Chương 1: Đại cương về kĩ thuật trồng trọt

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

(trang 28 sgk Công nghệ 7): Em hãy nêu một vài ví dụ về ảnh hưởng của sâu, bệnh hại đến năng suất và chất lượng nông sản.

Trả lời:

Theo tính toán của tổ chức Nông – Lương của Liên Hiệp Quốc hàng năm trên thế giới có khoản 12,4% tổng sản lượng cây trồng bị sâu phá hại, 11,6% bị bệnh phá hại. Riêng đối với lúa hàng năm sâu bệnh làm hại khoản 160 triệu tấn. Ở nước ta số liệu thống kê cho thấy sâu bậnh phá hoại khoản 20% tổng sản lượng cây trồng nông nghiệp.

(trang 28 sgk Công nghệ 7): Em hãy quan sát hình 18, 19 và nêu những điểm khác nhau giữa biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn.

Trả lời:

– Biến thái hoàn toàn: là kiểu phát triển mà ấu trùng (sâu bướm ở côn trùng) có hình dạng và cấu tạo rất khác với con trưởng thành. Ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác và qua giai đoạn trung gian (nhộng ở côn trùng) biến đổi thành con trưởng thành.

– Biến thái không hoàn toàn: là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí gần giống con trưởng thành (ví dụ: châu chấu không có cánh hoặc cánh chưa phát triển đầy đủ). Trải qua nhiều lần lột xác, ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.

Tham khảo bài 12 Công nghệ 7:

Câu 1 trang 30 sgk Công nghệ 7: Em hãy nêu tác hại của sâu, bệnh?

Lời giải:

Sâu bệnh làm cho cây trồng phát triển kém, năng suất và chất lượng nông sản giảm hoặc thậm chí không cho thu hoạch

Tham khảo bài 12 Công nghệ 7:

Câu 2 trang 30 sgk Công nghệ 7: Thế nào là biến thái của côn trùng?

Lời giải:

Biến thái của côn trùng là sự thay đổi cấu tạo, hình thái của côn trùng trong vòng đời.

Tham khảo bài 12 Công nghệ 7:

Câu 3 trang 30 sgk Công nghệ 7: Thế nào là bệnh cây?

Lời giải:

Bệnh cây là trạng thái không bình thường về chức năng sinh lí, cấu tạo và hình thái của cây dưới tác động của vi sinh vật gây bệnh và điều kiện sống không thuận lợi. Cây bị sâu bệnh thường có những biến đổi về màu sắc, hình thái, cấu tạo …

Tham khảo bài 12 Công nghệ 7:

Câu 4 trang 30 sgk Công nghệ 7: Nêu những những dấu hiệu thường gặp ở cây bị sâu, bệnh phá hoại?

Lời giải:

– Biến đổi hình thái: Biến dạng lá, quả, gãy cành, cây củ bị thối.

– Biến đổi màu sắc: Trên lá, quả có đốm đen, nâu, vàng.

– Biến đổi cấu tạo: thân cành bị sần sùi.

Tham khảo bài 12 Công nghệ 7:

A. Lý thuyết

I. Tác hại của sâu, bệnh

– Khi bị sâu, bệnh phá hại, cây trồng sinh trưởng, phát triển kém, năng suất và chất lượng nông sản giảm, thậm chí không cho thu hoạch.

– VD: Hoa quả bị sâu mọt xâm nhập và ăn hết phần bên trong.

II. Khái niệm về côn trùng và bệnh cây

1. Khái niệm về côn trùng

    – Côn trùng (sâu bệnh) là lớp động vật thuộc ngành động vật chân khớp, cơ thể chia làm 3 phần: đầu, ngực, bụng. Ngực mang 3 đôi chân và thường có 2 đôi cánh, đầu có một đôi râu.

    – Vòng đời của côn trùng được tính từ giai đoạn trứng đến côn trùng trưởng thành và lại đẻ trứng.

    – Trong vòng đời, côn trùng trải qua nhiều giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau, có cấu tạo và hình thái khác nhau.

    – Côn trùng có hai kiểu biến thái:

       + Biến thái hoàn toàn gồm 4 pha: trứng, sâu trưởng thành, nhộng, sâu non.

       + Biến thái không hoàn tiểu gồm 3 pha: sâu non, trứng, sâu trưởng thành.

       + Sự khác nhau giữa biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn là với biến thái không hoàn toàn chúng gây hại mạnh nhất ở dạng trưởng thành.

2. Khái niệm về bệnh cây

    – Bệnh cây là: trạng thái không bình thường về chức năng sinh lí, cấu tạo và hình thái của cây dưới tác động của vi sinh vật gây bệnh và điều kiện sống không thuận lợi. Vi sinh vật gây bệnh có thể là nấm, vi khuẩn, vi rút.

3. Một số dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hại

    – Khi cây bị sâu, bệnh phá hại, thường có những biến đổi về màu sắc, hình thái.

Câu 1: Vòng đời của côn trùng có kiểu biến thái hoàn toàn phải trải qua mấy giai đoạn?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: C

Giải thích : (Vòng đời của côn trùng có kiểu biến thái hoàn toàn phải trải qua 4 giai đoạn: Trứng – Sâu non – Nhộng – Sâu trưởng thành – Hình 18, SGK trang 28)

Câu 2: Côn trùng gây hại có kiểu biến thái hoàn toàn, ở giai đoạn nào chúng phá hại mạnh nhất?

A. Sâu non

B. Sâu trưởng thành

C. Nhộng

D. Trứng

Đáp án: A

Giải thích : (Côn trùng gây hại có kiểu biến thái hoàn toàn, ở giai đoạn sâu non chúng phá hại mạnh nhất – SGK trang 28)

Câu 3: Bộ phận cây trồng bị thối không do nguyên nhân nào?

A. Nhiệt độ cao

B. Vi rút

C. Nấm

D. Vi khuẩn

Đáp án: A

Giải thích : (Bộ phận cây trồng bị thối do nguyên nhân: vi khuẩn, vi rút, nấm – SGK trang 29)

Câu 4: Côn trùng có mấy kiểu biến thái?

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Đáp án: C

Giải thích : (Côn trùng có mấy 2 kiểu biến thái: hoàn toàn và không hoàn toàn – SGK trang 28)

Câu 5: Khi bị sâu, bệnh, cây trồng có biểu hiện thế nào?

A. Sinh trưởng và phát triển giảm

B. Tốc độ sinh trưởng tăng

C. Chất lượng nông sản không thay đổi

D. Tăng năng suất cây trồng

Đáp án: A

Giải thích : (Khi bị sâu, bệnh, cây trồng có biểu hiện sinh trưởng và phát triển giảm – SGK trang 28)

Câu 6: Cơ thể côn trùng chia làm mấy phần?

A. 6

B. 5

C. 4

D. 3

Đáp án: D

Giải thích : (Cơ thể côn trùng chia làm 3 phần: đầu, ngực, bụng – SGK trang 28)

Câu 7: Côn trùng gây hại có kiểu biến thái không hoàn toàn, ở giai đoạn nào chúng phá hại mạnh nhất?

A. Sâu non

B. Sâu trưởng thành

C. Nhộng

D. Trứng

Đáp án: B

Giải thích : (Côn trùng gây hại có kiểu biến thái không hoàn toàn, ở giai đoạn sâu trưởng thành chúng phá hại mạnh nhất – SGK trang 28)

Câu 8: Bệnh cây là trạng thái không bình thường của cây do?

A. Vi sinh vật gây hại.

B. Điều kiện sống bất lợi.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Đáp án: C

Giải thích : (Bệnh cây là trạng thái không bình thường của cây do vi sinh vật gây hại hoặc điều kiện sống bất lợi gây nên – Ghi nhớ, SGK trang 30)

Câu 9: Trong các hình thái của biến thái không hoàn toàn không có hình thái nào dưới đây?

A. Sâu non

B. Nhộng

C. Sâu trưởng thành

D. Trứng

Đáp án: B

Giải thích : (Trong các hình thái của biến thái không hoàn toàn không có hình thái: Nhộng – Hình 19, SGK trang 28)

Câu 10: Dấu hiệu nào không phải là dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hoại:

A. Cành bị gãy.

B. Cây, củ bị thối.

C. Quả bị chảy nhựa.

D. Quả to hơn.

Đáp án: D

Giải thích : (Dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hoại như: Cành bị gãy, cây, củ bị thối, quả bị chảy nhựa – Hình 20, SGK trang 29)

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1112

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống