việt.

+ Để bảo toàn lực lượng, nhà Trần chủ trương thực hiện kế “thanh dã”.

+ Nhân cơ hội địch suy yếu, nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu. Quân Mông Cổ thua trận phải rút chạy về nước. 

– Cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285)

+ Cuối tháng 1-1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tràn vào xâm lược Đại Việt.

+ Trước thế giặc mạnh và sau một số trận chặn giặc, Trần Quốc Tuấn cho rút lui quân để bảo toàn lực lượng. Nhân dân Thăng Long thực hiện thanh dã, khiến quân Nguyên lâm vào khó khăn.

+ Lợi dụng thời cơ, quân Trần tổ chức phản công, đánh bại quân giặc ở nhiều nơi như Tây Kết, cửa Hàm Tử, bến Chương Dương rồi tiến vào giải phóng Thăng Long.

– Cuộc kháng chiến lần thứ ba (1288)

+ Cuối tháng 12/1287: quân Nguyên tấn công vào Đại Việt theo 2 đường thủy – bộ.

+ Cánh quân bộ của Thoát Hoan tiến vào Thăng Long, sau đó iến đánh các căn cứ của quân Trần nhưng thất bại.

+ Tháng 2/1288, Trần Khánh Dư cho quân mai phục ở Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền Lương của Trương Văn Hổ.

+ Tháng 3/1288, nhà Trần tổ chức phản công nhiều nơi, giành thắng lợi quyết định trận Bạch Đằng.

b. Kết quả: Thắng lợi:

c. Ý nghĩa:

– Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông – Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia dân tộc.

– Nâng cao vị thế của Đại Việt.

– Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược.

– Góp phần làm suy yếu đế quốc Mông – Nguyên, ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước khác.

– Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; làm phong phú nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Vận dụng 2 trang 68 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

Gợi ý (giới thiệu Trần Nhân Tông)

– Trần Nhân Tông (1258 – 1308) tên thật là Trần khâm, là con trưởng của Trần Thánh Tông.

– Trần Nhân Tông là một ông vua yêu nước, anh hùng, nổi tiếng khoan hòa, nhân ái đã lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên Thắng lợi vẻ vang.

– Ông sùng mộ đạo Phật. Năm 1299, ông về tu ở chùa Yên Tử (thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay) và trở thành vị tổ thứ nhất của dòng thiền trúc Lâm Yên Tử.

– Trần Nhân tông là còn còn là một nhà văn hóa một nhà thơ tiêu biểu của thời Trần.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Vận dụng 3 trang 68 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

Bài học kinh nghiệm:

– Củng cố và phát huy tinh thần yêu nước, khối đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc.

– Từng bước hiện đại hóa quân đội, tăng cường tiềm lực quốc phòng nhằm duy trì sức mạnh quân sự ở mức cần thiết để bảo vệ và giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 937

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống