Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Cánh Diều: tại đây
Bài 2 Lịch Sử lớp 7: Ngày 20/5/1489, đoàn thám hiểm của Va-xcô đơ Ga-ma đặt chân đến Cali-cút (Ấn Độ). Đây là một trong những sự kiện quan trọng nhất của “kỉ nguyên khám phá” trong các thế kỉ XV – XVI.
Vậy các nhà thám hiểm Tây Âu đã thực hiện các cuộc phát kiến địa lí như thế nào? Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý ra sao?
Trả lời:
* Một số cuộc phát kiến địa lý:
– B. Đi-a-xơ (1487), đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi. Điểm đó được ông đặt tên là mũi lão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng.
– C. Cô-lôm-bô (1492), dẫn đầu đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha đi về hướng Tây. Ông đã dẫn đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay, nhưng ông tưởng đây là miền “Đông Ấn Độ”, Cô-lôm-bô được coi là người phát hiện ra châu Mĩ.
– Va-xcô đơ Ga-ma (1497), rời cảng Li-xbon đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ. Trở về Li-xbon, Va-xcô đơ Ga-ma được phong làm Phó vương Ấn Độ.
– Ph. Ma-gien-lan (1519-1522) là người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển
* Hệ quả:
– Các cuộc phát kiến địa lí đã mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người (tìm vùng đất mới, dân tộc mới, thị trường mới, hiểu biết về Trái Đất, đem lại sự giao lưu giữa các nước…)
– Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
Câu hỏi trang 10 Lịch Sử lớp 7:
Trả lời:
Những nét chính về hành chính của một cuộc phát kiến địa lớn.
– Cuộc phát kiến của B. Đi-a-xơ:
+ Năm 1487, B. Đi-a-xơ đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam châu Phi.
+ Điểm đó được ông đặt tên là mũi Bão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng.
– Cuộc phát kiến của C. Cô-lôm-bô:
+ Năm 1492, C. Cô-lôm-bô, dẫn đầu đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha đi về hướng Tây, đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê.
+ C. Cô-lôm-bô nghĩ rằng vùng đất ông vừa phát hiện ra là miền “Đông Ấn Độ”, thực tế đố là 1 châu lục mới – châu Mĩ.
– Cuộc phát kiến của Va-xcô đơ Ga-ma: năm 1497, Va-xcô đơ Ga-ma, rời cảng Li-xbon đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ.
– Cuộc phát kiến của Ph. Ma-gien-lan (1519 – 1522):
+ Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực Nam của Nam Mĩ (sau này được gọi là eo biển Ma-gien-lan) tiến vào đại dương, mà ông đặt tên là Thái Bình Dương.
+ Tại Phi-líp-pin, ông bị thiệt mạng trong lúc giao tranh với thổ dân.
+ Cuối cùng, đoàn thám hiểm chỉ còn 1 thuyền và 18 thuỷ thủ về đến bờ biển Tây Ban Nha.
⇒ Ph. Ma-gien-lan là người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển.
Câu hỏi trang 10 Lịch Sử lớp 7:
Trả lời:
* Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí:
– Hệ quả tích cực:
+ Đem lại hiểu biết mới về Trái Đất, về những con đường mới, dân tộc mới.
+ Thị trường thế giới được mở rộng, thúc đẩy sự giao lưu kinh tế – văn hóa giữa các châu lục.
+ Thúc đẩy sự tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.
– Hệ quả tiêu cực: nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
* Hệ quả quan trọng nhất: tìm ra những con đường mới, vùng đất mới, những dân tộc mới, những kiến thức mới, tăng cường giao lưu giữa các châu lục vì đã đáp ứng đúng mục tiêu ban đầu đặt ra.
Luyện tập 1 trang 10 Lịch Sử lớp 7:
Trả lời:
Lưu ý: Học sinh căn cứ vào nội dung kiến thức trong bài để tự vẽ sơ đồ tư duy. Các em có thể tham khảo sơ đồ mẫu dưới đây:
Vận dụng 2 trang 10 Lịch Sử lớp 7:
Trả lời:
– Lựa chọn: Các cuộc phát kiến địa lý được coi như một cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực giao thông và tri thức.
– Phân tích:
+ Phát kiến địa lý đã đem lại cho loài người những hiểu biết về Trái Đất, những con đường mới, vùng đất mới, dân tộc mới; thúc đẩy sự giao lưu văn hóa giữa các khu vực và các châu lục.
+ Nhiều ngành khoa học mới có điều kiện phát triển: hải dương học, ngôn ngữ học, dân tộc học…