Chương 6: Việt Nam từ đầu thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Cánh Diều: tại đây

Bài 20 Lịch Sử lớp 7: Về nhà Lê sơ, trong dân gian lưu truyền câu ca:

Đời vua Thái Tổ, Thái Tông

Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn

Vậy nhà Lê sơ được thành lập như thế nào? Tình hình kinh tế – xã hội, sự phát triển văn hóa, giáo dục ra sao? Một số danh nhân văn hóa tiêu biểu là ai?

Trả lời:

* Sự thành lập nhà Lê Sơ: Sau thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục quốc hiệu Đại Việt, đóng đô ở Đông Kinh (Thăng Long trước đây). Nhà Lê sơ ra đời.

* Tình hình kinh tế – xã hội, sự phát triển văn hóa, giáo dục

– Kinh tế: ổn định, phát triển hưng thịnh.

– Xã hội: ổn định, đời sống nhân dân ấm no.

– Văn hóa – giáo dục: phát triểm mạnh mẽ.

* Một số danh nhân văn hóa tiêu biểu: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Ngô Sĩ Liên, Lương Thế Vinh,…

Câu hỏi trang 77 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, tháng 4/1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục quốc hiệu Đại Việt, đóng đô tại Đông Kinh (Thăng Long trước đây).

⇒ Nhà Lê sơ ra đời.

Câu hỏi trang 78 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Tổ chức bộ máy nhà nước: 

+ Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành.

+ Cả nước chia làm 13 đạo thừa tuyên, dưới đạo là phủ rồi đến huyện hoặc châu, xã.

– Quân đội: 

+ Tiếp tục thực hiện chế độ “ngụ binh ư nông”.

+ Ban hành nhiều chính sách nhằm xây dựng quân đội tinh nhuệ, kỉ luật cao, đặt dưới sự thống lĩnh tối cao của nhà vua.

– Luật pháp: Ban hành Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức). Nội dung chính của bộ luật là bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại; bảo vệ chủ quyền quốc gia; bảo vệ phụ nữ…

Câu hỏi trang 79 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Nông nghiệp: 

+ Nhà nước tiến hành nhiều biện pháp để khôi phục và phát triển kinh tế, như: thực hiện chế độ quân điền (để ban cấp ruộng đất cho nông dân); khuyến khích khai hoang; quan tâm đế điều – thủy lời và đặt một số chức quan chuyên trách về nông nghiệp, như: Hà đê sứ, Khuyến nông sứ…

+ Nhân dân tích cực, hăng hái sản xuất.

⇒ Nhờ đó, nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và phát triển: diện tích canh tác được mở rộng, nhiều làng mới được thành lập, đời sống nhân dân ổn định.

– Thủ công nghiệp: 

+ Thủ công nghiệp dân gian có nhiều làng thủ công nổi tiếng, như: làng Huê Cầu (Hưng Yên) chuyên nhuộm vải, làng Chu Đậu (Hải Dương), Bát Tràng (Hà Nội) chuyên làm gốm; làng Đại Bái (Bắc Ninh) đúc đồng…

+ Các cơ sở sản xuất thủ công nghiệp của nhà nước gọi là Cục Bách tác, tập hợp những thợ thủ công giỏi trong nhân gian làm việc theo chế độ lao dịch cưỡng bức.

– Thương nghiệp:

+ Buôn bán trong và ngoài nước phát triển.

+ Nhà nước khuyến khích các xã lập thêm nhiều chợ mới; thuyền buôn nước ngoài chỉ được buôn bán tại một số điểm quy định, như: Thống Lĩnh (Lạng Sơn), Vân Đồn (Quảng Ninh)…

Câu hỏi trang 80 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Xã hội phân hóa thành nhiều tầng lớp:

+ Tầng lớp trên của xã hội là quý tộc, quan lại, địa chủ.

+ Tầng lớp bình dân trong xã hội chủ yếu là: nho sĩ, nông dân, thợ thủ công, thương nhân. Trong đó nông dân chiếm đại đa số.

+ Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội.

– Quan hệ xã hội chưa mâu thuẫn gay gắt.

Câu hỏi trang 81 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

* Những thành tựu về văn hóa:

– Tư tưởng, tôn giáo:

+ Hệ tư tưởng Nho giáo chi phối đời sống xã hội.

+ Đạo giáo và Phật giáo bị hạn chế.

Văn học:

+ Văn học chữ Hán chiếm ưu thế, với các tác phẩm tiêu biểu như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo (của Nguyễn Trãi)…

+ Văn học chữ Nôm ghi dấu ấn với các tác phẩm: Hồng Đức quốc âm thi tập (của vua Lê Thánh Tông), Quốc âm thi tập (của Nguyễn Trãi)…

– Sử học: có nhiều bộ sử nổi tiếng, như: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…

– Địa lí: các tác phẩm Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

– Y học: có tác phẩm Bản thảo thực vật toát yếu.

– Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

– Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.

– Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

* Những thành tựu về giáo dục, khoa cử:

– Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học ở các lộ, phủ.

– Tổ chức nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài cho đất nước. Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.

Câu hỏi trang 82 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

* Giới thiệu về Nguyễn Trãi (1380 – 1442)

– Nguyễn Trãi (1380 – 1442) là bậc công thần hàng đầu của nhà Lê sơ, đồng thời là nhà tư tưởng, nhà văn hóa lớn của Việt Nam.

– Nguyễn Trãi có nhiều cống hiến đặc biệt đối với nền văn hiến nước nhà ở nhiều lĩnh vực. Các tác phẩm tiêu biểu của ông là: Quân trung từ mệnh tập; Bình Ngô đại cái, Dư địa chí, Lam Sơn thực lục…

* Giới thiệu về Lê Thánh Tông (1442 – 1497)

– Lê Thánh Tông là vị vua thứ tư của nhà Lê sơ.

– Lê Thánh Tông được ca ngợi là vị vua anh minh, vị anh hùng tài lược, có vốn kiến thức uyên thâm.

* Giới thiệu về Ngô Sĩ Liên (thế kỉ XV)

– Ông là nhà sử học nổi tiếng của Đại Việt ở thế kỉ XV.

– Ngô Sĩ Liên là người khởi thảo bộ Đại Việt sử kí toàn thư – bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại đến ngày nay, được khắc in vào cuối thế kỉ XVII.

* Giới thiệu về Ngô Sĩ Liên (1442 – ?)

– Lương Thế Vinh là người đứng đầu Viện Hàn lâm thời vua Lê Thánh Tông.

– Ông là người có tài năng ở nhiều lĩnh vực. Tác phẩm tiêu biểu của ông là: Đại thành toán pháp – đây được coi là bộ sách giáo khoa về toán học đầu tiên ở Việt Nam.

Luyện tập 1 trang 82 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

* Những thành tựu về văn hóa:

– Tư tưởng, tôn giáo:

+ Hệ tư tưởng Nho giáo chi phối đời sống xã hội.

+ Đạo giáo và Phật giáo bị hạn chế.

Văn học:

+ Văn học chữ Hán chiếm ưu thế, với các tác phẩm tiêu biểu như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo (của Nguyễn Trãi)…

+ Văn học chữ Nôm ghi dấu ấn với các tác phẩm: Hồng Đức quốc âm thi tập (của vua Lê Thánh Tông), Quốc âm thi tập (của Nguyễn Trãi)…

– Sử học: có nhiều bộ sử nổi tiếng, như: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…

– Địa lí: các tác phẩm Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

– Y học: có tác phẩm Bản thảo thực vật toát yếu.

– Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

– Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.

– Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

* Những thành tựu về giáo dục, khoa cử:

– Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học ở các lộ, phủ.

– Tổ chức nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài cho đất nước. Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.

Vận dụng 2 trang 82 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

Lưu ý: Học sinh tìm hiểu tư liệu để hoàn thành bài tập. Các em có thể tham khảo bài mẫu: giới thiệu di tích Lam Kinh

– Di tích Lam Kinh hiện nay nằm trên địa bàn: thị trấn Lam Sơn và xã Xuân Lam (huyện Thọ Xuân), xã Kiên Thọ (huyện Ngọc Lặc)… của tỉnh Thanh Hóa, với tổng diện tích quy hoạch bảo tồn là 200 héc-ta.

– Lam Kinh vốn là đất Lam Sơn, quê hương của anh hùng Lê Lợi, ngư­ời có công chiêu mộ hiền tài, quy tụ nhân dân đánh đuổi giặc Minh xâm lược (1418 – 1427). Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế (Lê Thái Tổ), lập nên vương triều Hậu Lê, đóng đô ở Thăng Long, mở ra thời kỳ phát triển mới cho quốc gia Đại Việt. 

– Năm 1430, Lê Thái Tổ đổi tên vùng đất Lam Sơn thành Lam Kinh. Kể từ đó, các kiến trúc điện, miếu… cũng bắt đầu được xây dựng tại đây, gắn với hai chức năng chính, là: 

+ Khu tập trung lăng mộ của tổ tiên, các vị vua, hoàng thái hậu nhà Lê và một số quan lại trong hoàng tộc.

+ Điểm nghỉ chân của các vua Lê khi về cúng bái tổ tiên; đồng thời là nơi ở của quan lại và quân lính thư­ờng trực trông coi Lam Kinh;

– Về diện mạo kiến trúc của di tích hiện nay, có thể điểm tới một số công trình tiêu biểu như: chính điện; Thái miếu; Sân rồng; Đông trù; Tả vu, Hữu vu; Tây thất; Cầu Bạch; hồ Như Ánh, Núi Dầu và lăng mộ một số vị vua, hoàng thái hậu nhà Lê…

– Ngoài các kiến trúc kể trên, trong khu vực Lam Kinh còn có hệ thống công trình phụ trợ cùng nhiều di vật, cổ vật có giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học khác.

– Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt của di tích, ngày 27/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Lam Kinh là Di tích quốc gia đặc biệt.

Vận dụng 3 trang 82 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Ý kiến của Thân Nhân Trung: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí mạnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh; nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn” là hoàn toàn đúng đắn và sâu sắc:

+ Người “hiền tài” ở đây được hiểu là những người vừa có tài, vừa có đức trong xã hội. Những người “hiền tài” sẽ có những đóng góp lớn đối với sự phát triển của đất nước. Vì vậy, ở thời đại nào thì “hiền tài cũng là nguyên khí của quốc gia”. Do đó, cần phải biết quý trọng nhân tài, phải có những chính sách đãi ngộ tốt đối với họ.

+ Thấm nhuần tư tưởng ấy, nhà nước Việt Nam hiện nay luôn coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Đồng thời vẫn tiếp tục có nhiều chính sách ưu đãi để người hiền tài có điều kiện được cống hiến hết mình cho đất nước.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 889

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống