Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Kết Nối Tri Thức: tại đây
Câu hỏi 1 trang 53 Lịch Sử lớp 7:
Trả lời:
– Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên nối ngôi. Lê Long Đĩnh thi hành nhiều chính sách tàn bạo khiến nhân dân căm phẫn.
– Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời, các tăng sư và đại thần đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi. Nhà Lý thành lập.
Câu hỏi 1 trang 54 Lịch Sử lớp 7:
Trả lời:
– Đối với các tù trưởng miền núi, nhà Lý thực hiện sách sách mềm dẻo, khôn khéo (thông qua việc gả công chúa cho các tù trưởng) để thắt chặt tình hòa hiếu, đoàn kết dân tộc.
Câu hỏi 2 trang 54 Lịch Sử lớp 7:
Trả lời:
– Tổ chức chính quyền được củng cố từ trung ương đến địa phương:
+ Ở trung ương: vua đứng đầu đất nước, dưới vua có quan đại thần (quan văn, quan võ) giúp việc. Vua ở ngôi theo chế độ cha truyền con nối. Những người thân tín được cất nhắc lên nắm các chức vụ cao trong triều đình.
+ Ở địa phương: cả nước chia thành 24 lộ,phủ, ở miền núi gọi là châu. Dưới lộ (phủ, châu) là hương, huyện. Đơn vị cấp cơ sở là xã.
– Nhà nước ban hành bộ luật Hình thư (năm 1042).
– Quân đội:
+ Được huấn luyện chu đáo, chia thành 2 bộ phận là: cấm quân và quân địa phương.
+ Tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”.
– Về đối nội:
+ Thi hành chính sách mềm dẻo, khôn khéo để củng cố khối đoàn kết dân tộc
+ Kiên quyết trấn áp những thế lực có mưu đồ tách khỏi Đại Việt.
– Về đối ngoại:
+ Giữ mối quan hệ hòa hiếu với nhà tống.
+ Dẹp tan cuộc tấn công của Chăm-pa.
Câu hỏi 2 trang 55 Lịch Sử lớp 7:
Trả lời:
a/ Tình hình kinh tế thời Lý
– Nhà nước thi hành nhiều chính sách thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, nhờ đó nhiều năm mùa màng bội thu.
– Thủ công nghiệp khá phát triển, bao gồm 2 bộ phận: thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp trong nhân dân.
– Thương nghiệp: hoạt động trao đổi, buôn bán trong và ngoài nước phát triển.
b/ Tình hình xã hội
– Xã hội gồm 2 bộ phận:
+ Bộ phận thống trị gồm: quý tộc (vua, quan), địa chủ… có nhiều đặc quyền.
+ Bộ phận bị thống trị gồm: nông dân, thợ thủ công, thương nhân và nô tì. Nông dân là lực lượng đông đảo nhất, nô tì có địa vị thấp kém nhất.
– Xã hội có xu hướng phân hóa hơn so với thời Đinh – Tiền Lê.
Câu hỏi 2 trang 57 Lịch Sử lớp 7:
Trả lời:
– Việc xây dựng Văn Miếu, thành lập Quốc Tử Giám đã thể hiện sự quan tâm, chăm lo của nhà nước đối với giáo dục.
– Việc thực hiện các khoa thi cho thấy nhà Lý đã bước đầu sử dụng con đường khoa cử để tuyển chọn nhân tài, đặt cơ sở đưa đất nước phát triển.
Luyện tập 1 trang 57 Lịch Sử lớp 7:
Trả lời:
Lĩnh vực |
Nội dung |
Chính trị |
– Tổ chức chính quyền được củng cố từ trung ương đến địa phương: + Ở trung ương: vua đứng đầu đất nước, dưới vua có quan đại thần giúp việc. Vua ở ngôi theo chế độ cha truyền con nối. + Ở địa phương: cả nước chia thành 24 lộ,phủ, châu. Dưới lộ (phủ, châu) là hương, huyện. Đơn vị cấp cơ sở là xã. – Nhà nước ban hành bộ luật Hình thư (năm 1042). – Quân đội: + Chia thành 2 bộ phận là: cấm quân và quân địa phương. + Tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”. – Về đối nội: củng cố khối đoàn kết dân tộc nhưng kiên quyết trấn áp những thế lực có mưu đồ tách khỏi Đại Việt. – Về đối ngoại: giữ mối quan hệ hòa hiếu với nhà Tống; dẹp tan cuộc tấn công của Chăm-pa. |
Kinh tế |
– Nhà nước thi hành nhiều chính sách thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, nhờ đó nhiều năm mùa màng bội thu. – Thủ công nghiệp khá phát triển, bao gồm 2 bộ phận: thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp trong nhân dân. – Thương nghiệp: hoạt động trao đổi, buôn bán trong và ngoài nước phát triển. |
Xã hội |
– Xã hội gồm 2 bộ phận: + Bộ phận thống trị gồm: quý tộc (vua, quan), địa chủ… + Bộ phận bị thống trị gồm: nông dân, thợ thủ công, thương nhân và nô tì. – Xã hội có xu hướng phân hóa hơn so với thời Đinh – Tiền Lê. |
Văn hóa |
– Tư tưởng, tôn giáo: Nho giáo được mở rộng, Phật giáo phát triển. – Văn học chữ Hán bước đầu phát triển. – Nghệ thuật: + Các loại hình nghệ thuật dân gian rất phát triển. + Xây dựng nhiều công trình kiến trúc độc đáo, điêu khắc đạt đến độ tinh tế, điêu luyện… |
Giáo dục |
– Năm 1070, Nhà Lý dựng Văn Miếu ở Thăng Long. – Năm 1075, khoa thi đầu tiên được mở để tuyển chọn quan lại. – Năm 1076, mở Quốc tử giám cho con em quý tộc đến học. |
Luyện tập 2 trang 57 Lịch Sử lớp 7:
Trả lời:
a/ So sánh
Tiêu chí |
Nhà Đinh – Tiền Lê |
Nhà Lý |
Giống nhau |
– Tổ chức theo chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền: + Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành. Ngôi vua cha truyền con nối. + Dưới vua là hệ thống quan lại phụ trách từng việc. – Ở địa phương: + Chia cả nước thành các lộ, phủ, châu; xã là đơn vị cấp cơ sở. + Vua cử những người thân cận trấn giữ những nơi trọng yếu. |
|
Khác nhau |
– Bộ máy quan lại ở triều đình trung ương gồm 3 ban: Văn quan, võ quan và tăng quan. – Cả nước chia làm 10 phủ, lộ, châu. – Chưa có luật pháp thành văn |
– Bộ máy quan lại ở triều đình trung ương gồm 2 ban: Văn quan và võ quan. – Cả nước chia làm 24 phủ, lộ, châu. – Đã có luật pháp thành văn (bộ luật Hình thư). – Quân đội được tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”. |
b/ Nhận xét: Tổ chức nhà nước thời Lý có sự kế thừa từ bộ máy nhà nước thời Đinh – Tiền Lê nhưng hoàn thiện và chặt chẽ hơn.