Chương 7: Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Cánh Diều: tại đây

Câu hỏi mở đầu trang 161 Chủ đề chung 2 Lịch Sử và Địa Lí lớp 7:

Vậy, các đô thị cổ đại được hình thành và phát triển dựa trên những điều kiện nào? Đô thị và các nền văn minh cổ đại có mối quan hệ gì? Giới thương nhân có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của các đô thị châu Âu thời trung đại.

Trả lời:

* Các đô thị cổ đại hình thành và phát triển dựa trên cơ sở: điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế và quần tụ đông đúc dân cư.

* Mối quan hệ giữa các đô thị với các nền văn minh cổ đại

– Sự ra đời của các đô thị đóng vai trò quan trọng đối với sự xuất hiện của các nền văn minh cổ đại:

+ Các đô thị cổ là trung tâm hành chính, quana sự, đầu mối kinh tế và giao thông của các quốc gia cổ đại.

+ Một bộ phận dân cư tại đô thị đã tách khỏi hoạt động sản xuất, có điều kiện tham gia vào các hoạt động văn chương và nghệ thuật, góp phần thay đổi đời sống văn hóa; lưu giữ và truyền bá các thành tựu văn minh cổ đại.

– Sự phát triển của các nền văn minh cũng có tác động ngược trở lại tới sự phát triển hoặc suy tàn của đô thị:

+ Quá trình giao lưu, cạnh tranh giữa các nền văn minh là cơ sở thúc đẩy chuyển biến tại các đô thị.

+ Chiến tranh và xung đột quân sự cũng gây tàn phá, dẫn đến sự suy yếu và suy tàn của các đô thị cổ đại.

* Vai trò của giới thương nhân châu Âu:

– Thương nhân là những người nắm giữ hoạt động kinh tế, tài chính tại các đô thị.

– Hoạt động buôn bán của thương nhân đưa đến không khí tự do cho các đô thị, góp phần phá vợ tính chất khép kín của các lãnh địa; thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hàng hóa.

– Hoạt động đấu tranh chống lãnh chúa phong kiến của thương nhân đã góp phần quan trọng vào việc xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, hình thành chế độ phong kiến tập quyền ở châu Âu.

– Nhu cầu tìm hiểu tri thức và giải trí của thị dân, đặc biệt là của thương nhân đã thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, khoa học – kĩ thuật tại các đô thị trung đại.

Câu hỏi trang 163 Lịch Sử và Địa Lí lớp 7:

Trả lời:

* Điều kiện hình thành:

– Điều kiện địa lí:

+ Phạm vi lãnh thổ của A-ten là một vùng đồng bằng nhỏ và hẹp thuộc bán đảo Át-ti-ca, ben biển Ê-giê, được bao quanh bởi đồi núi.

+ Đất đai cằn cối ở A-ten không phù hợp cho sản xuất lương thực, nhưng phù hợp với các loại cây lưu niên như: nho, ô-liu…

+ Ở A-ten có nhiều tài nguyên (đá quý, quặng sắt, đất sét….), nhiều vũng, vịnh kín gió, thuận lợi cho sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp.

– Điều kiện dân cư: nhiều thợ thủ công giỏi, thương nhân và nhiều thủy thủ ham thích phưu lưu đã tập trung tại A-ten.

=> Trên cơ sở điều kiện địa lí và dân cư, tới khoảng thế kỉ VIII TCN, đô thị A-ten ra đời.

* Biểu hiện phát triển: đô thị A-ten là trung tâm thương mại của Hi Lạp cổ đại.

Câu hỏi trang 163 Lịch Sử và Địa Lí lớp 7:

Trả lời:

* Điều kiện hình thành: Cuối thế kỉ VI, Vơ-di-dơ được xây dựng lại trên cơ sở một đô thị đông dân của đế quốc La Mã trước đó.

* Biểu hiện phát triển:

– Từ thế kỉ VI – XV, Vơ-ni-dơ là nơi hội tụ phần lớn các tuyến đường hàng hải quan trọng từ Địa Trung Hải đến phương Đông.

– Trong khoảng thế kỉ XV – XVI, với khoảng 100.000 dân, Vơ-ni-dơ trở thành thủ đô của đế chế thương mại. Đồng tiền Vơ-ni-dơ được sử dụng trong hệ thống thương mại phía đông Địa Trung Hải.

– Thời kì phục hưng, Vơ-ni-dơ là trung tâm in ấn, hội họa và âm nhạc của cả châu Âu.

Câu hỏi trang 165 Lịch Sử và Địa Lí lớp 7:

Trả lời:

– Sự ra đời của các đô thị đóng vai trò quan trọng đối với sự xuất hiện của các nền văn minh cổ đại:

+ Đô thị là trung tâm kinh tế, nơi tập trung của thương nhân, thợ thủ công và là nơi gặp gỡ các tuyến đường thương mại => thúc đẩy quá trình quần tụ dân cư; góp phần đưa đến sự ra đời của nhà nước, luật pháp, chữ viết.

+ Đô thị là các trung tâm quyền lực chính trị tự trị, nơi ra đời của các hình thức tổ chức chính quyền cổ đại.

+ Một bộ phận dân cư tại đô thị đã tách khỏi hoạt động sản xuất, có điều kiện tham gia vào các hoạt động văn chương và nghệ thuật, góp phần thay đổi đời sống văn hóa; lưu giữ và truyền bá các thành tựu văn minh cổ đại.

– Sự phát triển của các nền văn minh cũng có tác động ngược trở lại tới sự phát triển hoặc suy tàn của đô thị:

+ Quá trình giao lưu, cạnh tranh giữa các nền văn minh là cơ sở thúc đẩy chuyển biến tại các đô thị.

+ Chiến tranh và xung đột quân sự cũng gây tàn phá, dẫn đến sự suy yếu và suy tàn của các đô thị cổ đại.

Câu hỏi trang 166 Lịch Sử và Địa Lí lớp 7:

Trả lời:

– Thương nhân là những người nắm giữ hoạt động kinh tế, tài chính tại các đô thị.

– Hoạt động buôn bán của thương nhân đưa đến không khí tự do cho các đô thị, góp phần phá vợ tính chất khép kín của các lãnh địa; thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hàng hóa.

– Hoạt động đấu tranh chống lãnh chúa phong kiến của thương nhân đã góp phần quan trọng vào việc xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, hình thành chế độ phong kiến tập quyền ở châu Âu.

– Nhu cầu tìm hiểu tri thức và giải trí của thị dân, đặc biệt là của thương nhân đã thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, khoa học – kĩ thuật tại các đô thị trung đại.

Luyện tập 1 trang 166 Lịch Sử và Địa Lí lớp 7:

Trả lời:

(*) Bảng thông tin về điều kiện hình thành, phát triển của đô thị thời cổ – trung đại.

 

Đô thị cổ đại

Đô thị thời trung đại

Điều kiện

hình thành

– Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế và quần tụ đông đúc dân cư.

– Sự phục hồi của các đô thị cổ đại

– Sản xuất phát triển, một số thợ thủ công tìm cách trốn khỏi lãnh địa đến những nơi đông dân cư để buôn  bán

Sự

phát triển

– Dân cư tập trung đông đúc

– Hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa diễn ra tấp nập

– Hoạt động văn hóa – nghệ thuật đạt được nhiều thành tựu.

– Dân cư đông đúc (chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân).

– Hình thành các phường hội, thương hội.

– Hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa diễn ra tấp nập

– Hoạt động văn hóa – nghệ thuật đạt được nhiều thành tựu.

(*) Bảng thông tin về mối quan hệ giữa đô thị với các nền văn minh cổ đại.

Tác động từ sự phát triển của thành thị

đối với các nền văn minh cổ đại

Tác động từ sự phát triển của

các nền văn minh cổ đại đến thành thị

– Các đô thị cổ là trung tâm hành chính, quana sự, đầu mối kinh tế và giao thông của các quốc gia cổ đại.

– Một bộ phận dân cư tại đô thị đã tách khỏi hoạt động sản xuất, có điều kiện tham gia vào các hoạt động văn chương và nghệ thuật, góp phần thay đổi đời sống văn hóa; lưu giữ và truyền bá các thành tựu văn minh cổ đại.

– Quá trình giao lưu, cạnh tranh giữa các nền văn minh là cơ sở thúc đẩy chuyển biến tại các đô thị.

– Chiến tranh và xung đột quân sự cũng gây tàn phá, dẫn đến sự suy yếu và suy tàn của các đô thị cổ đại.

 

Vận dụng 2 trang 166 Lịch Sử và Địa Lí lớp 7:

Trả lời:

“Thành thị như một bông hoa rực rõ nhất của Châu Âu thời Trung đại”. Điều này được thể hiện ở một số nội dung sau:

+ Thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển.

+ Thành thị góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.

+ Sự ra đời của thành thị đã đưa đến sự xuất hiện của tầng lớp thị dân.

+ Thành thị mang không khí tự do và mở mang tri thức cho mọi người; tạo cơ sở để xây dựng nền văn hóa mới, nhiều trường đại học được thành lập.

=> Thành thị xuất hiện đã làm cho kinh tế, chính trị, văn hóa ở châu Âu có những biến chuyển rõ rệt, là cơ sở đưa xã hội Tây Âu bước vào giai đoạn phát triển mới.

Vận dụng 3 trang 166 Lịch Sử và Địa Lí lớp 7:

Trả lời:

(*) Giới thiệu về Luân Đôn:

– Luân Đôn được hình thành bên bờ sông Thêm vào khoảng thế kỉ I.

– Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XI, những người Ăng-gô-la Xắc-xông đã đến đây và xây dựng thành phố của họ với số dân từ 10.000 đến 12.000 người.

– Vào thế kỉ XI, Luân Đôn đã có cảng biến lớn nhất nước Anh

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 907

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống