Chương 3: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Cánh Diều: tại đây

Bài 9 Lịch Sử lớp 7: Lăng Ta-giơ Ma-han được xây dựng vào thế kì XVII, là biểu tượng về tình yêu của vua Sa-gia-han dành cho hoàng hậu cảa minh (đã mất). Công trinh này được ví như “Viên ngọc của những đền đài Ấn Độ” và là một trong những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ thời phong kién. Năm 1983, Lăng Ta-gio Ma-han được UNESCO ghi danh là Di sản Thế giới.

Ngoài công trình trên, Ấn Độ thời phong kiến còn có nhiều thành tựu văn hoá trên các lĩnh vục tôn giáo, chữ viết, văn học, kiến trúc, điêu khắc, …

Vậy văn hoá Ấn Độ thời phong kiến có những thành tựu tiêu biểu nào?

Trả lời:

– Tôn giáo:

+ Là quê hương của nhiều tôn giáo lớn: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Giai-na giáo..

+ Ấn Độ cũng là nơi Hồi giáo, Thiên Chúa giáo được truyền bá rộng rãi.

+ Tôn giáo gắn bó mật thiết cuộc sống người dân Ấn Độ.

– Chữ viết và văn học:

+ Chữ Phạn có nguồn gốc từ thời cổ đại và đã đạt đến mức hoàn thiện. 

+ Văn học: gồm nhiều thể loại (thơ, kịch, truyện thần thoại,…), chịu ảnh hưởng của tôn giáo.

– Kiến trúc, điêu khắc:

+ Chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo. 

+ Nhiều công trình kiến trúc đền thờ, chùa mang đậm phong cách tôn giáo vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay.

Câu hỏi trang 32 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Là quê hương của nhiều tôn giáo lớn: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Giai-na giáo…

– Ấn Độ cũng là nơi Hồi giáo, Thiên Chúa giáo được truyền bá rộng rãi.

– Tôn giáo gắn bó mật thiết cuộc sống người dân Ấn Độ.

Câu hỏi 1 trang 33 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Chữ Phạn có nguồn gốc từ thời cổ đại và đã đạt đến mức hoàn thiện. Chữ Phạn cũng là cơ sở để sáng tạo ra nhiều loại chữ viết khác như: Hin-đi, Đê-va-na-ga-ri…

– Văn học:

+ Gồm nhiều thể loại (thơ, kịch, truyện thần thoại,…), chịu ảnh hưởng của tôn giáo.

+ Tác phẩm tiêu biểu: vở kịch Sơ-cun-tơ-la…

Câu hỏi 2 trang 33 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Nghệ thuật, điêu khắc của Ấn Độ:

+ Chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo như: Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo.

+ Nhiều công trình kiến trúc đền thờ, chùa mang đậm phong cách tôn giáo vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay, ví dụ như: chùa hang A-gian-ta; Lăng Ta-giơ Ma-han. Lăng Hu-may-un…

Câu hỏi 3 trang 33 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Nhận xét: Văn hóa Ấn Độ dưới thời phong kiến rất đa dạng, phát triển rực rỡ và lan tỏa ra bên ngoài; trong đó, khu vực chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của văn hóa Ấn Độ là Đông Nam Á.

Luyện tập 1 trang 33 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Tôn giáo:

+ Là quê hương của nhiều tôn giáo lớn: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Giai-na giáo..

+ Ấn Độ cũng là nơi Hồi giáo, Thiên Chúa giáo được truyền bá rộng rãi.

+ Tôn giáo gắn bó mật thiết cuộc sống người dân Ấn Độ.

Chữ viết và văn học:

+ Chữ Phạn có nguồn gốc từ thời cổ đại và đã đạt đến mức hoàn thiện. 

+ Văn học: gồm nhiều thể loại (thơ, kịch, truyện thần thoại,…), chịu ảnh hưởng của tôn giáo.

Kiến trúc, điêu khắc:

+ Chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo. 

+ Nhiều công trình kiến trúc đền thờ, chùa mang đậm phong cách tôn giáo vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay.

Vận dụng 2 trang 33 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

(*) Giới thiệu về chùa Dâu (Bắc Ninh)

Quang cảnh chùa Dâu (Bắc Ninh)

– Chùa Dâu tọa lạc tại thôn Khương Tự, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh; đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 09/12/2013).

– Theo thư tịch cổ, chùa được khởi dựng ở vùng Dâu (Luy Lâu) vào thế kỷ II đầu Công nguyên, thời kỳ Sĩ Nhiếp (nhà Hán) làm Thái thú quận Giao Châu. Đây được coi là trung tâm Phật giáo đầu tiên của Việt Nam, là dấu tích quan trọng gắn với quá trình hình thành và phát triển Phật giáo Việt Nam.

– Chùa có bình đồ kiến trúc kiểu “nội Công ngoại Quốc”, gồm các hạng mục: tam quan, tiền thất (bái vọng đường), tháp Hoà Phong, Tam bảo, hậu đường, hai dãy hành lang và các công trình phụ trợ, như: nhà Mẫu và Tổ, nhà khách, vườn tháp, ao chùa, hệ thống tường bao.

– Chùa Dâu in đậm dấu ấn kiến trúc, điêu khắc của nhiều thời kỳ lịch sử, với hệ thống tượng pháp mang nghệ thuật đặc sắc của thời Lê – Nguyễn, đặc biệt là hệ thống tượng Tứ Pháp. Đây là một minh chứng sống động của sự dung hội giữa Phật giáo Ấn Độ khi du nhập vào Việt Nam với tín ngưỡng bản địa của người Việt, đã tạo nên một trung tâm tín ngưỡng, tôn giáo mang bản sắc dân tộc./.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 972

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống