Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
Giải Bài Tập Lịch Sử 8 Bài 15: Cách mạng tháng Mười Nga và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 – 1921) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:
(trang 76 sgk Lịch Sử 8): – Nêu những nét chính về tình hình nước Nga trước thế kỉ XX.
Trả lời:
Mâu thuẫn xã hội gay gắt, phong trào đấu tranh đòi lật đổ chế độ Nga hoàng, phản đối chiến tranh lên cao.
(trang 77 sgk Lịch Sử 8): – Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai đã làm được những việc gì ?
Trả lời:
Cách mạng đã lật đổ chế độ Nga hoàng, quyền lực chuyển sang Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản Nga và các Xô viết của công nông binh, thực hiện thành công một phần của nhiệm vụ cách mạng tư sản.
(trang 78 sgk Lịch Sử 8): – Trình bày diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Pê-tơ-rô-grat.
Trả lời:
– Đầu tháng 10, không khí cách mạng bao trùm khắp nước Nga. Ngày 7-10 (20-10), Lê-nin bí mật rời Phần Lan về Pê-ta-rô-grát, trực tiếp chỉ đạo công việc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Những đội cận vệ đỏ được thành lập. Kế hoạch khởi nghĩa được vạch ra cụ thể, chu đáo và được quyết định hết sức nhanh chóng.
– Đêm 24 – 10 (6 – 11), Lê-nin đến điện Xmô-nui trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa. Ngay đêm đó, quân khởi nghĩa đã chiếm được toàn bộ Pê-tơ-rô-grát và bao vây Cung điện Mùa Đông, nơi ẩn náu cuối cùng của Chính phủ tư sản.
-Đêm 25 – 10 (7 -11), Cung điện Mùa Đông bị chiếm, các bộ trưởng của Chính phủ bị bắt, Chính phủ lâm thời tư sản sụp đổ hoàn toàn.
(trang 80 sgk Lịch Sử 8): – “Sắc lệnh hòa bình” và “Sắc lệnh ruộng đất” đem lại những quyền lượi gì cho quần chúng nhân dân ?
Trả lời:
– “Sắc lệnh hòa bình” đã đáp ứng mong muốn hòa bình, chấm dứt chiến tranh của đại đa số quấn chúng nhân dân lao động, những người đã bị chiến tranh làm cho kiệt quệ, khốn đốn và vô cùng đau khổ.
– “Sắc lệnh ruộng đất” đem lại hơn 150 triệu ha ruộng đất cho nông dân, đáp ứng quyền lợi thiết thực của nông dân. Lần đầu tiên toàn thể nông dân ở Nga có ruộng đất để cày cấy.
(trang 81 sgk Lịch Sử 8): – Vì sao nhân dân Xô viết bảo vệ được những thành quả của Cách mạng tháng Mười ?
Trả lời:
Nhân dân Xô-viết bảo vệ được thành quả cách mạng là nhờ vào sức mạnh và sự ủng hộ của toàn dân, lòng yêu nước dưới chế độ mới được phát huy mạnh mẽ, nhờ chính quyền thực hiện chính sách “Cộng sản thời chiến”, nước Nga đã vượt qua khó khăn về kinh tế có đủ lương thực cho Hồng quân. Hồng quân đã chiến đấu dũng cảm, có chỉ huy quân sự tài ba….
(trang 82 sgk Lịch Sử 8): – Vì sao Giôn Rit đặt tên cuốn sách là “Mười ngày rung chuyến thế giới”?
Trả lời:
Giôn Rit đặt tên cho cuốn sách của mình là “Mười ngày rung chuyển thế giới” vì những tác động của Cách mạng tháng Mười đối với thế giới, làm thay đổi cục diện thế giới – chế độ mới, nhà nước đế quốc hoảng sợ. Đồng thời, cuộc cách mạng này cũng để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
Bài 1 (trang 82 sgk Lịch sử 8): Vì sao nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng ?
Lời giải:
– Cuộc cách mạng thứ nhất bùng nổ tháng Hai 1917 đã lật đổ chế độ Nga hoàng và dẫn cách tới tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. Đó là cuộc cách mạng dân chủ tư sản.
Bài 2 (trang 82 sgk Lịch sử 8): Lập bảng thống kê các sự kiện chính của Cách mạng tháng Mười.
Lời giải:
Thời gian | Sự kiện chính | Kết quả |
7-10-1917 | Lê-nin bí mật rời Phần Lan về Pê-ta-rô-grát trực tiếp chỉ đạo công việc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền | Những đội cận vệ đỏ được thành lập. Kế hoạch được vạch ra cụ thể, chu đáo và được quyết định hết sức nhanh chóng |
24-10-1917 | Lê-nin đến điện Xmô-nui trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa | Quân khởi nghĩa đã chiếm được toàn bộ Pê-tơ-rô-grát và bao vây cung điện Mùa Đông, nơi ẩn náu cuối cùng của Chính phủ tư sản |
25-10-1917 | Cung điện mùa Đông bị chiếm các bộ trưởng của Chính phủ bị bắt | Chính phủ lâm thời tư sản sụp đổ hoàn toàn |
Bài 3 (trang 82 sgk Lịch sử 8): Việc xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết diễn ra như thế nào?
Lời giải:
* Xây dựng Chính quyền Xô viết:
– Ngay trong đêm 25-10-1917 (7-11-1917), Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai khai mạc ở Điện Xmô-nưi, tuyên bố thành lập Chính quyền Xô viết do Lê-nin đứng đầu. Nhiệm vụ hàng đầu của Chính quyền Xô viết là đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ, khẩn trương xây dựng bộ máy nhà nước mới của những người lao động.
– Các sắc lệnh đầu tiên của Chính quyền Xô viết đã được thông qua : Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất. Chính quyền Xô viết nhanh chóng thực hiện các biện pháp nhằm thủ tiêu những tàn tích của chế độ phong kiến, xóa bỏ phân biệt đẳng cấp, những đặc quyền của Giáo hội, thực hiện nam nữ bình quyền, các dân tộc bình đẳng và có quyền tự quyết. Các cơ quan trung ương và Xô viết các địa phương được thành lập, thay thế hoàn toàn chính quyền tư sản. Hồng quân công nông được thành lập để bảo vệ chính quyền mới.
– Nhà nước tiến hành quốc hữu hóa các nhà máy, xí nghiệp của gia cấp tư sản, thành lập Hội đồng Kinh tế quốc dân tối cao để xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
* Bảo vệ Chính quyền Xô viết:
– Cuối năm 1918, quân đội 14 nước đế quốc câu kết với lực lượng phản cách mạng trong nước mở cuộc tấn công vũ trang nhằm tiêu diệt nước Nga Xô viết non trẻ. Trong suốt 3 năm (1918-1920), nhân dân Nga đã tập trung toàn bộ sức lực tiến hành cuộc chiến đấu chống thù trong, giặc ngoài trong những điều kiện vô cùng khó khăn để giữ vững Chính quyền Xô viết.
– Trong hoàn cảnh đất nước bị bao vây, từ năm 1919 Chính quyền Xô viết thực hiện Chính sách cộng sản thời chiến.
Bài 4 (trang 82 sgk Lịch sử 8): Nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
Lời giải:
Cách mạng tháng Mười Nga đưa đến việc thành lập Nhà nước Xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, có ý nghĩa to lớn đối với nước Nga và thế giới.
+ Đối với nước Nga: sự ra đời của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa đã đưa nhân dân lên nắm chính quyền ở một nước chiếm 1/6 diện tích thế giới.
+ Đối với thế giới: có ảnh hưởng đến phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước thuộc địa và phụ thuộc.