Chương 1: Đại cương về kĩ thuật trồng trọt

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

(trang 30 sgk Công nghệ 7): Tại sao phải lấy nguyên tắc phòng là chính để phòng trừ sâu bệnh hại?

Trả lời:

Vì phòng bệnh ít tốn công, cây sinh trưởng tốt, sâu bệnh ít, giá thành thấp.

(trang 30 sgk Công nghệ 7): Em hãy ghi ào vở bài tập tác dụng phòng trừ sâu, bệnh hại của biện pháp canh tác và sử dụng giống cây chống sâu, bệnh theo mẫu bảng sau:

Biện pháp phòng trừ Tác dụng phòng trừ sâu, bệnh hại
– Vệ sinh đồng ruộng.
– Làm đất.
– Gieo trồng đúng thời vụ.
– Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí.
– Luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích.
– Sử dụng giống chống sâu, bệnh

Trả lời:

Biện pháp phòng trừ Tác dụng phòng trừ sâu, bệnh hại
– Vệ sinh đồng ruộng. – Diệt trừ mầm mống sâu bệnh.
– Làm đất. – Diệt trừ mầm mống sâu bệnh.
– Gieo trồng đúng thời vụ. – Tránh thời kỳ sâu, bệnh phát sinh mạnh.
– Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí. – Tăng cường sức chống chịu cho cây.
– Luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích. – Thay đổi điều kiện sống và nguồn thức ăn của sâu bệnh.
– Sử dụng giống chống sâu, bệnh – Hạn chế sâu bệnh.

Tham khảo bài 13 Công nghệ 7:

(trang 31 sgk Công nghệ 7): Em hãy nêu ưu, nhược điểm của biện pháp thủ công phòng trừ sâu, bệnh.

Trả lời:

– Ưu điểm: Đơn giản dễ thực hiện, có hiệu quả khi sâu bệnh mới phát sinh.

– Nhược điểm: Hiệu quả thấp, tốn công.

Tham khảo bài 13 Công nghệ 7:

(trang 32 sgk Công nghệ 7): Quan sát hình 23, em hãy cho biết thuốc hóa học được sử dụng trừ sâu bệnh bằng những cách nào?

Trả lời:

Các cách sử dụng trừ sâu bệnh bằng thuốc hóa học:

– 23a : phun thuốc.

– 23b : rắc thuốc vào đất.

– 23c : trộn thuốc vào hạt giống.

Tham khảo bài 13 Công nghệ 7:

Câu 1 trang 33 sgk Công nghệ 7: Em hãy nêu những nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại?

Lời giải:

Phòng trừ sâu, bệnh hại phải đảm bảo các nguyên tắc: Phòng bệnh là chính, trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để, cần phải sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ để nâng cao khả năng phòng trừ sâu bệnh.

Tham khảo bài 13 Công nghệ 7:

Câu 2 trang 33 sgk Công nghệ 7: Sử dụng thuốc hóa học trừ sâu, bệnh hại bằng cách nào? Cần đảm bảo các yêu cầu gì?

Lời giải:

– Sử dụng thuốc hóa học trừ sâu bệnh hại có ba cách:

       + Phun thuốc.

       + Rắc thuốc vào đất.

       + Trộn thuốc vào hạt giống.

– Cần đảm bảo các yêu cầu sau:

       + Sử dụng đúng loại thuốc, nồng độ và liều lượng.

       + Phun đúng kĩ thuật (đảm bảo thời gian cách li đúng quy định, phun đều, không phun ngược chiều gió, lúc mưa,…).

Tham khảo bài 13 Công nghệ 7:

Câu 3 trang 33 sgk Công nghệ 7: Ở địa phương em đã thực hiện phòng trừ sâu bệnh hại bằng biện pháp nào?

Lời giải:

– Tùy vào từng địa phương có thể sử dụng những biện pháp phòng chống sâu bệnh hại khác nhau. Thường thì biện pháp hóa học được sử dụng nhiều nhất.

– Ở địa phương em đã dùng các biện pháp:

       + Biện pháp hóa học.

       + Biện pháp sinh học.

       + Biện pháp thủ công.

Tham khảo bài 13 Công nghệ 7:

Câu 4 trang 33 sgk Công nghệ 7: Hãy nêu những biện pháp phòng chống trừ sâu, bệnh hại. Ưu, nhược điểm của từng biện pháp.

Lời giải:

– Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại

       + Ưu điểm: Dễ thực hiện, hiệu quả lâu dài.

       + Nhược điểm: Hiệu quả thấp khi sâu phát triển mạnh.

– Biện pháp thủ công:

       + Ưu điểm: Đơn giản dễ thực hiện, có hiệu quả khi sâu bệnh mới phát sinh.

       + Nhược điểm: Hiệu quả thấp, tốn công, khi sâu bệnh quá nhiều thì không thể sử dụng.

– Biện pháp hóa học:

       + Ưu điểm: Diệt sâu bệnh nhanh, ít tốn công.

       + Nhược điểm: Gây độc cho người, cây trồng, gia súc, ô nhiễm môi trường, giết chết các vi sinh vật khác trong ruộng, con người khi ăn phải thực phẩm sử dụng quá nhiều chất hóa học có thể bị ngộ độc nghiêm trọng.

– Biện pháp sinh học:

       + Ưu điểm: Hiệu quả cao không gây ô nhiễm.

       + Nhược điểm: Không áp dụng được cho toàn bộ các loài sâu bệnh.

– Biện pháp kiểm dịch thực vật:

       + Ưu điểm: Ngăn chặn được sự lây lan của sâu bệnh nguy hiểm.

       + Nhược điểm: Không ngăn chặn được những sâu bệnh đã phổ biến, thực chất chỉ ngăn được sự lây lan của những bệnh mới.

Tham khảo bài 13 Công nghệ 7:

A. Lý thuyết

I. Nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại

Khi tiến hành phòng trừ sâu, bệnh phải đảm bảo những nguyên tắc sau:

    – Phòng là chính.

    – Trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để.

    – Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.

Tại sao lại lấy nguyên tắc phòng là chính để phòng trừ sâu, bệnh hại?

Tại vì nếu để cây trồng, thực vật bị nhiễm sâu bệnh thì sẽ bị tổn hại vĩnh viễn làm giảm năng suất, giảm tính thẩm mĩ. Do đó cần phòng hơn là chữa.

II. Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại

1. Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại.

Biện pháp phòng trừ Tác dụng phòng trừ sâu, bệnh hại
– Vệ sinh đồng ruộng – Dọn sạch cỏ dại, tiêu hủy tàn dư thực vật
– Làm đất – Diệt cỏ dại, mầm mống sâu bệnh
– Gieo trồng đúng thời vụ – Tính chống chịu với sâu bệnh
– Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí – Giúp cây trồng khoẻ mạnh
– Luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích – Trừ được sâu bệnh sớm
– Sử dụng giống chống sâu, bệnh – Thiên địch khắc chế sâu, bệnh

2. Biện pháp thủ công

Dùng tay bắt sâu hay ngắt bỏ những cành, lá bị bệnh. Ngoài ra còn dùng vợt, bẫy đèn, bả độc để diệt sâu bệnh.

3. Biện pháp hoá học

Ưu nhược điểm của việc sử dụng thuốc hoá học để trừ sâu bệnh:

    – Ưu điểm: diệt sâu, bệnh nhanh, ít tốn công.

    – Nhược điểm: gây độc cho người dùng, cây trồng, vật nuôi, ô nhiễm môi trường, giết chết các sinh vật khác.

Cần đảm bảo các yêu cầu:

    – Sử dụng đúng loại, đúng liều.

    – Phun đúng kĩ thuật: thời gian cách li, phun đều, không phun ngược chiều gió, …

Lưu ý: thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về an toàn lao động (đeo khẩu trang, đi găng tay, giày, ủng, …).

4. Biện pháp sinh học

    – Sử dụng

       + Ưu điểm: hiệu quả cao, không ô nhiễm môi trường.

       + Nhược điểm: tốn công sức.

5. Biện pháp kiểm dịch thực vật:

    – Sử dụng hệ thống các biện pháp kiểm tra, xử lí những sản phẩm nông, lâm nghiệp khi xuất, nhập khẩu hoặc vận chuyển từ vùng này sang vùng khác nhằm ngăn chặn sự lây lan của sâu, bệnh.

Câu 1: Biện pháp nào được coi là biện pháp cơ sở để phòng và trừ sâu, bệnh hại?

A. Biện pháp canh tác

B. Biện pháp thủ công

C. Biện pháp hóa học

D. Biện pháp sinh học

Đáp án: A

Giải thích : (Biện pháp canh tác được coi là biện pháp cơ sở để phòng và trừ sâu, bệnh hại – SGK trang 33)

Câu 2: Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất là:

A. Biện pháp canh tác

B. Biện pháp thủ công

C. Biện pháp hóa học

D. Biện pháp sinh học

Đáp án: C

Giải thích : (Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất là biện pháp hóa học – SGK trang 31)

Câu 3: Chọn câu sai khi nói về biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại:

A. Phơi đất ải là biện pháp phòng trừ sâu bệnh

B. Tháo nước cho ngập cây trồng là biện pháp phòng trừ sâu bệnh

C. Dùng thuốc hóa học phun liên tục là biện pháp tốt nhất phòng trừ sâu bệnh có hại cây trồng

D. Phát triển những động vật ăn thịt hay ký sinh trên trứng hay sâu non của sâu hại là biện pháp phòng trừ sâu hại cây trồng có hiệu quả.

Đáp án: C

Giải thích : (Dùng thuốc hóa học phải đảm bảo thời gian cách li và quy trình kĩ thuật – SGK trang 32)

Câu 4: Trong các biện pháp sau đây, biện pháp nào phòng trừ có hiệu quả cao và không gây ô nhiễm môi trường?

A. Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh

B. Biện pháp thủ công

C. Biện pháp hóa học

D. Biện pháp sinh học

Đáp án: D

Giải thích : (Biện pháp nào phòng trừ có hiệu quả cao và không gây ô nhiễm môi trường là: Biện pháp sinh học – SGK trang 32)

Câu 5: Nội dung của biện pháp canh tác là?

A. Sử dụng thuốc hóa học để diệt sâu, bệnh

B. Dùng vợt, bẫy đèn, bả độc để diệt sâu hại

C. Làm đất, vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng

D. Dùng sinh vật để diệt sâu hại

Đáp án: C

Giải thích : (Nội dung của biện pháp canh tác là: Làm đất, vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng – SGK trang 31)

Câu 6: Nhược điểm của biện pháp hóa học là:

A. Khó thực hiện, tốn tiền…

B. Gây độc cho người, ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái

C. Hiệu quả chậm, tốn nhiều công sức tiền của

D. Ít tác dụng khi sâu,bệnh đã phát triển thành dịch

Đáp án: B

Giải thích : (Nhược điểm của biện pháp hóa học là: Gây độc cho người, ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái – SGK trang 31)

Câu 7: Ưu điểm của biện pháp sinh học là:

A. Rẻ tiền, chi phí đầu tư ít

B. Hiệu quả cao, không gây ô nhiễm môi trường

C. Hiệu quả cao, gây ô nhiễm môi trường

D. Tất cả ý trên đều đúng

Đáp án: B

Giải thích : (Ưu điểm của biện pháp sinh học là: Hiệu quả cao, không gây ô nhiễm môi trường – SGK trang 32)

Câu 8: Muốn phòng, trừ sâu, bệnh đạt hiệu quả cao phải:

A. Sử dụng biện pháp hóa học

B. Sử dụng biện pháp sinh học

C. Sử dụng biện pháp canh tác

D. Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.

Đáp án: D

Giải thích : (Muốn phòng, trừ sâu, bệnh đạt hiệu quả cao phải sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ một cách hợp lý – SGK trang 33)

Câu 9: Dùng tay bắt sâu hay ngắt bỏ cành, lá bị bệnh thuộc loại biên pháp gì?

A. Biện pháp hóa học

B. Biện pháp sinh học

C. Biện pháp canh tác

D. Biện pháp thủ công

Đáp án: D

Giải thích : (Dùng tay bắt sâu hay ngắt bỏ cành, lá bị bệnh thuộc loại biện pháp thủ công – SGK trang 31)

Câu 10: Có bao nhiêu biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại?

A. 5

B. 4

C. 6

D. 3

Đáp án: A

Giải thích : (Có 5 biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại:

– Biện pháp canh tác

– Biện pháp thủ công

– Biện pháp hóa học

– Biện pháp sinh học

– Biện pháp kiểm dịch thực vật – SGK trang 30,31,32)

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1076

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống