Chương 1: Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa đầu thế kỉ XVI

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây

Bài 1 Lịch Sử lớp 7: Bức tranh khắc gỗ “Người cầu, người đánh, người làm” mô tả những tầng lớp trong xã hội phong kiến ở Tây Âu. Tác phẩm nghệ thuật có từ thời “Trung cổ” này dẫn dắt chúng ta bắt đầu chuyến hành trình khám phá lịch sử Tây Âu sau khi đế chế La Mã sụp đổ: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu đã diễn ra như thế nào?


“Người cầu, người đánh, người làm”, tranh khắc gỗ năm 1492, Jacob Maydenback, Đức

Trả lời:

– Đế quốc La Mã tồn tại đến cuối thế kỉ V thì bị các bộ tộc người Giéc-man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm.

– Sau khi chiếm được lãnh thổ của đế chế La Mã cổ đại, người Giéc-man đã thành lập nên nhiều vương quốc của mình ở Tây Âu.

– Từ thế kỉ VI đến thế kỉ IX, chiến tranh vẫn tiếp diễn, cùng với quá trình đó, chế độ phong kiến ở Tây Âu dần được hình thành và xác lập.

Câu hỏi trang 8 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

Những việc làm của người Giéc-man (German) khi tràn vào lãnh thổ đế chế La Mã:

+ Phế truất hoàng đế La Mã.

+ Thành lập nên nhiều vương quốc mới của người Giéc-man, như: Vương quốc Tây Gốt, Vương quốc Đông Gốt, Vương quốc Ăng-lô Xắc-xông; Vương quốc Phơ-răng…

+ Chiếm đất đai của chủ nô La Mã rồi chia cho nhau.

Câu hỏi trang 8 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

Những sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến Tây Âu:

+ Thế kỉ IV, các bộ tộc người Giéc-man xâm nhập vào lãnh thổ La Mã.

+ Thế kỉ V, chế độ chiến nô ở La Mã sụp đổ, nhiều vương quốc của người Giec-man ra đời.

+ Từ thế kỉ VI dến thế kỉ IX, chiến tranh vẫn tiếp diễn, vương quốc Phơ-răng dần làm chủ cả vùng Tây Âu lục địa. Cùng với quá trình đó, xã hội phong kiến Tây Âu dần hình thành với sự ra đời của các giai cấp mới là: lãnh chúa phong kiến và nông nô.

+ Đến thế kỉ IX, về cơ bản, xã hội phong kiến Tây Âu đã hình thành.

Câu hỏi trang 9 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

Đặc điểm của lãnh địa phong kiến

– Các lãnh địa phong kiến được hình thành vào khoảng thế kỉ IX, đây là vùng đất đai rộng lớn của các lãnh chúa.

– Đặc điểm về cơ cấu: đất đai trong lãnh địa được chia thành 2 phần: đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.

      + Lãnh chúa xây dựng lâu đài kiên cố, có hào sâu, tường bao quanh.

      + Đất khẩu phần là vùng đất đai ngoài lâu đài, chủ yếu là đất canh tác, được lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu tô, thuế.

– Mỗi lãnh địa phong kiến là một đơn vị hành chính – kinh tế biệt lập, khép kín, thuộc về một lãnh chúa:

      + Lãnh chúa có toàn quyền quyết định trên vùng đất đai của họ như một “ông vua”, có quân đội riêng, tự đặt ra luật lệ trong lãnh địa.

      + Trong lãnh địa, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Ngoại trừ muối và sắt được mua từ ngoài, mọi thứ cần dùng như lương thực, thực phẩm, công cụ lao động hay quần áo, giày dép đều do nông nô tự sản xuất trong lãnh địa. => Đời sống kinh tế trong lãnh địa khép kín, tự cung tự cấp.

Câu hỏi trang 9 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

Mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến là quan hệ bóc lột thông qua: tô, thuế

   – Lãnh chúa bóc lột nông nô bằng địa tô và những thứ thuế cho họ tự đặt ra như thuế thân, thuế cưới xin, thuế xay bột, săn bắn,…

   – Nông nô lệ thuộc lãnh chúa về thân phận và ruộng đất. Họ canh tác trên khu đất lãnh chúa cho họ thuê và phải nộp tô rất nặng, có khi lên đến 1/2 số sản phẩm thu được mỗi vụ.

Câu hỏi trang 11 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Sự ra đời của thành thị Tây Âu trung đại:

   + Thế kỉ XI, sản xuất thủ công nghiệp trong các lãnh địa phát triển dẫn đến nhu cầu trao đổi sản phẩm.

   + Một số thợ thủ công tìm cách thoát ra khỏi lãnh địa bằng cách bỏ trốn hay dùng tiền chuộc lại thân phận. Họ tập trung ở những nơi có đông người qua lại để bán hàng và lập xưởng sản xuất.

   + Các thị trấn nhỏ bắt đầu xuất hiện, dần dần trở thành những thành phố lớn gọi là thành thị trung đại.

Câu hỏi trang 11 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Vai trò của thành thị đối với sự phát triển của Tây Âu trung đại

   + Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp trong thành thị đã phá vỡ kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hoá phát triển.

   + Thành thị mang lại không khí tự do và nhu cầu mở mang tri thức cho mọi người, nhiều trường đại học được thành lập, như: Bô-lô-nha (ở Ý); O-xphớt (ở Anh)….

   + Nhiều thành thị là trung tâm kinh tế, văn hoá của Tây Âu như Luân Đôn của Anh, Pa-ri của Pháp…

   + Sự ra đời và phát triển của các thành thị đã góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền ở châu Âu.

Câu hỏi trang 13 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Sơ lược về sự ra đời của Thiên Chúa giáo:

   + Thiên Chúa giáo ra đời từ thế kỉ I TCN ở Pa-le-xtin (Palestin), một tỉnh của La Mã vào thời kì đế chế.

   + Ban đầu, Thiên Chúa giáo là tôn giáo của những người nghèo khổ, bị áp bức.

   + Sau một thời gian dài bị chính quyền đàn áp, đến thế kỉ IV, Thiên Chúa giáo đã được hoàng đế La Mã Công nhận và có một vị trí vững chắc trong xã hội.

Luyện tập 1 trang 13 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến Tây Âu là lãnh chúa phong kiến và nông nô:

   + Lãnh chúa được hình thành từ bộ phận: tướng lính quân sự và tăng lữ giáo hội được nhà vua ban cấp ruộng đất

   + Nông nô được hình thành từ bộ phận: nô lệ được giải phóng và nông dân mất ruộng đất

– Mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến là quan hệ bóc lột thông qua tô, thuế:

   + Lãnh chúa bóc lột nông nô bằng địa tô và những thứ thuế cho họ tự đặt ra như thuế thân, thuế cưới xin, thuế xay bột, săn bắn,…

   + Nông nô lệ thuộc lãnh chúa về thân phận và ruộng đất. Họ canh tác trên khu đất lãnh chúa cho họ thuê và phải nộp tô rất nặng, có khi lên đến 1/2 số sản phẩm thu được mỗi vụ.

Luyện tập 2 trang 13 Lịch Sử lớp 7:

Nội dung

Lãnh địa phong kiến

Thành thị trung đại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời:

Nội dung

Lãnh địa phong kiến

Thành thị trung đại

Thời gian xuất hiện

Giữa thế kỉ IX

Thế kỉ XI

Thành phần dân cư

Lãnh chúa và nông nô

Thợ thủ công và thương nhân

Hoạt động kinh tế

Nông nghiệp là chủ yếu

Thủ công nghiệp và thương nghiệp

Vận dụng 3 trang 13 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

(*) Mô tả hội chợ Săm-pa-nhơ ở Pháp

   – Hội chợ Săm-pa-nhơ ở Pháp bắt đầu xuất hiện từ thế kỉ XI và đến nay vẫn tiếp tục được mở rộng và phát triển nhộn nhịp hơn trước.

   – Hội trợ thường được họp ở những bãi đất rộng ở trung tâm thành phố để triển lãm, trao đổi buôn bán sản phẩm.

   – Những người đến đây chủ yếu là các lái buôn, thợ, thương nhân. Họ mang theo nhiều hàng hóa và tiền để mua bán. Hàng bao gồm nhiều mặt hàng như: lương thực, rau quả, thịt, cá… đưa từ nhiều nước Tây Âu sang. Thậm chí còn có hàng hóa xa xỉ từ phương Đông mang đến để trao đổi như gấm vóc, đá quý, dược liệu, hồ tiêu…

   – Sự náo nhiệt của hội trợ Săm-pa-nhơ làm cho các hoạt động sinh hoạt văn hóa thành thị ngày càng sôi động.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 927

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống