Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Bài 1 trang 13 SBT Công nghệ 10: Sắp xếp và phân loại các phân bón có tên sau vào các nhóm sao cho đúng:
Phân lợn, phân trâu bò, phân đạm, phân lân sunphat, phân rác, phân kali, bèo hoa dâu, phân NPK, phân vi sinh vật, phân hữu cơ vi sinh, phân vi lượng, supe photphat, phân apatit, phân bắc,…
– Nhóm phân hữu cơ:…
– Nhóm phân hóa học:…
– Nhóm phân vi sinh:…
Lời giải:
Đang biên soạn
Bài 2 trang 14 SBT Công nghệ 10: Điền vào chỗ (…) trong các câu sau những cụm từ phù hợp về tính chất, đặc điểm của phân bón:
– Phân hóa học chứa (…), nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng (…).
– Phân hóa học dễ (…), trừ (…) nên cây dễ hấp thụ và cho hiệu quả (…).
– Bón nhiều phân hóa học trong thời gian dài, đặc biệt là (…) dễ làm cho đất (…).
Lời giải:
Đang biên soạn
Bài 3 trang 14 SBT Công nghệ 10: Lập bảng phân biệt phân hóa học với phân hữu cơ về đặc điểm và tính chất của chúng.
Lời giải:
Bảng phân biệt tính chất, đặc điểm của phân hóa học và phân hữu cơ:
Nội dung | Phân hóa học | Phân hữu cơ |
Số lượng nguyên tố dinh dưỡng | Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng. | Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng, từ đa lượng đến vi lượng. |
Tỉ lệ chất dinh dưỡng | Tỉ lệ chất dinh dưỡng cao và ổn định. | Tỉ lệ chất dinh dưỡng thấp và không ổn định. |
Độ hòa tan | Dễ hòa tan nên cây hấp thụ nhanh, cho hiệu quả nhanh. | Phải qua quá trình khoáng hóa cây mới hấp thụ nên hiệu quả chậm. |
Bón phân liên tục trong thời gian dài | Phân hóa học, nhất là đạm, kali dễ làm cho đất chua bị chai cứng. | Phân hữu cơ không làm hại đất, ngược lại còn cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu cho đất. |
Bài 4 trang 14 SBT Công nghệ 10: Chọn những nội dung ở phần B ghép với nội dung ở phần A sao cho đúng yêu cầu kĩ thuật:
Lời giải:
A1B2 A2B4 A3B1 A4B3 A5B6 A6B5
Bài 5 trang 14 SBT Công nghệ 10: Tại sao phân vi sinh vật có thời gian sử dụng ngắn?
A. Phân vi sinh vật dễ bị thoát hơi nước nên để lâu phân khô, không còn hiệu lực nữa.
B. Phân vi sinh vật để lâu sẽ bị phân hủy, hình thành nhiều yếu tố độc hại, nên thời gian sử dụng ngắn.
C. Phân vi sinh vật chứa nhiều vi sinh vật sống, thời gian sống và tồn tại phụ thuộc điều kiện ngoại cảnh. Vì thế thời gian sử dụng loại phân này không thể kéo dài được.
D. Cả A, B và C.
Lời giải:
Đáp án C
Bài 6 trang 15 SBT Công nghệ 10: Phân đạm và kali dùng để bón thúc là chủ yếu vì:
A. Phân đạm, kali có tỉ lệ chất dinh dưỡng cao.
B. Phân đạm, kali dễ hòa tan trong nước (dung dịch đất).
C. Phân đạm, kali có hiệu quả nhanh sau bón.
D. Phân đạm, kali có tỉ lệ chất dinh dưỡng cao, dễ hòa tan trong nước nên hiệu quả nhanh.
Lời giải:
Đáp án D
Bài 7 trang 15 SBT Công nghệ 10: 7. Sử dụng phân lân có gì khác với sử dụng phân đạm, phân kali, vì sao?
Lời giải:
– Phân lân chủ yếu dùng để bón lót; phân đạm, kali chủ yếu dùng để bón thúc cho cây trồng. Lí do: Phân lân khó hòa tan trong nước, nên cây hấp thụ chậm, phải bón lót ngay từ đầu mới phát huy tác dụng của phân; phân đạm và kali ngược lại, dễ hòa tan trong nước nên hiệu quả của phân nhanh, vì thế chủ yếu dùng để bón thúc. Cũng có thể bón lót bằng phân đạm, kali những lưu ý bón ít để tránh lãng phí.
– Phân lân bón kết hợp với phân hữu cơ (ủ lẫn với phân chuồng, phân xanh…) có hiệu quả cao hơn bón riêng biệt; ngược lại, phân đạm, kali bón riêng biệt trực tiếp vào đất là tốt nhất. Lí do: Phân lân khó tiêu, nếu được ủ với phân hữu cơ sẽ giúp quá trình chuyển hóa lân khó tiêu thành dạng lân dễ tiêu, cây hấp thụ lân nhiều hơn; phân đạm và kali dễ hòa tan, dễ chuyển hóa nên không cần kết hợp với phân khác.
– Phân lân nên bón tập trung vào gốc cây hiệu quả hơn bón rải rác trên bè mặt đất; phân đạm, kali bón rải rác trên bề mặt đất hay tập trung đều được tùy theo yêu cầu của từng loại cây trồng. Lí do: Phân lân thường bị đất giữ chặt trên bề mặt keo đất, nên hạn chế để phân lân tiếp xúc với đất trên diện rộng (ví dụ: người ta chế ra dạng phân viên để bón trực tiếp vào gốc lúa).
Bài 8 trang 15 SBT Công nghệ 10: Cách dùng phân hữu cơ bón ruộng đúng kĩ thuật là:
A. Rải phân đều lên mặt ruộng, phơi nắng cho phân khô rồi cày vùi phân vào đất trước khi gieo trồng.
B. Hòa nước tưới cho cây. Có thể ngâm phân hữu cơ vào các bể ngâm một thời gian cho hoai mục rồi mới tưới.
C. Đem phân ủ hoai mục rồi mới đem bón. Rải phân vào hốc hoặc rãnh luống rồi phủ đất và trồng cây. Với cây ăn quả, khi bón thúc phân hữu cơ cũng phải đào rãnh quanh gốc, bón phân xong phải phủ kín đất.
D. Cả ba cách đều được.
Lời giải:
Đáp án C
Để học tốt Công nghệ lớp 10, dưới đây liệt kê các bài giải bài tập Sách bài tập Công nghệ 10 Bài 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón. Bạn vào tên bài hoặc Xem lời giải để theo dõi bài giải sbt Công nghệ lớp 10 tương ứng.
Để học tốt Công nghệ lớp 10, dưới đây liệt kê các bài giải bài tập Sách bài tập Công nghệ 10 Bài 14: Thực hành – Trồng cây trong dung dịch. Bạn vào tên bài hoặc Xem lời giải để theo dõi bài giải sbt Công nghệ lớp 10 tương ứng.
1. Để trồng cây trong dung dịch cần phải chuẩn bị những dụng cụ, hóa chất và cây như thế nào?
2. Điền nội dung các bước trong quy trình thực hành trồng cây trong dung dịch theo mẫu sơ đồ sau:
3. Chọn phương án đúng cho các câu sau:
3.1. Khi trồng cây trong dung dịch, cần H2SO4 0,2% và NaOH 0,2% để:
A. Cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây.
B. Diệt vi sinh vật có hại làm hỏng môi trường nước.
C. Điều chỉnh pH của dung dịch theo yêu cầu của cây.
D. Kích thích rễ hoạt động, hút nhiều chất nuôi cây.
3.2. Bình (lọ) để trồng cây trong dung dịch:
A. Cần có màu trong suốt để dễ quan sát.
B. Cần có màu trắng để dễ hấp thụ ánh sáng.
C. Cần có màu tối để ánh sáng không xuyên qua.
D. Có màu nào cũng được.
3.3. Cây trồng trong dung dịch cần đảm bảo các yêu cầu:
A. Cây khỏe, không sâu, bệnh, rễ thẳng.
B. Cây ưa nước, thời gian sinh trưởng ngắn, bộ rễ thẳng.
C. Cây ưa nước, không bị sâu, bệnh, ít cành.
D. Cây thân gỗ, cứng, mọc thẳng, rễ thẳng.
Lời giải:
3.1.C 3.2.C 3.3.B.
Để học tốt Công nghệ lớp 10, dưới đây liệt kê các bài giải bài tập Sách bài tập Công nghệ 10 Bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng. Bạn vào tên bài hoặc Xem lời giải để theo dõi bài giải sbt Công nghệ lớp 10 tương ứng.