Chương 2: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kì XIX

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây

Bài 7 Lịch Sử lớp 7: Trên nền tảng những thành tựu rực rỡ của văn hóa thời cổ đại, từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX, văn hóa Tung Quốc tiếp tục phát triển và đạt đến đỉnh cao trên nhiều lĩnh vực. Vậy đó là những thành tựu gì? Trên những lĩnh vực nào? Thành tựu nào có ảnh hưởng tới sự phát triển của văn minh nhân loại?

Trả lời:

– Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX, văn hóa Trung Quốc tiếp tục phát triển và đạt đến đỉnh cao trên nhiều lĩnh vực như: Tôn giáo, văn học, sử học, kiến trúc, điêu khắc, hội họa.

– Nhiều thành tựu văn hóa của Trung Quốc đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của văn minh nhân loại.

Câu hỏi trang 30 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

* Những nội dung cơ bản của Nho giáo:

– Chủ trương dùng đạo đức để cai trị và duy trì tôn ti trật tự xã hội.

– Duy trì kỉ cương xã hội trên cơ sở phải tuân theo:

+ Tam cương – tức là coi trọng 3 mối quan hệ cơ bản: vua – tôi, cha – con, chồng – vợ

+ Con người phải tuân theo ngũ thường là 5 đức tính của người quân tử, gồm: nhân, lễ, nghĩa, chí, tín

+ Người phụ nữa phải tuân theo Tam tòng: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử và tứ đức là công, dung, ngôn, hạnh

Câu hỏi trang 30 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

* Nho giáo lại trở thành hệ tư tưởng và đạo đức chính thống ở Trung Quốc thời phong kiến, vì: quan điểm của Nho giáo phù hợp với lợi ích của giai cấp phong kiến thống trị. Ví dụ:

+ Quan điểm về “Tam cương, Ngũ thường” trong Nho giáo đã quy định về kỉ cương, đạo đức của xã hội phong kiến.

+ Nho giáo một mặt đề xướng con người phải tu thân, rèn luyện đạo đức, mặt khác giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận của bề tôi đối với quốc gia là trung thành tuyệt đối với vua.

Câu hỏi trang 31 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Ba tác giả tiêu biểu của thơ Đường là: Lý Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị

– “Tứ đại danh tác” của văn học Trung Quốc là:

+ Tiểu thuyết Thủy hử (của Thi Nại Am)

+ Tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa (của La Quán trung)

+ Tiểu thuyết Tây du kí (của Ngô Thừa Ân)

+ Tiểu thuyết Hồng lâu mộng (của Tào Tuyết Cần).

Câu hỏi trang 31 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Những thành tựu tiêu biểu của sử học Trung Quốc thời phong kiến

+ Dưới thời phong kiến Trung Quốc có nhiều tác phẩm lịch sử nổi tiếng như: Hán thư, Đường thư, Tống sử, Minh sử…

+ Thời Minh – Thanh còn có những bộ bách khoa đồ sộ, trong đó đáng kể là Vĩnh Lạc đại điển và Tứ khố toàn thư.

Câu hỏi trang 31 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

* Các thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật Trung Quốc thời phong kiến:

– Về kiến trúc có 3 loại hình kiến trúc:

+ Kiến trúc cung điện, với các công trình tiêu biểu là: Tử Cấm Thành; Di Hòa Viên; Viên Minh Viên…

+ Kiến trúc tôn giáo, với các công trình tiêu biểu là: chùa Thiên Ninh, chùa Thiếu Lâm…

+ Kiến trúc lăng tẩm, với công trình nổi tiếng là: Thập Tam lăng.

– Nghệ thuật điêu khắc phong phú về đề tài và chất liệu, trong đó phải kể đến tượng Phật nghìn mắt, nghìn tay và tượng Phật trên núi Lạc Sơn.

– Về hội họa: nổi tiếng nhất là tranh thủy mặc (tranh vẽ bằng mực tàu)

* Nhận xét: Nghệ thuật của Trung Quốc thời kì phong kiến đã đạt đến trình độ đỉnh cao, với phong cách độc đáo cả về kiến trúc, điêu khắc và hội họa

Luyện tập 1 trang 32 Lịch Sử lớp 7:

Lĩnh vực

Thành tựu

Nhận xét

?

?

?

Trả lời:

Lĩnh vực

Thành tựu

Nhận xét

Nho giáo

– Trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến

– Góp phần thúc đẩy sự phát triển của văn hóa Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực khác, ví dụ: khoa cử, văn học…

– Là hệ tư tưởng chính thống, chi phối xã hội Trung Quốc thời phong kiến

– Có ảnh hưởng sâu sắc tới nhiều quốc gia khác, như: Việt Nam, Nhật Bản…

Văn học, sử học

– Văn học đạt được nhiều thành tựu ở các thể loại: thơ, từ, phú, kịch, tiểu thuyết.

– Sử học phát triển, có nhiều bộ sử lớn, như: Hán thư, Đường thư, Tống sử, Minh sử…

– Văn học, sử học phát triển mạnh mẽ, có đóng góp lớn cho nền văn minh nhân loại.

– Có ảnh hưởng đến sự phát triển văn hóa của nhiều quốc gia như: Việt Nam, Nhật Bản… (ví dụ: hệ thống điển tích, điển cố văn học; cách ghi chép sử…).

Nghệ thuật

– Nghệ thuật kiến trúc phát triển ở cả 3 loại hình: kiến trúc cung điện, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc lăng tẩm

– Nghệ thuật điêu khắc phong phú về đề tài và chất liệu.

– Nghệ thuật hội họa nổi tiếng nhất là tranh thủy mặc.

– Nghệ thuật của Trung Quốc thời kì phong kiến đã đạt đến trình độ đỉnh cao, với phong cách độc đáo cả về kiến trúc, điêu khắc và hội họa.

– Có đóng góp lớn cho nền văn minh nhân loại.

Vận dụng 2 trang 32 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Công trình: Tử Cấm Thành

+ Địa điểm: thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc

+ Được xây dựng dưới thời Minh

+ Đây là nơi ở của hoàng đế và hoàng gia Trung Quốc trong hơn 5 thế kỉ

+ Toàn bộ công trình có 9999 căn phòng, gắn với quan niệm Thiên Tử là con trời và chỉ ở Thiên cung mới có 10.000 phòng

– Công trình: Di Hòa Viên

+ Địa điểm: thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc

+ Được xây dựng dưới thời Mãn Thanh

+ Năm 1998, UNESCO công nhận Di Hòa Viên là “di sản văn hóa thế giới”.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1074

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống