Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Kết Nối Tri Thức: tại đây
Bài 4 Lịch Sử lớp 7: Hình dưới đây là di tích Tử Cấm Thành – một cung điện lớn và là một trong những biểu tượng của Trung Quốc thời phong kiến. Từ giữa thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX, chế độ phong kiến Trung Quốc tiếp tục phát triển như thế nào trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội?
Trả lời:
Trả lời:
– Chính trị:
+ Bộ máy nhà nước từng bước được củng cố, kiện toàn từ trung ương đến địa phương.
+ Mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài cho đất nước.
+ Tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược.
– Kinh tế phát triển toàn diện trên các lĩnh vực nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.
– Đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trên lĩnh vực văn hóa.
Câu hỏi trang 25 Lịch Sử lớp 7:
Trả lời:
– Từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIX, lịch sử Trung Quốc tiếp tục trải qua các triều đại phong kiến là:
+ Nhà Đường (618 – 907)
+ Thời kì Ngũ đại thập quốc (907 -960).
+ Thời Tống (960 – 1279)
+ Thời Nguyên (1271 – 1368)
+ Nhà Minh ( 1368 – 1644)
+ Nhà Thanh( 1644 – 1911)
– Trục thời gian tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII – thế kỉ XIX:
Câu hỏi trang 25 Lịch Sử lớp 7:
Trả lời:
– Chính trị:
+ Bộ máy nhà nước được củng cố, hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương.
+ Nhà nước mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài.
+ Tiếp tục chính sách xâm lược các nước để mở rộng bờ cõi đất nước.
– Kinh tế:
+ Sản xuất nông nghiệp phát triển nhờ việc thực hiện: giảm tô thuế, bớt sưu dịch; chia ruộng đất cho nông dân (theo chế độ quân điền); cải tiến kĩ thuật canh tác…
+ Các ngành nghề thủ công như rèn sắt, đóng thuyền,… có sự phát triển hơn trước.
+ Thương nghiệp phát triển, nhà Đường có quan hệ buôn bán với hầu hết các nước châu Á; con đường tơ lụa được hình thành – đây chính là tuyến đường giao thương kết nối phương Đông và phương Tây.
Câu hỏi 2 trang 27 Lịch Sử lớp 7:
Trả lời:
– Theo em thành tựu nổi bật nhất là thành tựu trong lĩnh vực thủ công nghiệp vì:
+ Khi số lượng các sản phẩm thủ công ngày càng lớn đã tạo điều kiện cho quá trình giao lưu, buôn bán, trao đổi sản phẩm với các khu vực bên ngoài.
+ Mặt khác, các mặt hàng thủ công của Trung Quốc rất đa dạng, nhiều sản phẩm nổi tiếng, đạt đến độ tinh xảo, như: đồ sứ Giang Tây; lụa Tô Châu…
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Câu hỏi 1 trang 28 Lịch Sử lớp 7:
Trả lời:
– Tư tưởng – Tôn giáo:
+ Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Trung Quốc.
+ Phật giáo tiếp tục phát triển, thịnh hành nhất dưới thời Đường.
– Sử học
+ Từ thời Đường, cơ quan chép sử được thành lập.
+ Nhiều bộ sử lớn, như: Minh sử, Thanh thực lục,…
– Văn học:
+ Văn học đa dạng, phong phú với nhiều thể loại, như: thơ thời Đường, kịch thời Nguyên, tiểu thuyết chương hồi thời Minh – Thanh…
+ Nhiều tác giả, như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị; Thủy Hử, Thi Nại Am, La Quán Trung, Tào Tuyết Cần…
– Kiến trúc – điêu khắc:
+ Xây dựng nhiều công trình kiến trúc đặc sắc, như: Vạn lí trường thành, Tử Cấm Thành, Cố cung…
+ Nghệ thuật điêu khắc đạt đến trình độ tinh xảo, điêu luyện với những bức tượng phật tinh xảo, sinh động…
– Kĩ thuật: phát minh ra kĩ thuật in, thuốc súng…
Luyện tập 2 trang 28 Lịch Sử lớp 7:
Trả lời:
– Điểm mới của kinh tế thời Minh – Thanh so với thời Đường là:
+ Nông nghiệp phát triển hơn, do có nhiều bước tiến về kĩ thuật gieo trồng; diện tích canh tác được mở rộng; sản lượng lương thực nhiều hơn.
+ Trong thủ công nghiệp: hình thành những xưởng thủ công tương đối lớn, thuê nhiều nhân công.
+ Trong thương nghiệp: xuất hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa.