Chương 5: Đại Việt thời Lý – Trần – Hồ (1009 – 1407)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Kết Nối Tri Thức: tại đây

Bài 13 Lịch Sử lớp 7: Nhà Trần tiếp nối nhà Lý, đưa nền văn minh Đại Việt lên một tầm cao mới. Lê Qúy Đôn, nhà bác học ở thế kỷ XVIII đã đánh giá: “ Nhà Trần… làm cho quang vinh cả sử sách, không thẹn với đất trời”. Theo em, vì sao Lê Qúy  Đôn lại có đánh giá cao về nhà Trần như vậy? Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về nhà  Trần trong lịch sử.

Trả lời:

– Nhà Trần là một triều đại quân chủ trong lịch sử Việt Nam tồn tại trong khoảng thời gian từ năm 1226 đến 1400.  

– Nhà Trần là triều đại được lưu danh với những chiến công hiển hách trong lịch sử Việt Nam với ba lần đập tan quân xâm lược Mông – Nguyên ra khỏi bờ cõi, bảo vệ độc lập, tự chủ của dân tộc. 

– Trong giai đoạn nắm giữ quyền lực, nhà Trần vẫn đóng đô ở Thăng Long; thi hành nhiều chính sách để ổn định và phát triển đất nước.

Câu hỏi 1 trang 65 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Nhà Trần thi hành nhiều chính sách tích cực nhằm phục hồi và phát triển nông nghiệp, như:

+ Đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang, mở rộng diện tích sản xuất.

+ Cho đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh ngòi.

+ Miễn giảm tô thuế, cho phép các tôn thất lập điền trang. 

+ Cấm giết mổ trâu bò để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.

Câu hỏi 2 trang 65 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Thủ công nghiệp:

+ Các xưởng thủ công nghiệp nhà nước được mở rộng, chuyên phụ trách việc: đúc tiền, dệt vải, chế tạo vũ khí, đóng chiến thuyền, xây dựng các công trình lớn…

+ Tại các làng xã và kinh đô đã hình thành thêm nhiều làng nghề, phường nghề. Sản phẩm thủ công làm ra rất đa dạng…

– Thương nghiệp

+ Nội thương: buôn bán tại các làng, xã diễn ra tấp nập; Thăng Long là trung tâm kinh tế  sầm uất của cả nước.

+ Ngoại thương: việc buôn bán giữa Đại Việt với thương nhân nước ngoài được đẩy mạnh qua cảng Vân Đồn (Quảng Ninh), Hội Thống (Nghệ An)…

Câu hỏi trang 65 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Xã hội thời Trần bao gồm 4 tầng lớp: quý tộc, địa chủ, nhân dân lao động và nô tì.

– Đặc điểm của các tầng lớp:

+ Tầng lớp quý tộc gồm: vua, quan lại; có nhiều đặc quyền, nắm giữ các chức vụ chủ yếu trong bộ máy chính quyền ở triều đình và các địa phương và là chủ các thái ấp, điền trang.

+ Tầng lớp địa chủ: là những người giàu có trong xã hội, có nhiều ruộng đất tư cho nông dân cày thuê để thu tô, nhưng không thuộc tầng lớp quý tộc.

+ Tầng lớp nhân dân lao động: bao gồm: nông dân, thợ thủ công, thương nhân. Trong đó, nông dân là lực lượng đông đảo nhất.

+ Tầng lớp nô tì là lực lượng thấp kém nhất, có số lượng đông đảo, chuyên cày cấy trong các điền trang hoặc phục dịch trong các gia đình quý tộc.

Câu hỏi trang 66 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Thời Trần, cả Nho giáo và Phật giáo và Đạo giáo đều phát triển

+ Nho ngày càng được nâng cao vị thế.

+ Phật giáo ngày càng được tôn sùng. Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ra đời do Trần Nhân Tông sáng lập.

Câu hỏi trang 66 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Tình hình giáo dục thời Trần:

 + Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại.

 + Các lộ, phủ quanh kinh thành đều có trường công, các làng xã có trường tư.

 + Các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều, có quy củ và nề nếp.

Câu hỏi trang 66 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Thành tựu khoa học – kĩ thuật thời Trần:

+ Sử học: cơ quan chuyên viết sử ra đời, gọi là Quốc sử viện; có nhiều bộ sử lớn, như: Đại Việt sử kí (Lê Văn Hưu biên soạn); Việt sử cương mục và Việt Nam thế chí của Hồ Tông Thốc…

+ Về quân sự: các tác phẩm “Binh thư yếu lược” và “Vạn Kiếp tông bí truyền thư” của Trần Hưng Đạo đánh dấu bước phát triển về lí luận quân sự của Đại Việt.

+ Về y học: Thầy thuốc Tuệ Tĩnh đã nghiên cứu cây thuốc nam, tổng kết việc chữa bệnh bằng thuốc nam trong nhân dân.

– Em ấn tượng nhất với thành tựu về lịch sử, vì: “Đại Việt sử kí” là bộ chính sử đầu tiên của nhà nước Đại Việt. Bộ sử ghi lại một cách khá đầy đủ nhờ đó mà chúng ta hiểu biết sâu hơn về lịch sử nước nhà.

Câu hỏi 1 trang 67 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Văn học thời Trần:

+ Văn học chữ Hán được sử dụng để sáng tác thơ, phú, hịch, truyện kí… phản ánh lòng yêu nước, tự hào dân tộc, ngợi ca cảnh thái bình thịnh trị của đất nước. Các tác phẩm tiêu biểu: Hịch tướng sĩ, Bạch Đằng giang phú; Tụng giá hoàn kinh…

+ Văn học chữ Nôm bước đầu phát triển, xuất hiện một số nhà thơ Nôm nổi tiếng như Nguyễn Thuyên, Nguyễn Sĩ cổ, Hồ Quý Ly,…

– Sự phát triển của dòng văn học chữ Nôm thời Trần Khẳng định sự tự chủ trong ngôn ngữ, văn hóa dân tộc Đại Việt.

Câu hỏi 2 trang 67 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

– Kiến trúc:

+ Nhiều công trình có giá trị ra đời: tháp phổ Minh, chùa thành Tây Đô.

+ Một số công trình kiến trúc được tu sửa lại có quy mô hơn như Hoàng thành Thăng Long, thành Tây Đô.

– Trình độ điêu khắc đạt đế độ tinh tế, điêu luyện.

Vận dụng 3 trang 67 Lịch Sử lớp 7:

Trả lời:

(*) Giới thiệu Hoàng thành Thăng Long

– Di tích lịch sử và khảo cổ Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội nằm trên địa bàn phường Điện Biên và Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, với diện tích quy hoạch bảo tồn vùng lõi là 18,395 ha (bao gồm Khu di tích thành cổ Hà Nội và Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu) và diện tích vùng đệm là 108 ha.

– Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế, lập nên vương triều Lý. Năm 1010, Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, đổi tên kinh đô mới là Thăng Long và xây dựng nơi đây thành một trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa lớn nhất của đất nước. Trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê Sơ, Mạc và Lê Trung Hưng, thành Thăng Long luôn giữ vị trí “Quốc đô”, là nơi ở và làm việc của Vua và Hoàng tộc. Khu vực này cũng còn là nơi cử hành các nghi lễ quan trọng của đất nước. Sau khi nhà Nguyễn định đô ở Huế (1802), vai trò kinh đô của Thăng Long mới bị giải thể… Từ sau năm 1954, khu vực thành Thăng Long trở thành trụ sở làm việc của Bộ Quốc phòng. Chính tại khu vực này, nhiều quyết định quan trọng của Đảng và Nhà nước đã được ra đời, góp phần tạo ra những thắng lợi lớn trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

– Trải qua thời gian và những biến cố của lịch sử, thành Thăng Long đã có nhiều thay đổi, biến dạng…, nhưng đến nay vẫn còn lưu giữ được một số di tích lịch sử và khảo cổ học, tiêu biểu như: Kỳ đài (Cột cờ Hà Nội); Đoan môn; Điện Kính thiên; Hậu lâu (Lầu Công chúa); Chính Bắc môn (Cửa Bắc)….

– Thành cổ Thăng Long – Hà Nội là di tích lịch sử và khảo cổ tiêu biểu, là bằng chứng vật chất phản ánh trình độ kỹ thuật cao, chứa đựng các giá trị về lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật. Đồng thời, phản ánh sự giao thoa văn hóa với các nước trong khu vực và trên thế giới trong một quá trình lịch sử lâu dài, thể hiện qua rất nhiều hiện vật lịch sử, công trình kiến trúc, cảnh quan đô thị mang bề dày hàng ngàn năm lịch sử. 

– Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt của di tích, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử và khảo cổ Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là di tích quốc gia đặc biệt (Quyết định số 1272/QĐ-TTg, ngày 12/08/2009).

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 944

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống