Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây
Bài 3 Lịch Sử lớp 7: Vào đầu những năm 1600, nhà văn Tây Ban Nha M. Xéc-van-téc (Miguel de Cervantes)cho ra đời tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê (Don Quixote). Đó là câu chuyện về một quý tộc Tây Ban Nha sa sút, bị mắc kẹt trong những huyền thoại của quá khứ thời trung cổ. Câu chuyện hài hước của M. Xéc-van-téc phản ánh một thế giới mới đang từ chối những yếu tố lạc hậu của xã hội cũ để trở thành xã hội hiện đại hơn- đó là thời kì cuối của lịch sử Tây Âu trung đại. Ở bài học này, các em sẽ tìm hiểu về những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu thời kì này và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã nảy sinh như thế nào?
Trả lời:
– Sau các cuộc phát kiến địa lí, các quý tộc và thương nhân Tây Âu giàu lên một cách nhanh chóng, nhờ đó nền sản xuất hàng hóa và thương mại của Tây Âu ngày càng phát triển. Từ đó dẫn đến xã hội Tây Âu phân hóa sâu sắc.
– Cùng với sự hình thành của các giai cấp mới – tư sản và vô sản, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã nảy sinh trong lòng xã hội phong kiến.
Câu hỏi trang 17 Lịch Sử lớp 7:
Trả lời:
– Biến đổi về kinh tế:
+ Thương nhân và quý tộc Tây Âu ngày càng giàu lên nhanh chóng, tích lũy được một số vốn ban đầu
+ Nền sản xuất hàng hóa và thương mại ở Tây Âu ngày càng phát triển
+ Nhiều cảng biển trở nên sầm uất; các xưởng sản xuất với quy mô lớn, công ty thương mại và những trang trại rộng lớn ra đời.
– Biến đổi về xã hội:
+ Tầng lớp thương nhân, chủ xưởng, ngân hàng ngày càng giàu lên, chi phối toàn bộ xã hội. Họ có quyền công dân, giàu có và xa hoa.
+ Đại đa số dân thành thị, từ thợ thủ công, người làm thuê đến người ăn xin hay nông dân mất đất, không có quyền công dân, nghèo đói và bị bần cùng hóa.
Câu hỏi trang 18 Lịch Sử lớp 7:
Trả lời:
– Biểu hiện trong nông nghiệp:
+ Chủ đất ở nông thôn cũng chuyển sang kinh doanh tư bản chủ nghĩa, lập đồn điền, trang trại lớn, thuê mướn nhân công, trở thành tư sản nông nghiệp.
+ Nông dân mất đất, vào làm thuê trong các đồn điền, trang trại, trở thành công nhân nông nghiệp.
– Biểu hiện trong công nghiệp:
+ Từ thế kỉ XVI, trong các thành thị Tây Âu, tổ chức phường hội dần được thay thế bằng các công trường thủ công.
+ Quan hệ giữa chủ và thợ được thay thế bằng quan hệ giữa chủ xưởng (tư sản) và người lao động (vô sản).
– Biểu hiện trong thương nghiệp:
+ Thương nhân, chủ ngân hàng trở thành những nhà tư bản có thế lực.
+ Các công ty thương mại ra đời, thúc đẩy buôn bán giữa các quốc gia.
=> Như vậy, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã nảy sinh trong lòng xã hội phong kiến Tây Âu.
Luyện tập 1 trang 19 Lịch Sử lớp 7:
Trả lời:
– Những giai cấp mới trong xã hội Tây Âu là: tư sản và vô sản
– Địa vị của các giai cấp này trong xã hội:
+ Giai cấp tư sản: là những người có địa vị, có quyền công dân, giàu có và xa hoa
+ Giai cấp vô sản: không có quyền công dân, nghèo đói và bần cùng hóa.
Vận dụng 2 trang 19 Lịch Sử lớp 7:
Trả lời:
– Sau các cuộc phát kiến địa lí, đời sống kinh tế – xã hội ở Tây Âu có nhiều chuyển biến:
+ Nền sản xuất hàng hóa và thương mại ngày càng phát triển; xuất hiện nhiều hải cảng sầm uất, các xưởng sản xuất quy mô lớn; công ty thương mại và những trang trại rộng lớn
+ Trong xã hội dần hình thành 2 giai cấp mới là: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo