Xem toàn bộ tài liệu Lớp 5: tại đây
- Sách Giáo Khoa Lịch Sử Và Địa Lí Lớp 5
- Sách Giáo Viên Lịch Sử Và Địa Lí Lớp 5
- Vở Bài Tập Lịch Sử Lớp 5
Giải Bài Tập Lịch Sử 5 Bài 8: Dân số nước ta giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:
Trả lời câu hỏi Địa Lí 5 Bài 8 trang 83: Dựa vào bảng số liệu Năm 2004 dưới đây, em hãy cho biết:
+ Nước ta có dân số là bao nhiêu.
+ Nước ta có dân số đứng hàng mấy trong số các nước ở Đông Nam Á.
Trả lời:
+ Nước ta có dân số là 82 triệu người năm 2004.
+ Nước ta có dân số đứng thứ 3 trong số các nước ở Đông Nam Á.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 5 Bài 8 trang 83: Quan sát hình bên:
+ Cho biết số dân từng năm của nước ta.
+ Nêu nhận xét về sự tăng dân số của nước ta.
Trả lời:
+ Dân từng năm của nước ta: năm 1979 dân số nước là 52,7 triệu người, năm 1989 dân số nước là 64,4 triệu người, năm 1999 dân số nước là 76,3 triệu người
+ Nhận xét về sự tăng dân số của nước ta:
Từ năm 1979 đến năm 1999 dân số nước ta tăng liên lục từ 52,7 triệu người lên 76,3 triệu người, tăng 23,6 triệu người.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 5 Bài 8 trang 84: Theo em dân số tăng nhanh dẫn tới những hậu quả gì?
Trả lời:
Dân số tăng nhanh dẫn tới những hậu quả:
+ Gây khó khăn cho vấn đề giải quyết việc làm, nhu cầu của con người, kìm hãm sự phát triển kinh tế.
+ Gây nhiều tệ nạn xã hội.
+ Gây sức ép nên môi trường tài nguyên.
Câu 1 trang 84 Địa Lí 5: Năm 2004, nước ta có bao nhiêu dân? Số dân nước ta đứng thứ mấy trong các nước Đông Nam Á.
Trả lời:
+ Nước ta có dân số là 82 triệu người năm 2004.
+ Nước ta có dân số đứng thứ 3 trong số các nước ở Đông Nam Á.
Câu 2 trang 84 Địa Lí 5: Dân số tăng nhanh gây những khó khăn gì trong việc nâng cao đời sống của nhân dân? Tìm một số ví dụ cụ thể về hậu quả cảu việc tăng dân số nhanh ở địa phương em.
Trả lời:
– Dân số tăng nhanh dẫn tới những hậu quả:
+ Gây khó khăn cho vấn đề giải quyết việc làm, nhu cầu của con người, kìm hãm sự phát triển kinh tế.
+ Gây nhiều tệ nạn xã hội.
– Ví dụ: tăng dân số gây sức ép về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động.