Chương 2: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Cánh Diều: tại đây

Bài 6 Lịch Sử lớp 7: Năm 690, hoàng hậu của vương triều Đường là Võ Tắc Thiên tuyên bố lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Thành Thần Hoàng Đế và là nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Trung Quốc.

Vậy lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX đã trải qua các thời kì nào? Trung Quốc đã phát triển ra sao dưới các vương triều Đường, Minh, Thanh?

Trả lời:

– Lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX đã lần lượt trải qua:

+ Nhà Đường (618 – 907).

+ Thời kì Ngũ đại thập quốc (907 – 960).

+ Nhà Tống (960 – 1279).

+ Nhà Nguyên (1271 – 1368).

+ Nhà Minh (1368 – 1644).

+ Nhà Thanh (1644 – 1911).

– Dưới thời Đường, chế độ phong kiến của Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao.

– Thời Minh, Thanh kinh tế Trung Quốc phát triển cả về quy mô và trình độ sản xuất, nhiều đô thị được phát triển,…

Câu hỏi trang 19 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

Câu hỏi trang 21 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa:

a. Kinh tế: phát triển tương đối toàn diện.

– Nông nghiệp phát triển mạnh nhờ vào việc: giảm tô thuế, bớt sưu dịch; thực hiện chế độ quân điền và áp dụng những kĩ thuật canh tác vào sản xuất như chọn giống, xác định thời vụ,….

– Thủ công nghiệp phát triển đa dạng với các xưởng sản xuất được tổ chức có quy mô lớn; có nhiều sản phẩm nổi tiếng như: gốm sứ, tơ lụa, giấy, đồ đồng…

– Thương nghiệp phát triển thịnh đạt, hoạt động giao lưu buôn bán được mở rộng.

+ Hình thành “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển.

+ Hình thành nhiều đô thị lớn, tiêu biểu là Trường An…

b. Chính trị:

– Bộ máy nhà nước được củng cố, kiện toàn chặt chẽ từ trung ương đến địa phương.

– Nhà Đường xâm lược các nước như là vùng Nội Mông, Tây Vực, bán đảo Triều Tiên,… giúp mở rộng lãnh thổ Trung Quốc.

c. Văn hóa:

– Đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, trong đó tiêu biểu nhất là lĩnh vực văn học, với nghệ thuật thơ Đường luật đạt đến đỉnh cao chuẩn mực.

Câu hỏi trang 23 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

Sự phát triển của kinh tế Trung quốc thời Minh, Thanh

– Nông nghiệp: phát triển đa dạng, quy mô được mở rộng, nhờ thực hiện việc: quan tâm, chăm sóc đê điều, thủy lợi; đẩy mạnh khai hoang; du nhập nhiều loại cây trồng mới, như: cây bông, thuốc lá…

– Thủ công nghiệp:

+ Phát triển trên nhiều lĩnh vực như: in ấn, luyện kim, khai mỏ, đúc tiền, dệt lụa…

+ Sản xuất thủ công được tổ chức theo hình thức các xưởng của nhà nước và tư nhân với quy mô ngày càng lớn, được chuyên môn hóa và sử dụng nhiều nhân công.

– Thương nghiệp phát triển, mở rộng buôn bán với nhiều nước ở khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ….

– Nhiều thành thị phồn thịnh, tiêu biểu như: Nam Kinh, Bắc Kinh, Tô Châu…

– Xuất hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Luyện tập 1 trang 23 Lịch Sử lớp 7:

Vương triều

Nông nghiệp

Thủ công nghiệp

Thương nghiệp

Vương triều

Đường

Vương triều

Minh – Thanh

Trả lời:

Vương triều

Nông nghiệp

Thủ công nghiệp

Thương nghiệp

Vương triều

Đường

– Nhà nước thực hiện:

+ Giảm tô thuế, bớt sưu dịch.

+ Chia ruộng đất theo chế độ quân điền.

– Nhân dân áp dụng kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất.

– Hình thành các xưởng sản xuất được tổ chức có quy mô lớn.

– Nhiều sản phẩm nổi tiếng như: gốm sứ, tơ lụa, giấy, đồ đồng…

– Hình thành “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển.

– Hình thành nhiều đô thị lớn, tiêu biểu là Trường An…

Vương triều

Minh – Thanh

– Phát triển đa dạng, quy mô được mở rộng.

– Nhiều cây trồng mới được du nhập.

– Xuất hiện các xưởng thủ công lớn, được chuyên môn hóa, dử dụng nhiều nhân công.

– Phát triển, mở rộng buôn bán với nhiều nước.

– Nhiều thành thị phồn thịnh.

Vận dụng 2 trang 23 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

(*) Giới thiệu về Minh Thái Tổ (Chu Nguyên Chương)

– Chu Nguyên Chương (1328 – 1398) quê ở Hào Châu (Phượng Dương, An Huy) xuất thân từ gia đình bần nông.

– Năm Chu Nguyên Chương 17 tuổi cha và anh đều bị chết vì bệnh dịch. Chu Nguyên Chương xuất gia làm sư, vì gặp nạn đói, ông phải đi khất thực ở nhiều nơi thuộc tỉnh Hà Nam ngày nay.

– Năm 1352, Chu Nguyên Chương tham gia lực lượng quân khăn đỏ của Quách Tử Hưng để chống lại nhà Nguyên. Nhờ khả năng tổ chức và lãnh đạo, Chu Nguyên Chương nhanh chóng trở thành một tướng lĩnh của quân khởi nghĩa và được kết hôn với con gái nuôi của Quách tử Hưng.

– Năm 1353 Chu Nguyên Chương thành lập lực lượng riêng, đội quân ngày một lớn mạnh. Từ năm 1356 – 1368, lực lượng của Chu Nguyên Chương lần lượt đánh bại các thế lực đối lập. 

– Tới năm 1368, Chu Nguyên Chương lên ngôi hoàng đế ở Nam Kinh, đặt quốc hiệu là Minh, niên hiệu là Hồng Vũ. Sau khi lên ngôi, ông tiếp tục cho quân bắc phạt, truy kích, tiêu diệt hoàn toàn nhà Nguyên (năm 1378), thống nhất Trung Quốc. Bên cạnh đó, dưới thời kì cai trị của mình, Minh Thái Tổ đã thực hiện nhiều chính sách tiến bộ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội từ đó đặt cơ sở cho sự phát triển cường thịnh của triều Minh trong giai đoạn sau.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 990

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống