Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây
Bài 10 Lịch Sử lớp 7: Đế quốc Mô-gôn được khai sinh từ những cuộc chiến tranh giành quyền lực quyết liệt, nhưng trong một số giai đoạn, đặc biệt là thời trị vì của vua A-cơ-ba (Akbar), đế chế này đã tạo ra một xã hội tiến bộ, thịnh vượng và hòa nhập hiếm có trong lịch sử cai trị Ấn Độ của người Hồi giáo. Vậy, đế quốc Mô-gôn đã ra đời như thế nào? Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa có gì nổi bật?
Trả lời:
– Đầu thế kỉ XVI, một bộ phận người Mông Cổ tấn công Ấn Độ, lật đổ vương triều Đê-li, lập nên vương triều Hồi giáo Mô-gôn.
– Chính trị:
+ Hoàng đế đích thân bổ nhiệm tất cả quan chức, kể cả những vùng xa xôi, hẻo lánh
+ Xây dựng luật pháp nghiêm minh
– Kinh tế:
+ Đo đạc lại ruộng đất
+ Thống nhất hệ thống cân đong, đo lường và tiền tệ
– Xã hội:
+ Khuyến khích quý tộc Mông Cổ kết thân với người Ấn
+ Bãi bỏ thuế thân đánh vào người theo Hồi giáo. Thực hiện hòa hợp tôn giáo
– Văn hóa:
+ Văn hào, thi ca phát triển mạnh, trong đó nổi tiếng nhất là nhà thơ tun-xi Đa-xơ
+ Hoàng đế A-cơ-ba cho chép lại bộ sử thi thời cổ đại, xây một thư viện khổng lồ với 24000 cuốn sách
+ Nghệ thuật: nổi bật là những thành tựu về kiến trúc và hội họa
Câu hỏi trang 39 Lịch Sử lớp 7:
Trả lời:
– Hoàn cảnh ra đời của đế quốc Mô-gôn: đầu thế kỉ XVI, một bộ phận người Mông Cổ ở Trung Á đã tấn công Ấn Độ, lật đổ vương triều Đê-li, lập nên Vương triều hồi giáo Mô-gôn.
Câu hỏi trang 39 Lịch Sử lớp 7:
Trả lời:
– Thời kì A-cơ-ba cai trị được xem là thịnh trị nhất của đế quốc Mô-gôn, vì:
+ Vua A-cơ-ba đã thực hiện hàng loạt các cải cách tiến bộ trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội.
+ Những chính sách cải cách đó đã đưa đến nhiều tác động tích cực, như: ổn định đời sống chính trị – xã hội; thúc đẩy sự phát triển về kinh tế – văn hóa.
Câu hỏi trang 40 Lịch Sử lớp 7:
Trả lời:
– Thời kì A-cơ-ba là thời kì phát triển của văn hào và thi ca Ấn Độ, trong đó nổi tiếng nhất là nhà thơ Tun-xi Đa-xơ với tác phẩm trường ca Ra-ma-cha-ri-ta Ma-na-sa
– Hoàng đế A-cơ-ba cho chép lại bộ sử thi thời cổ đại, xây một thư viện khổng lồ với 24000 cuốn sách
– Nghệ thuật: nổi bật là những thành tựu về kiến trúc và hội họa
+ Nhiều công trình kiến trúc được xây dựng gắn với các trung tâm chính trị như: Thành Đỏ ở A-gra, Thành Đỏ La Ki-la ở Đê-li; Lăng Ta-giơ Ma-han ở A-ga…
+ Hội họa: những bức tranh thu nhỏ đầy màu sắc, mô tả những sự kiện lịch sử, cuộc sống cung đình và tầng lớp quý tộc đã tạo nên phong cách nghệ thuật độc đáo của hội họa Mô-gôn
Luyện tập 1 trang 41 Lịch Sử lớp 7:
Thời gian |
Tình hình chính trị |
Tình hình kinh tế |
Tình hình xã hội |
Thành tựu văn hóa |
? |
? |
? |
? |
? |
Trả lời:
|
Vương triều Hồi giáo Đê-li |
Thời gian |
– Thành lập: đầu thế kỉ XVI – Sụp đổ: giữa thế kỉ XIX |
Tình hình chính trị |
– Chính trị ổn định; quyền lực của nhà vua được củng cố – Vua A-cơ-ba thi hành nhiều cải cách, nhưu: + Hoàng đế đích thân bổ nhiệm tất cả quan chức, kể cả những vùng xa xôi, hẻo lánh + Xây dựng luật pháp nghiêm minh |
Tình hình kinh tế |
– Sản phẩm nông nghiệp đa dạng, kinh tế hàng hóa phát triển – Nhà nước tiến hành nhiều cải cách (dưới thời vua A-cơ-ba), như: + Đo đạc lại ruộng đất + Thống nhất hệ thống cân đong, đo lường và tiền tệ |
Tình hình xã hội |
– Xã hội ổn dịnh trên cơ sở dung hòa các tôn giáo và tộc người |
Thành tựu văn hóa |
– Văn hào, thi ca phát triển mạnh, trong đó nổi tiếng nhất là nhà thơ tun-xi Đa-xơ. – Hoàng đế A-cơ-ba cho chép lại bộ sử thi thời cổ đại, xây một thư viện khổng lồ với 24000 cuốn sách – Nghệ thuật: nổi bật là những thành tựu về kiến trúc và hội họa |
Luyện tập 2 trang 41 Lịch Sử lớp 7:
Trả lời:
– Từ thế kỉ IV đến thế kỉ XIX, Ấn Độ trải qua nhiều thời kì lịch sử khác nhau, ở mỗi thời kì, văn hóa Ấn Độ đều có những bước phát triển mới và đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực: văn học, sử học, thiên văn học; y học, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc
– Các thành tựu văn hóa của Ấn Độ đã đóng góp lớn vào kho tàng văn minh nhân loại và có ảnh hưởng rộng rãi đến nhiều quốc gia, khu vực khác trên thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á.
– Nhiều thành tựu văn hóa của Ấn Độ vẫn được duy trì và ứng dụng cho đến ngày nay.
Vận dụng 3 trang 41 Lịch Sử lớp 7:
Trả lời:
– Ta-giơ Ma-han là một trong những công trình kiến trúc lộng lấy nhất thế giới. Dường như những khát vọng về tín ngưỡng và tinh thần của người dân Ấn Độ được dồn vào Ta-giơ Ma-han, để nó trở thành biểu tượng của cả một dân tộc, để vẻ đẹp của nó làm rung động lòng người, bất kể họ thuộc tôn giáo nào.
– Ta-giơ Ma-han được xây dựng năm 1632, dưới triều đại của vua Sa-gia-han, vị vua thứ 5 của triều đại Mô-gôn. Ông là người đam mê về kiến trúc, xây dựng. Lăng Ta-giơ ma-han được xây dựng làm lăng mộ cho người vợ xinh đẹp của vua là Mun Ta-gioa Ma-han qua đời năm 1631
– Là một lăng mộ phỏng theo kiến trúc Hồi giáo, mọi chi tiết trang trí của Ta-giơ Ma-han không chỉ thể hiện tình yêu với người vợ cuẩ vị hoàng đế đầy quyền lực, mà nó còn hàm chứa yếu tố tâm linh thấm đượm một niềm tin sâu sắc với thượng đế.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo