Chương 2: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Cánh Diều: tại đây

Bài 7 Lịch Sử lớp 7: Tượng Phật Lạc Sơn được tạc dựng trong hơn 90 năm dưới thời nhà Đường. Với chiéu cao 71 m, đây là bức tượng Phật lớn trên thế giới và là một trong nhũng thành tựu tiéu biểu về nghệ thuật điêu khắc Phật giáo cứa vân hoá Trung Quốc. Năm 1996, công trình này được UNESCO ghi danh là Di sản Thế giới.

Vậy từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX, văn hoá Trung Quốc đạt được những thành tựu chủ yếu nào?

Hình 7.1. Tượng Phật Lạc Sơn (Tứ Xuyên, Trung Quốc)

Trả lời:

– Tư tưởng, tôn giáo:

+ Nho giáo là hệ tư tưởng thống trị trong đời sống chính trị, xã hội; thúc đẩy sự phát triển của tri thức và văn hóa Trung Quốc.

+ Phật giáo, Đạo giáo… cũng đóng vai trò qua trọng trong đời sống chính trị, xã hội, văn hóa Trung Quốc….

– Văn học: 

+ Thơ Đường đạt đến đỉnh cao với khoảng 2000 nhà thơ và 50.000 tác phẩm. 

+ Thời Minh – Thanh, tiểu thuyết chương hồi phát triển với nhiều kiệt tác.

– Sử học: 

+ Cả nhà nước và tư nhân cùng tham gia biên soạn các bộ sử.

+ Vào thời Đường, cơ quan chép sử được thành lập, gọi là sử quán.

+ Biên soạn được nhiều bộ sử lớn như: Tống sử, Nguyên sử…

– Nghệ thuật:

+ Phát triển đa dạng, đạt đến trình độ cao ở nhiều lĩnh vực.

+ Tiêu biểu: Vạn lí trường thành, Cố cung, Di hòa viên…

– Khoa học – kĩ thuật:

+ Đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực Toán, Thiên văn học, Y dược…

+ Phát minh ra những kĩ thuật mới, như: in ấn, thuốc súng, làm đồ sứ…

Câu hỏi trang 24 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

Các tư tưởng và tôn giáo chủ yếu ở Trung Quốc:

– Nho giáo:

+ Là hệ tư tưởng thống trị trong đời sống chính trị, xã hội.

+ Thúc đẩy sự phát triển của tri thức và văn hóa Trung Quốc.

– Bên cạnh Nho giáo, các tôn giáo như: Phật giáo, Đạo giáo… cũng đóng vai trò qua trọng trong đời sống chính trị, xã hội, văn hóa Trung Quốc….

– Dưới thời Đường, Phật giáo rất thịnh hành và được đông đảo các tầng lớp xã hội tôn sùng, nhiều vị hoàng đế cho xây chùa, đúc chuông, tạc tượng, in kinh phật.

Câu hỏi 1 trang 25 Lịch Sử lớp 7

Trả lời:

– Thành tựu văn học: 

+ Thơ Đường đạt đến đỉnh cao với khoảng 2000 nhà thơ và 50.000 tác phẩm. Một số nhà thơ tiêu biểu là:  Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị…

+ Thời Minh – Thanh, tiểu thuyết chương hồi phát triển với nhiều kiệt tác, như: Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy Hử của Thi Nại Am, Tây Du Kí của Ngô Thừa Ân, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần…

– Thành tựu sử học: 

+ Cả nhà nước và tư nhân cùng tham gia biên soạn các bộ sử.

+ Vào thời Đường, cơ quan chép sử được thành lập, gọi là sử quán.

+ Biên soạn được nhiều bộ sử lớn như: Tống sử, Nguyên sử…

Câu hỏi 2 trang 25 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Nghệ thuật Trung Quốc phát triển đa dạng, đạt đến trình độ cao ở nhiều lĩnh vực, như: kiến trúc, điêu khắc, hội họa, thư pháp, chế tác đồ thủ công…

– Nhiều công trình kiến trúc trở thành biểu tượng của văn hóa Trung Quốc: Tử Cấm Thành, Vạn Lý Trường Thành, Lầu Hoàng Hạc,…

Câu hỏi 1 trang 26 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

* Về khoa học: 

– Đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực Toán, Thiên văn học, Y dược…

– Thành tựu tiêu biểu:

+ Tác phẩm Cửu chương toán thuật…

+ Tác phẩm Bản thảo cương mục

* Về kĩ thuật:

– Các kĩ thuật từ thời cổ đại như: dệt lụa, làm giấy, làm gốm… được duy trì và tiến bộ hơn.

– Phát minh ra những kĩ thuật mới, như: in ấn, thuốc súng, làm đồ sứ

Câu hỏi 2 trang 26 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Nhận xét tầm quan trọng của các phát minh kĩ thuật ở Trung Quốc:

+ Thúc đẩy sự phát triển của Trung Quốc.

+ Ảnh hưởng tới châu Á và thế giới. Ví dụ: Từ đời Đường, kỹ thuật in vắn khắc của Trung Quốc đã chuyển sang Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, Philippin, Arập rồi truyền sang châu phi và châu âu; đến cuối thế kỷ XIV, ở Đức, người ta đã biết dùng phương pháp in bằng ván khắc để in tranh ảnh tôn giáo, kinh thánh…

Luyện tập 1 trang 26 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Tư tưởng, tôn giáo:

+ Nho giáo là hệ tư tưởng thống trị trong đời sống chính trị, xã hội; thúc đẩy sự phát triển của tri thức và văn hóa Trung Quốc.

+ Phật giáo, Đạo giáo… cũng đóng vai trò qua trọng trong đời sống chính trị, xã hội, văn hóa Trung Quốc….

– Văn học: 

+ Thơ Đường đạt đến đỉnh cao với khoảng 2000 nhà thơ và 50.000 tác phẩm. 

+ Thời Minh – Thanh, tiểu thuyết chương hồi phát triển với nhiều kiệt tác.

– Sử học: 

+ Cả nhà nước và tư nhân cùng tham gia biên soạn các bộ sử.

+ Vào thời Đường, cơ quan chép sử được thành lập, gọi là sử quán.

+ Biên soạn được nhiều bộ sử lớn như: Tống sử, Nguyên sử…

– Nghệ thuật:

+ Phát triển đa dạng, đạt đến trình độ cao ở nhiều lĩnh vực.

+ Tiêu biểu: Vạn lí trường thành, Cố cung, Di hòa viên…

– Khoa học – kĩ thuật:

+ Đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực Toán, Thiên văn học, Y dược…

+ Phát minh ra những kĩ thuật mới, như: in ấn, thuốc súng, làm đồ sứ…

Luyện tập 2 trang 26 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

Văn hóa Trung Quốc có nhiều đóng góp quan trọng cho lịch sử nhân loại. Ví dụ:

– Sáng tạo ra kĩ thuật làm giấy. 

+ Giữa thế kỷ VIII, do cuộc chiến tranh giữa nhà Đường và Arập, kỹ thuật làm giấy của Trung Quốc được truyền sang Arập. 

+ Tới khoảng thế kỉ XII, người Arập truyền bá kỹ thuật làm giấy sang Tây Ban Nha.

+ Sau đó nghề làm giấy lần lượt được truyền bá sang Italia, Đức, Hà Lan, Anh… 

+ Sau khi nghề làm giấy được truyền bá rộng rãi, các chất liệu dùng để viết trước kia như: lá cây ở Ấn Độ, giấy Papirus ở Ai Cập, giấy da cừu ở châu âu đều bị loại giấy mới phát minh này thay thế…

– Tổ Xung Chi là nhà toán học đầu tiên trên thế giới tìm ra chính xác số Pi.

– Phát minh ra thuốc súng:

+ Vào thế kỷ XII, trong quá trình tấn công Trung Quốc, người Mông Cổ đã học tập được thuốc súng của Trung Quốc.

+ Khi người Mông Cổ chinh phục Tây Á, thuốc súng lại được ngườu Arập tiếp thu và truyền bá vào châu Âu (qia con đường Tây Ban Nha).

Vận dụng 3 trang 26 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

Học sinh tự sưu tầm. Các em có thể tham khảo bài dưới đây

Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc tới văn học Việt Nam

– Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc tới văn học Việt Nam được thể hiện trên nhiều phương diện như: chất liệu văn học; hệ thống thể loại văn học; mỹ cảm văn học…

– Về chất liệu văn học:

+ Trong các tác phẩm của mình, người Việt sử dụng nhiều điển tích, điển cố, tên đất, tên người thậm chí là đề tài, cốt truyện của Trung Quốc. 

+ Ví dụ 1:

“Đồn đây là chốn Đào Nguyên

Trăng thanh, gió mát, cầm thuyền dạo chơi”

(ca dao)

(*) Đào Nguyên là tên một ngọn núi ở phía Tây Nam tỉnh Hồ Nam của Trung Quốc.

+ Ví dụ 2:

“Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu

(Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão)

(*) Vũ hầu tức Gia Cát Lượng – người thời Tam Quốc, có nhiều công lao giúp Lưu Bị khôi phục nhà Hán, được phong tước Vũ Lượng Hầu (gọi tắt là Vũ hầu)

+ Ví dụ 3: Nguyễn Du sáng tác nên truyện Kiều dựa trên cơ sở tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân

– Về hệ loại văn học: văn học Việt Nam tiếp thu nhiều thể loại của văn học Trung Quốc: hịch, cáo, chiếu, biểu; các thể loại tiểu thuyết, thơ…

– Về mỹ phẩm văn học:

Văn học Việt Nam ít nhiều có sự học tập tiếp thu kế thừa quan niệm về cái đẹp, tính quy phạm của văn học Trung Quốc.

+ Ví dụ 1: quan niệm lấy thiên nhiên làm thước đo vẻ đẹp của con người 

“Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

+ Ví dụ 2: quan niệm “Thi dĩ ngôn trí” (thơ để nói về ý chí, thường là nói về chí làm trai, khí phách của người quân tử)

“Làm trai cho đáng nên trai

Xuống Đông, Đông tĩnh, lên Đoài, Đoài yên”

(ca dao)

“Đã mang tiếng ở trong trời đất

Phải có đánh gì với núi sông”

(Đi thi tự vịnh – Nguyễn Công Trứ)

– Dùng chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung Quốc, song văn học Việt Nam không hoàn toàn là sự sao chép, lập lại giản đơn; mà trong quá trình tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, văn học Việt Nam đã có sự cải biến và sáng tạo. 

+ Ví dụ 1: trên cơ sở hệ thống thể loại văn học của Trung Quốc người Việt Nam đã sáng tạo nên những thể loại văn học mang đậm tính dân tộc, như: thơ lục bát, thể thơ song thất lục bát….

+ Ví dụ 2: sự cải biến về ý nghĩa của các hình ảnh tượng trưng.

Nếu như trong văn học Trung Quốc, hình ảnh tùng, cúc, trúc, mai là tượng trưng cho người quân tử có nhân cách phẩm giá cao cả.

Trong văn học dân gian Việt Nam, tùng, cúc, trúc, mai lại tượng trưng cho những đôi bạn, tình cảm nam nữ bình dân (“Đợi chờ trúc ở với mai/ Đợi chờ anh ở với ai chưa chồng”).

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1004

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống