Chương 1: Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa đầu thế kỉ XVI

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Cánh Diều: tại đây

Bài 3 Lịch Sử lớp 7: Năm 1982, UNESCO ghi danh Trung tâm lịch sử tại thành phố Phờ-lo-ren (I-ta-li-a) là Di sản Thế giới. Đây là thành phố khởi nguồn của phong trào Văn hóa Phục hưng trong các thế kỉ XV – XVII.

Trả lời:

* Thành tựu: Phong trào Văn hóa Phục hưng diễn ra trên nhiều lĩnh vực như văn học, nghệ thuật, khoa học,… và đạt nhiều thành tựu rực rỡ.

* Ý nghĩa và tác động:

– Phong trào Văn hóa Phục hưng là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của giai cấp tư sản chống giai cấp phong kiến đã lỗi thời.

– Thông qua các tác phẩm của mình, các nhà Phục hưng đã có đóng góp lớn trong việc giải phóng con người khỏi sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến và Giáo hội; đóng vai trò tích cực trong việc phát động quần chúng chống lại chế độ phong kiến, đề cao những giá trị tốt đẹp, cao quý của con người.

– Mở đường cho sự phát triển cao của văn hóa châu Âu trong những thế kỉ sau đó; làm phong phú thêm kho tàng văn hóa nhân loại.

Câu hỏi trang 12 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

* Chuyển biến về kinh tế – xã hội:

– Kinh tế:

+ Tầng lớp quý tộc, thương nhân châu Âu trở nên giàu có nhờ bóc lột tài nguyên ở thuộc địa và buôn bán nô lệ.

+ Xuất hiện nhiều xưởng sản xuất quy mô lớn, thuê mướn nhiều nhân công.

+ Các công ty thương mại và đồn điền rộng lớn đã ra đời.

– Xã hội: 

+ Giai cấp phong kiến Tây Âu sử dụng Kinh thánh của Thiên Chúa giáo làm cơ sở tư tưởng chính thống. Giáo hội Thiên Chúa giáo ngày càng có xu hướng ngăn cản sự phát triển của văn hóa, khoa học.

+ Giai cấp tư sản đang lên có thế lực về kinh tế nhưng chưa có địa vị xã hội tương xứng.

* Hệ quả: 

– Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần hình thành và phát triển.

– Giai cấp tư sản đấu tranh chống lại tư tướng lỗi thời của giia cấp phong kiến cùng Giáo lí khắt khe của Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời.

Câu hỏi 1 trang 13 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

Những thành tựu tiêu biểu của Phong trào Văn hóa Phục hưng.

– Văn học có những tác phẩm kịch, tiểu thuyết, như:

+ Thần khúc của Đan-tê.

+ Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Sếch-xpia.

+ Đôn-ki-hô-tê của Xéc-van-téc.

+ Quyển thơ tình thứ nhất, Quyển thơ tình thứ hai của Pi-e Giôn-sát…

– Nghệ thuật đạt được những thành tựu lớn về hội họa, kiến trúc, điêu khắc, tiêu biểu với các tác phẩm như:

+ Nàng Mô-na Li-sa, Bữa ăn cuối cùng của Lê-ô-na-đơ-vanh-xi.

+ Sự sáng tạo của A-đam, Tượng Đa-vít của Mi-ken-lăng-giơ…

– Khoa học – kĩ thuật có tiến bộ vượt bậc về y học, toán học, thiên văn học với những đóng góp của các nhà khoa học như: Cô-péc-ních; Bru-nô; Ga-li-lê…

Câu hỏi 2 trang 13 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Ý nghĩa phong trào Văn hoá Phục Hưng

+ Lên án giáo hội Ki tô, tấn công vào trật tự phong kiến.

+ Đề cao vẻ đẹp của con người cùng quyền tự do cá nhân.

+ Xây dựng thế giới quan tiến bộ.

– Tác động

+ Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến

+ Thúc đẩy quần chúng đấu tranh chống chế độ phong kiến.

+ Là cuộc cách mạng về tư tưởng, mở đường cho sự phát triển của văn hóa châu Âu cũng như văn hóa nhân loại.

Luyện tập 1 trang 13 Lịch Sử lớp 7:

Lĩnh vực

Tác giả tiêu biểu

Công trình, tác phẩm tiêu biểu

Hội họa

Kiến trúc

Điêu khắc

Văn học

Khoa học

Trả lời:

Lĩnh vực

Tác giả tiêu biểu

Công trình, tác phẩm tiêu biểu

Hội họa

Lêôna đơ Vanhxi 

– Nàng Mô-na Li-sa, 

– Bữa ăn tối cuối cùng

– Đức mẹ đồng trinh trong hang đá.

Mi-ken-lăng-giơ

– Chúa sáng tạo ra A-đam.

Kiến trúc

– Lâu đài Sam-bô (Pháp)

– Nhà thờ Xanh Pi-tơ (Va-ti-căng)…

Điêu khắc

Mi-ken-lăng-giơ

– Tượng Đa vít

Văn học

– Sếch-xpia

– Tác phẩm kịch: Rô-mê-ô và Giu-li-ét

– Xéc-van-téc

– Tiểu thuyết: Đôn Ki-hô-tê

– Pie Giôn-sát

– Quyển thơ tình thứ nhất.

– Quyển thơ tình thứ hai

Khoa học

– N. Cô-pec-nic

– Ga-li-lê

– Thuyết mặt trời là trung tâm (còn gọi là Thuyết Nhật tâm).

Luyện tập 2 trang 13 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Phong trào Văn hóa Phục hưng đã sản sinh ra “những người khổng lồ” vì: trong phong trào Phục hưng đã xuất hiện nhiều nhà văn hóa, nhà khoa học thiên tài được người đời sau kính trọng, ngưỡng mộ. ví dụ:

+ Danh họa: Lê-ô-na Đơ-vanh-xi.

+ Nhà khoa học: Cô-pec-nic, Ga-li-lê…

Vận dụng 3 trang 13 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

(*) Giới thiệu tượng Đa-vít của Mi-ken-lăng-giơ

– Đa-vít là pho tượng bằng đá cẩm thạch do Mi-ken-lăng-giơ sáng tác từ năm 1501 đến năm 1504.

– Pho tượng tạc một thiếu niên trong tư thế đứng rất thoải mái. Theo Kinh thánh, Đa-vít là cậu bé chăn cừu dũng cảm đã giết tên khổng lồ Gô-li-át.

– Tượng Đa-vít cao 5,5m, tỉ lệ của bức tượng là mẫu mực về giải phẫu cơ thể người.

– Hiện nay, pho tượng này được đặt tại phòng trưng bày Accademia ở Florence (Italia). Tượng Đa-vít được coi là một trong những tác phẩm điêu khắc xuất sắc nhất mọi thời đại. Có thể nói, bức tượng đã hội tụ toàn bộ những gì tinh tú nhất của nghệ thuật Phục hưng, là minh chứng rõ nét cho tài năng và kỹ thuật của người nghệ sĩ.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1146

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống