Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
Giải Bài Tập Lịch Sử 9 Bài 14: Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 9 Bài 14 trang 57: Tại sao thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam và Đông Dương ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
Trả lời:
– Nước Pháp bị chiến tranh tàn phá nặng nề, kinh tế kiệt quệ.
– Để bù lại những thiệt hại do chiến tranh, Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa ở Đông Dương, trong đó có Việt Nam.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 9 Bài 14 trang 57: Dựa vào lược đồ (Hình 27, SGK, trang 56) để trình bày chương trình khai thác Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp tập trung vào những nguồn lợi nào?
Trả lời:
Chương trình khai thác thuộc địa ở Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp tập trung chủ yếu vào:
– Nông nghiệp: chủ yếu là đồn điền cao su.
– Khai mỏ: chủ yếu là mỏ than. Ngoài ra, Pháp còn khai thác thiếc, chì, kẽm…
– Mở thêm một số cơ sở công nghiệp như các nhà máy rượu ở Hà Nội, nhà máy sợi Hải Phòng, Bến Thủy (Vinh), nhà máy xay xát gạo ở Sài Gòn – Chợ Lớn.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 9 Bài 14 trang 57: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã thi hành ở Việt Nam những thủ đoạn chính trị, văn hóa, giáo dục nào?
Trả lời:
– Về chính trị:
+ Thực hiện các chính sách “chia để trị”: chia nước ta làm ba kì với ba chế độ chính trị khác nhau.
+ Chia rẽ giữa các dân tộc đa số và thiểu số, chia rẽ tôn giáo.
+ Triệt để lợi dụng bộ máy cường hào, địa chủ ở nông thôn để củng cố uy quyền và bảo vệ sự thống trị của chúng.
– Về văn hóa:
+ Thi hành chính sách văn hóa giáo dục nô dịch, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội,…
– Về giáo dục:
+ Hạn chế mở trường học.
+ Xuất bản các sách báo để tuyên truyền cho chính sách “khai hóa” của thực dân và gieo rắc ảo tưởng hoà bình, hợp tác với thực dân cướp nước và vua quan bù nhìn bán nước.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 9 Bài 14 trang 57: Mục đích của các thủ đoạn đó là gì?
Trả lời:
– Ngăn cản nước ta thống nhất, phục vụ cho việc cai trị, đẩy mạnh khai thác, bóc lột và củng cố bộ máy chính trị của thực dân Pháp ở thuộc địa.
– Gây tâm lí tự ti, làm suy thoái giống nòi Việt Nam.
– Thực hiện chính sách ngu dân để dễ bề cai trị.
Bài 1 trang 58 Lịch Sử 9: Xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã phân hóa như thế nào?
Trả lời:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, xã hội Việt Nam phân hóa sâu sắc:
– Giai cấp địa chủ phong kiến:
+ Đại địa chủ làm tay sai cho Pháp và áp bức bóc lột nhân dân.
+ Trung và tiểu địa chủ có tinh thần yêu nước yêu nước.
– Tầng lớp tư sản:
+ Tư sản mại bản.
+ Tư sản dân tộc.
– Tầng lớp tiểu tư sản: Tăng nhanh về số lượng.
– Giai cấp nông dân: Chiếm trên 90% dân số.
– Giai cấp công nhân: ra đời trước chiến tranh, phát triển nhanh về số lượng và chất lượng.
Bài 2 trang 58 Lịch Sử 9: Em hãy cho biết thái độ chính trị và khả năng cách mạng các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh.
Trả lời:
– Giai cấp địa chủ phong kiến:
+ Đại địa chủ: cấu kết chặt chẽ với thực dân Pháp, đàn áp, bóc lột nhân dân, chống lại cách mạng.
+ Trung và tiểu địa chủ: có tinh thần chống đế quốc, tham gia phong trào yêu nước khi có điều kiện.
– Giai cấp tư sản:
+ Tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc, nên cấu kết chặt chẽ về chính trị với chúng.
+ Tư sản dân tộc: ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc, phong kiến, nhưng lập trường không kiên định, dễ dàng thỏa hiệp.
– Tầng lớp tiểu tư sản: có tinh thần hăng hái cách mạng và là một lực lượng quan trọng trong cách mạng dân tộc, dân chủ ở nước ta.
– Giai cấp nông dân: bị áp bức, lóc lột nặng nề nên có tinh thần chống đế quốc và phong kiến, là lực lượng hăng hái và đông đảo của cách mạng.
– Giai cấp công nhân: là giai cấp yêu nước, là lực lượng chính của cách mạng và họ là giai cấp lãnh đạo cách mạng.