Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
Giải Bài Tập Lịch Sử 8 Bài 28: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ 19 giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 26 trang 125: Nêu nguyên nhân, diễn biến cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế.
Trả lời:
– Nguyên nhân:
+ Sau Hiệp ước 1884, nội bộ triều đình Huế phân chia thành hai phái đối lập nhau: phái chủ hòa và phái chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu.
+ Được sự ủng hộ của nhân dân, phái chủ chiến mạnh tay hành động, bí mật chuẩn bị chống Pháp.
+ Pháp quyết tâm tiêu diệt phe chủ chiến.
+ Trước âm mưu của Pháp, Tôn Thất Thuyết quyết định nổ súng trước nhằm giành thế chủ động cho cuộc tấn công.
– Diễn biến:
+ Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, Tôn Thất thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.
+ Quân Pháp nhất thời rối loạn, sau khi củng cố tinh thần, chúng mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành.
+ Trên đường đi, chúng xả súng tàn sát, cướp bóc hết sức dã man, hàng trăm người dân vô tội đã bị giết hại.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 26 trang 127: Phong trào Cần Vương nổ ra và phát triển như thế nào?
Trả lời:
– Sau khi cuộc tấn công của phái chủ chiến thất bại, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở.
– Ngày 13-7-1885, nhân danh vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết ra “Chiếu Cần Vương” kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
– Từ đó, phong trào Cần Vương diễn ra sôi nổi, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX.
– Phong trào chia ra làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1885-1888: Phong trào bùng nổ mạnh mẽ nhất ở khắp Bắc. Ở Trung Kì phong trào cũng được đông đảo quần chúng tham gia, ủng hộ.
+ Giai đoạn 1888-1896: Phong trào được duy trì và quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa có quy mô và trình độ tổ chức cao như Ba Đình, Bãi Sậy hay Hương Khê.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 26 trang 127: Quan sát hình 91 (SGK, trang 127) em hãy cho biết những điểm mạnh, điểm yếu của cứ điểm Ba Đình.
Trả lời:
– Điểm mạnh:
+ Xây dựng trên ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ và Mĩ Khê tạo thành thế chân kiềng, có hệ thống giao thông hào, có thể hỗ trợ, phối hợp hỗ trợ nhau trong chiến đấu.
+ Là một vùng đồng chiêm trũng mênh mông, lầy lội, được bao bọc bởi những lũy tre dày đặc, nhìn từ ngoài chỉ thấy những rặng tre.
+ Căn cứ được bao bọc bởi thành đất kiên cố, trong thành có các lỗ châu mai, có hệ thống giao thông hào căm chông tre.
– Điểm yếu: căn cứ Ba Đình dễ bị cô lập, khó ứng cứu.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 26 trang 127: Cuộc chiến đấu ở Ba Đình đã diễn ra như thế nào?
Trả lời:
– Lãnh đạo: Phạm Bành, Đinh Công Tráng.
– Diễn biến:
+ Cuộc chiến đấy diễn ra ác liệt từ 12-1886 đến 1-1887, khi giặc Pháp mở cuộc tấn công quy mô lớn vào căn cứ.
+ Nghĩa quân chiến đấu anh dũng, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của Pháp.
+ Cuối cùng, thực dân Pháp mở cuộc tấn công lớn triệt hạ ba làng.
+ Nghĩa quân rút lên Mã Cao và tiếp tục chiến đấu thêm một thời gian thì tan rã.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 26 trang 129: Em hãy nêu những điểm khác nhau giữa khởi nghĩa Bãi Sậy và khởi nghĩa Ba Đình.
Trả lời:
Tiêu chí | Khởi nghĩa Ba Đình | Khởi nghĩa Bãi Sậy |
Thời gian | 1886 – 1887 | 1883 – 1892 |
Người lãnh đạo | Phạm Bành và Đinh Công Tráng | Nguyễn Thiện Thuật |
Địa bàn | Ba làng Mĩ Khê, Thượng Thọ, Mậu Thịnh- Nga Sơn – Thanh Hóa. | Vùng lau sậy um tùm thuộc Hưng Yên |
Cách đánh | Xây dựng căn cứ kiên cố, Đánh chiến tuyến cố định. |
– Đánh du kích, lấy ít địch nhiều. – Không thể cố thủ mà mở rộng địa bàn hoạt động ra các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng và Thái Bình. |
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 26 trang 130: Dựa vào lược đồ, trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khê.
Trả lời:
– Từ năm 1885-1888: nghĩa quân tổ chức, huấn luyện, chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa.
– Từ năm 1888 đến 1895: là thời kì chiến đấu của nghĩa quân, đẩy lui nhiều cuộc hành quân và càn quét của giặc.
+ Pháp tập trung binh lực và xây dựng một hệ thống đồn, bốt nhằm bao vây, cô lập nghĩa quân. Đồng thời mở nhiều cuộc tấn công vào căn cứ Ngàn Trươi.
+ Nghĩa quân phải chiến đấu trong điều kiện ngày càng gian khổ hơn, lực lượng suy yếu dần.
+ Sau khi chủ tướng Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khởi nghĩa được duy trì thêm một thời gian dài rồi tan rã.
Bài 1 trang 130 Lịch Sử 8: Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy.
Trả lời:
– Lãnh đạo: Nguyễn Thiện Thuật.
– Năm 1885, khởi nghĩa bùng nổ ở Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu ( Hưng Yên) và Kinh Môn (thuộc Hải Dương), sau đó phát triển ra các tỉnh xung quanh như Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định…
– Thời gian đầu nghĩa quân xây dựng căn cứ và tổ chức đánh du kích địch.
– Trong những năm 1885 – 1889, Pháp mở nhiều cuộc tấn công quay mô nhằm tiêu diệt nghĩa quân.
– Nghĩa quân chống trả quyết liệt, lực lượng suy giảm và rơi vào thế bị bao vây, cô lập. Đến cuối năm 1889, nghĩa quân dần dần tan rã.
Bài 2 trang 130 Lịch Sử 8: Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
Trả lời:
– Là khởi nghĩa có quy mô lớn, địa bàn rộng.
– Có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, tổ chức chặt chẽ, chỉ huy thống nhất.
– Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là văn thân, có nhiều tướng lĩnh tài ba.
– Thời gian tồn tại dài (10 năm), gây nhiều khó khăn cho Pháp.
– Tính chất ác liệt (chiến đấu cam go) chống Pháp và triều đình bù nhìn.
– Tự chế tạo được vũ khố (súng trường).
Bài 3 trang 130 Lịch Sử 8: Em có nhận xét gì về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX?
Trả lời:
– Phong trào diễn ra sôi nổi, liên tục, trên địa bàn rộng.
– Mục đích: Chống Pháp, chống triều đình phong kiến.
– Lãnh đạo: văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước.
– Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớp nhân dân.
– Về phương pháp đấu tranh : chủ yếu nặng về khởi nghĩa vũ trang. ít chú trọng đến công tác tuyên truyền, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị…
– Tính chất: bị chi phối bởi tư tưởng phong kiến, không phát triển thành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn quốc.
– Kết quả: thất bại.
– Ý nghĩa: thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng của dân tộc.